Nông thôn mới trên biên giới Gia Lai

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
(GLO)- Hơn 3 năm thực hiện Chỉ thị số 12-CT/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Gia Lai về xây dựng làng nông thôn mới (NTM) trong đồng bào dân tộc thiểu số đã kiến tạo nên diện mạo miền biên viễn rực rỡ những gam màu tươi sáng.
Đã hơn 2 năm trôi qua nhưng người dân làng Sơn (xã Ia Nan, huyện Đức Cơ) không quên ngày đón nhận danh hiệu làng NTM. Đó là dấu ấn minh chứng cho những nỗ lực của cấp ủy, chính quyền và người dân ở miền biên viễn đầy khó khăn với xuất phát điểm 5/19 tiêu chí NTM.
Già làng Siu Bình chia sẻ: “Xây dựng NTM là để con cháu có ngôi trường khang trang, có sân bóng đá, những con đường bê tông sạch sẽ... Làm cho làng mình đẹp cũng chính là góp phần xây dựng biên giới trù phú, đẹp giàu”.
Những suy nghĩ tưởng chừng như đơn giản ấy nhưng hàm chứa quyết tâm của những người dân vùng biên. Cũng chính vì thế mà người dân làng Sơn tự nguyện hiến hàng trăm mét vuông đất, đóng góp 200 triệu đồng cùng hàng trăm ngày công để chung sức xây dựng NTM. Đến cuối năm 2018, làng Sơn trở thành làng NTM đầu tiên trên tuyến biên giới của tỉnh.
Từ làng Sơn, đến nay, xã Ia Nan có thêm 3 làng đạt chuẩn NTM. Và như một hình ảnh lan tỏa, đến nay, trên địa bàn các xã biên giới gồm: Ia O, Ia Chía (huyện Ia Grai), Ia Dom, Ia Nan (huyện Đức Cơ) đã có tới 17 làng đồng bào dân tộc thiểu số đạt chuẩn NTM.
Xã Ia Chía có 10 làng thì có 5 làng đạt chuẩn NTM. Ông Rơ Châm Hí-già làng Kom Ngo-cho biết: “Làng có 221 hộ với hơn 1.000 khẩu, tỷ lệ hộ nghèo chiếm  4,1%. Nếu như năm 2016, thu nhập bình quân chỉ hơn 16 triệu đồng/người thì nay tăng lên hơn 41 triệu đồng. Thông qua chương trình xây dựng NTM, cơ sở vật chất được đầu tư đồng bộ, người dân không trông chờ ỷ lại vào sự hỗ trợ của Nhà nước”.
Người dân làng Mook Trêl (xã Ia Dom, huyện Đức Cơ) đóng góp gần 100 triệu đồng để làm đường bê tông. Ảnh: Vĩnh Hoàng
Người dân làng Mook Trêl (xã Ia Dom, huyện Đức Cơ) đóng góp gần 100 triệu đồng để làm đường bê tông. Ảnh: Vĩnh Hoàng
Tương tự, làng Mook Trêl (xã Ia Dom, huyện Đức Cơ) đã có nhiều đổi thay. Trưởng thôn Ksor Bia chia sẻ: “Dân làng luôn cố gắng vượt khó để xây dựng NTM. Bên cạnh sự hỗ trợ của Nhà nước, người dân tự giác đóng góp kinh phí và ngày công để làm đường liên thôn, đường ra khu sản xuất. Cùng với đó, điểm trường mầm non được đầu tư xây dựng. Thu nhập bình quân đầu người đạt 41,1 triệu đồng/năm”.
Theo thống kê, để xây dựng 17 làng NTM trong đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn các xã biên giới, người dân đã đóng góp hơn 3 tỷ đồng và hàng ngàn ngày công.
Trao đổi với P.V, ông Nguyễn Ngọc Phận-Phó Chủ tịch UBND huyện Đức Cơ-cho biết: Chương trình xây dựng NTM chỉ có điểm khởi đầu mà không có điểm kết thúc. Bởi mục tiêu quan trọng của chương trình là nâng cao đời sống của người dân, giải quyết việc làm và xây dựng cơ sở hạ tầng hoàn thiện trên tuyến biên giới. Để duy trì và nâng cao chất lượng làng NTM đòi hỏi sự nỗ lực không ngừng của cấp ủy, chính quyền địa phương và toàn thể người dân. 
THIÊN THANH

Có thể bạn quan tâm

Đảng bộ Đồn Biên phòng Ia Púch nâng cao năng lực lãnh đạo toàn diện

Đảng bộ Đồn Biên phòng Ia Púch nâng cao năng lực lãnh đạo toàn diện

(GLO)- Nhờ triển khai thực hiện nghiêm nghị quyết của Đảng ủy Bộ đội Biên phòng tỉnh Gia Lai và nhiệm vụ chính trị của đơn vị, thời gian qua, Đảng bộ Đồn Biên phòng Ia Púch (huyện Chư Prông) đã đạt được những thành tích nổi bật và khẳng định năng lực lãnh đạo toàn diện trên các mặt công tác.

Ia Sao tập trung nguồn lực giảm nghèo bền vững

Ia Sao tập trung nguồn lực giảm nghèo bền vững

(GLO)- Với mục tiêu giảm nghèo bền vững, xã Ia Sao (thị xã Ayun Pa, tỉnh Gia Lai) đã tập trung nguồn lực hỗ trợ sinh kế, nhà ở và tạo việc làm cho người nghèo, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống, đảm bảo hài hòa giữa phát triển kinh tế với an sinh xã hội.

Phú Thiện quyết tâm về đích nông thôn mới vào năm 2025

Phú Thiện quyết tâm về đích nông thôn mới vào năm 2025

(GLO)- Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện Phú Thiện (tỉnh Gia Lai) lần thứ XIX (nhiệm kỳ 2020-2025) đặt mục tiêu phấn đấu đến năm 2025 trở thành huyện nông thôn mới. Trên cơ sở mục tiêu đề ra, huyện đã huy động mọi nguồn lực xây dựng nông thôn mới và đạt được những kết quả khả quan.

Chư Păh quan tâm tạo sinh kế cho hộ nghèo

Chư Păh quan tâm tạo sinh kế cho hộ nghèo

(GLO)- Nhằm triển khai có hiệu quả Tiểu dự án 1-Dự án 3 về hỗ trợ phát triển sản xuất trong lĩnh vực nông nghiệp thuộc Chương trình MTQG gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025, huyện Chư Păh đã thành lập các tổ cộng đồng theo dõi, giám sát, hướng dẫn và hỗ trợ sinh kế cho hộ nghèo, cận nghèo.

“Điểm tựa” của làng Ngo Le

“Điểm tựa” của làng Ngo Le

(GLO)- Chòm râu dài, ánh mắt sáng, dáng người khỏe khoắn, nhanh nhẹn là ấn tượng của chúng tôi khi gặp già làng Rơ Lan Vọng, người được xem là “điểm tựa” của làng Ngo Le (xã Ia Krêl, huyện Đức Cơ, tỉnh Gia Lai). 

Ảnh: Mai Ka

Nghề nuôi ong ở Chư Nghé

(GLO)- Đó là chuyện của mấy chục năm về trước ở thị tứ Chư Nghé, xã Ia Krái, huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai. Anh Trần Văn Huynh-một người bạn của tôi-kể: Năm 1995, anh rời Hà Nam vào Ia Grai lập nghiệp.

Trung tâm huyện Đức Cơ nhìn từ trên cao. Ảnh: Vĩnh Hoàng

Ký ức vùng biên

(GLO)- Mới đó mà đã hơn 20 năm kể từ ngày tôi về nhận công tác tại Huyện Đoàn Đức Cơ. Ngày ấy, tôi quyết định rời xa phố xá đông vui để lên làm việc tại vùng biên giới xa xôi trước sự ngạc nhiên của bè bạn. Chuyến đi mang theo hoài bão lớn lao với khát vọng của một thanh niên đang căng tràn sức trẻ.