Nữ giáo sư người Việt được bầu vào Viện Hàn lâm Kỹ thuật Quốc gia Mỹ

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
GS. Nguyễn Thục Quyên vừa được bầu vào Viện Hàn lâm Kỹ thuật Quốc gia Mỹ (NAE), đây là công nhận danh dự cao nhất trên thế giới dành cho chuyên gia trong lĩnh vực kỹ thuật.
GS. Nguyễn Thục Quyên vừa được bầu vào Viện Hàn lâm Kỹ thuật Quốc gia Mỹ (NAE). Ảnh: VinFuture

GS. Nguyễn Thục Quyên vừa được bầu vào Viện Hàn lâm Kỹ thuật Quốc gia Mỹ (NAE). Ảnh: VinFuture

Viện Hàn lâm Kỹ thuật Quốc gia Mỹ vừa thông báo kết nạp thêm 124 thành viên (bao gồm 106 nhà khoa học người Mỹ và 18 nhà khoa học quốc tế), nâng tổng số viện sĩ hiện tại của cơ quan này lên 2.420 người Mỹ và 319 người nước ngoài.

Trong số này có GS. Nguyễn Thục Quyên là người Việt, đang giảng dạy tại khoa Hóa và Hóa sinh tại Đại học California, Santa Barbara (UCSB) Mỹ, bà cũng đảm nhiệm vai trò là đồng Chủ tịch Hội đồng sơ khảo Giải thưởng VinFuture.

Kết quả bầu chọn dựa trên những đóng góp xuất sắc cũng như các thành tựu liên tục nổi bật của các tân viện sĩ trong nghiên cứu và giảng dạy ở lĩnh vực kỹ thuật.

Đồng thời đánh giá cao vai trò tiên phong của các tân viện sĩ trong việc phát triển những lĩnh vực công nghệ mới, tạo ra sự phát triển vượt bậc ở những ngành kỹ thuật truyền thống hoặc mang đến những cách tiếp cận đột phá trong việc giảng dạy ngành kỹ thuật.

GS Nguyễn Thục Quyên được lựa chọn nhờ những đóng góp đi đầu trong vai trò lãnh đạo cho cộng đồng khoa học, giáo dục và nghiên cứu về các thiết bị điện tử hữu cơ như quang điện, pin mặt trời hữu cơ và các ứng dụng phân tử hữu cơ, tiết kiệm năng lượng. Trong số hơn 106 nhà khoa học Mỹ được chọn, chỉ có khoảng 25-26 phụ nữ có trong danh sách này.

Cùng đó, Tiến sĩ Xuedong Huang (thành viên Hội đồng Giải thưởng VinFuture), được bầu làm tân viện sĩ của Viện Hàn lâm Kỹ thuật Quốc gia Mỹ do những đóng góp vượt bậc trong việc phát triển các sản phẩm, công nghệ ngôn ngữ và lời nói, bao gồm phát triển các hệ thống thông minh trên nền tảng đám mây.

Tiến sĩ Xuedong Huang, thành viên Hội đồng Giải thưởng VinFuture. Ảnh: VinFuture

Tiến sĩ Xuedong Huang, thành viên Hội đồng Giải thưởng VinFuture. Ảnh: VinFuture

Tiến sĩ Xuedong chia sẻ, Hội đồng Giải thưởng VinFuture và Viện Hàn lâm Kỹ thuật Quốc gia Mỹ có quan điểm tương đồng trong việc vận dụng khoa học công nghệ để nâng cao chất lượng cuộc sống nhân loại.

Ông mong muốn được chung tay cùng các chuyên gia tầm cỡ thế giới, để thúc đẩy hơn nữa tác động của khoa học và công nghệ với xã hội.

Việc trở thành thành viên của Viện Hàn lâm Kỹ thuật Quốc gia Mỹ là một trong những danh hiệu đắt giá và cao quý dành cho các nhà khoa học.

Để được bầu chọn, các thành viên phải là người có tầm lãnh đạo và đóng góp xuất sắc trong nghiên cứu, ứng dụng, đồng thời đi tiên phong trong các lĩnh vực công nghệ mới và đang phát triển, giúp tạo ra những tiến bộ lớn trong các lĩnh vực truyền thống về kỹ thuật hoặc có cách tiếp cận đổi mới sáng tạo trong giáo dục khoa học.

Quá trình xét duyệt sẽ kéo dài một năm, trong đó phiên bỏ phiếu cuối cùng diễn ra vào tháng 1.2023.

Có thể bạn quan tâm

Dạy thêm trái quy định bị xử lý thế nào?

Dạy thêm trái quy định bị xử lý thế nào?

Luật sư Đặng Văn Cường, Trưởng văn phòng Luật sư Chính pháp (Hà Nội) cho rằng, khi đã có quy định về các trường hợp “cấm” dạy thêm học thêm, nếu giáo viên vi phạm sẽ phải chịu hình thức kỷ luật từ khiển trách, cảnh cáo và buộc thôi việc.

Học sinh Trường THPT chuyên Hùng Vương được xét tuyển thẳng vào Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh năm 2025

Học sinh Trường THPT chuyên Hùng Vương được xét tuyển thẳng vào Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh năm 2025

(GLO)- Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh vừa công bố thông tin sẽ dành 15% chỉ tiêu để xét tuyển thẳng năm 2025, trong đó ưu tiên tuyển học sinh thuộc 149 trường THPT trên cả nước bằng điểm học bạ. Tỉnh Gia Lai có Trường THPT chuyên Hùng Vương nằm trong danh sách ưu tiên này.

Giáo viên 'nháo nhào' đăng ký dạy thêm

Giáo viên 'nháo nhào' đăng ký dạy thêm

Hôm nay (14/2), Thông tư 29 của Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định về dạy thêm, học thêm có hiệu lực. Trước giờ “G”, do chưa thể đăng ký kinh doanh cũng như chưa tìm được trung tâm “bảo trợ”, nhiều giáo viên đã tạm ngưng dạy hoặc dạy online để tìm cách thích ứng.

Làm thế nào để không chọn nhầm nghề?

Làm thế nào để không chọn nhầm nghề?

(GLO)- Khoảng thời gian đầu năm là lúc các trường đại học, cao đẳng trên cả nước đồng loạt đưa ra phương thức xét tuyển đầu vào đối với học sinh tốt nghiệp THPT. Các em học sinh lớp 12 sẽ đưa ra lựa chọn nghề nghiệp cho tương lai. Điều quan tâm lúc này là làm thế nào để không chọn nhầm nghề?

Nam sinh lớp 8 lan tỏa đam mê tiếng Anh đến trẻ em yếu thế

Nam sinh lớp 8 lan tỏa đam mê tiếng Anh đến trẻ em yếu thế

(GLO)- Hành trình dạy tiếng Anh cho trẻ em yếu thế của nam sinh Nguyễn Viết Minh-Lớp 8.1, Trường THCS Lý Tự Trọng (phường Thắng Lợi, TP. Pleiku) thời gian qua đã truyền cảm hứng mạnh mẽ đến cộng đồng. Bằng việc làm này, em đã biến tình yêu Anh ngữ của mình trở nên thiết thực, đầy ý nghĩa.