Nông hội: Ngôi nhà chung của nông dân

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Tại Gia Lai, nhiều nông hội đã được thành lập nhằm giúp nông dân có thêm cơ hội được hỗ trợ, trao đổi kinh nghiệm, kỹ thuật sản xuất nông nghiệp. Qua thực tế hoạt động, các nông hội đã chứng minh hiệu quả trong việc thúc đẩy liên kết sản xuất và tiêu thụ nông sản, tạo tiền đề phát triển nông nghiệp chất lượng cao.
 

Liên kết theo nguyên tắc “3 không, 3 tự, 3 cùng”

Ông Nguyễn Danh Xuân-Trưởng phòng Dân vận các cơ quan nhà nước, dân tộc và tôn giáo (Ban Dân vận Tỉnh ủy) cho biết: Cuối năm 2019, Ban Thường vụ Tỉnh ủy chỉ đạo triển khai mô hình nông hội trên địa bàn tỉnh. Ban Dân vận Tỉnh ủy là cơ quan chủ trì tham mưu, hướng dẫn các địa phương, cơ quan, đơn vị xây dựng nông hội, qua đó hỗ trợ hộ nông dân phát triển kinh tế.

Các nông hội hoạt động theo nguyên tắc “3 không, 3 tự, 3 cùng” (không bộ máy, không kinh phí, không cơ sở vật chất; tự nguyện, tự quản, tự quyết định công việc; cùng nghĩ, cùng làm, cùng hưởng). Ban chủ nhiệm nông hội phối hợp với chính quyền địa phương, kết nối các nhà khoa học để hướng dẫn nông dân về kỹ thuật sản xuất nông nghiệp nhằm tăng năng suất, chất lượng sản phẩm. Bên cạnh đó, tìm kiếm, liên kết với các doanh nghiệp trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm; hỗ trợ nông dân vay vốn phát triển sản xuất...

Nhờ tham gia mô hình liên kết nông hội, anh Nguyễn Văn Quý (thôn Linh Nham, xã Đak Djrăng, huyện Mang Yang) có thu nhập ổn định với hơn 350 triệu đồngnăm
Nhờ tham gia mô hình liên kết nông hội, anh Nguyễn Văn Quý (thôn Linh Nham, xã Đak Djrăng, huyện Mang Yang) có thu nhập ổn định hơn 350 triệu đồng/năm. Ảnh: Ngọc Thu


Cuối năm 2019, Hội Nông dân xã Đak Djrăng (huyện Mang Yang) đã đứng ra thành lập Nông hội chăn nuôi với 24 hội viên. Qua thời gian hoạt động, Nông hội đã phát huy hiệu quả, đem lại nhiều lợi ích cho hội viên. Bằng kinh nghiệm của bản thân cộng với kỹ thuật chăn nuôi học hỏi được từ các chuyên gia, anh Nguyễn Văn Quý (thôn Linh Nham) đã quản lý, chăm sóc đàn dê gần 200 con theo quy trình chặt chẽ, giúp dê sinh trưởng, phát triển tốt. Mỗi năm, trừ chi phí, anh thu nhập hơn 350 triệu đồng từ đàn dê, cao gấp 3 lần so với trồng hồ tiêu. 

Không chỉ bán dê thương phẩm, anh Quý còn cung cấp dê giống cho 20 hộ trong vùng và liên kết đảm bảo đầu ra cho các hộ này. “Khi tham gia Nông hội, các thành viên có cơ hội chia sẻ kỹ thuật chăm sóc dê, cùng bán dê 1 đợt để giá cả ổn định, không bị thương lái ép giá”-anh Quý cho biết.

Tại thôn Thống Nhất (xã Ia Peng, huyện Phú Thiện), cuối năm 2019, Nông hội Tâm Ngư cũng được thành lập. Ông Nguyễn Văn Tỵ chia sẻ: “Nông hội Tâm Ngư gồm 21 hộ nuôi cá thương phẩm tự nguyện tham gia, cùng nhau đóng quỹ để hỗ trợ nhau; chia sẻ kinh nghiệm khử trùng nước, ứng dụng khoa học kỹ thuật vào chăn nuôi cá trắm, cá chép thương phẩm cho năng suất cao. Vì vậy, thay vì nuôi cá từ năm này sang năm khác mới được thu hoạch, chúng tôi giờ nuôi cá chỉ 7 tháng là cho thu hoạch, năng suất đạt 4 tấn/sào, chất lượng cá và giá bán cũng cao hơn”.

Sau hơn nửa năm triển khai xây dựng mô hình nông hội, toàn tỉnh đã thành lập được 41 nông hội tại 17/17 huyện, thị xã, thành phố với 1.398 hội viên, trong đó có 500 hội viên là người dân tộc thiểu số. Các nông hội chủ yếu là liên kết sản xuất nông nghiệp (trồng rau, hoa, cây ăn quả); chuyên canh lúa, chăn nuôi (cá, dê, thỏ, bò, dúi); làm nghề truyền thống (dệt thổ cẩm, làm rượu ghè từ men rễ cây); trồng, sơ chế cà phê sạch; chuyên canh cây công nghiệp ngắn ngày (mì, mía)... Nông hội đã phát huy vai trò tập hợp, vận động nông dân ứng dụng có hiệu quả các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, tạo môi trường và điều kiện để người dân trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm và phát huy tinh thần đoàn kết, tự chủ.

Nhiều khó khăn cần tháo gỡ

Bên cạnh những kết quả đạt được, việc triển khai mô hình nông hội cũng gặp không ít khó khăn. Ông Phạm Nhuần-Phó Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh-cho biết: “Công tác tuyên truyền, vận động, hỗ trợ của các địa phương còn hạn chế nên một số nông dân chưa tự giác, tích cực tham gia nông hội. Đối với các buổi sinh hoạt của nông hội, do năng lực của Ban chủ nhiệm còn hạn chế nên việc định hướng nội dung, chương trình hoạt động thiếu cụ thể, chưa có sức lôi cuốn thành viên tham gia. Cùng với đó, các dịch vụ hỗ trợ về vốn, kỹ thuật, tiêu thụ sản phẩm cho hội viên phát triển sản xuất còn ít”.

 Các thành viên trong Nông hội Kinh tế vườn xã Ayun Hạ (huyện Phú Thiện) tham gia sinh hoạt, chia sẻ kỹ thuật trồng trọt. Ảnh: N.T
Các hội viên Nông hội Kinh tế vườn xã Ayun Hạ (huyện Phú Thiện) tham gia sinh hoạt, chia sẻ kỹ thuật trồng trọt. Ảnh: Ngọc Thu

Trao đổi với P.V, ông Nguyễn Danh Xuân thông tin: Việc xây dựng mô hình nông hội là chủ trương mới đòi hỏi sự vào cuộc cả hệ thống chính trị, sự nỗ lực của các cấp, các ngành. Đặc biệt, nông dân phải xác định mình là chủ thể của nông hội. Vì vậy, trong thời gian đến, cấp ủy, chính quyền, Mặt trận và các đoàn thể cần tiếp tục quán triệt, tạo sự chuyển biến tích cực trong nhận thức và hành động về mục đích, ý nghĩa, tầm quan trọng của việc xây dựng mô hình nông hội. Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị-xã hội cần phát huy vai trò nòng cốt trong công tác tuyên truyền, vận động đoàn viên, hội viên và nhân dân tự nguyện tham gia mô hình nông hội; tham gia tư vấn, hỗ trợ xây dựng, thành lập nông hội ở các địa phương.

Cũng theo ông Xuân, cấp ủy, chính quyền các cấp cần tích cực hỗ trợ nông hội về vốn vay ưu đãi, tập huấn ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, liên kết sản xuất và tìm kiếm thị trường tiêu thụ sản phẩm; tập trung chỉ đạo thành lập mới mô hình nông hội, nâng cao chất lượng hoạt động của các nông hội hiện có, coi đây là một trong những nhiệm vụ trọng tâm và thường xuyên gắn với chương trình xây dựng nông thôn mới.

Sau khi thành lập, các ngành liên quan cần thường xuyên gặp gỡ, trao đổi, kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc của các nông hội; quan tâm hỗ trợ các trang-thiết bị và một phần kinh phí sinh hoạt cho các nông hội (từ nguồn kinh phí thực hiện đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp của tỉnh) nhằm giúp các nông hội ngày càng phát triển bền vững.

 NGỌC THU

Có thể bạn quan tâm

Tập huấn sử dụng hệ thống quản lý văn bản iDesk

Tập huấn sử dụng hệ thống quản lý văn bản iDesk

(GLO)- Ngày 27-6, Chi cục Lâm nghiệp- Kiểm lâm (Sở Nông nghiệp và Môi trường tỉnh Gia Lai) tổ chức tập huấn sử dụng hệ thống quản lý văn bản iDesk sau sáp nhập tỉnh. Tham dự có lãnh đạo Chi cục cùng lãnh đạo các phòng chuyên môn, Hạt Kiểm lâm và 3 Đội Kiểm lâm cơ động và phòng cháy chữa cháy rừng.

Xuất khẩu gạo đạt 2,34 tỷ USD. Ảnh: Nguồn internet

Xuất khẩu gạo đạt 2,34 tỷ USD

(GLO)- Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Môi trường, trong tháng 5-2025, Việt Nam đã xuất khẩu 1,1 triệu tấn gạo, trị giá hơn 573 triệu USD. Tính chung 5 tháng đầu năm 2025, Việt Nam đã xuất khẩu 4,5 triệu tấn gạo, trị giá 2,34 tỷ USD.

Thu nhập hơn 450 triệu đồng từ trồng dứa

Thu nhập hơn 450 triệu đồng từ trồng dứa

(GLO)- Chị Phan Thị Bích Bình-Phó Hiệu trưởng Trường Mẫu giáo xã Ia Nhin (huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai) là người tiên phong đưa cây dứa mật về trồng ở vùng đất Ia Nhin mang lại thu nhập cao và tạo việc làm cho lao động địa phương.

Đòn bẩy phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Đòn bẩy phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số

(GLO)- Sau hơn 4 năm triển khai (2021-2025), Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi đã góp phần giảm nghèo bền vững và tạo động lực để các địa phương phát triển. Chương trình là đòn bẩy cho sự phát triển vùng đồng bào DTTS.

Giấc mơ của những người tha hương

Giấc mơ của những người tha hương

(GLO)- Khu vực gần Cửa khẩu Quốc tế Lệ Thanh (thuộc làng Bi, xã Ia Dom, huyện Đức Cơ) từng được ví như vùng đất “chó ăn đá, gà ăn sỏi” bởi sự hoang vắng và cằn cỗi. Ấy thế mà với những người dân miền Tây Nam Bộ tha hương, nơi đây trở thành miền đất hứa và cùng xây dựng quê hương thứ hai.

Trồng rau má mang lại thu nhập ổn định

Trồng rau má mang lại thu nhập ổn định

(GLO)- Bắt đầu với một vài bụi rau má, bà Nguyễn Thị Ánh (thôn Tân Tụ, xã Tân An, huyện Đak Pơ, tỉnh Gia Lai) đã mở rộng quy mô trồng, chăm sóc theo hướng hữu cơ, mang lại thu nhập ổn định cho gia đình cũng như tạo việc làm cho lao động địa phương.

Đầu tư thâm canh tăng năng suất, chất lượng hồ tiêu

Đầu tư thâm canh tăng năng suất, chất lượng hồ tiêu

(GLO)- Khoảng 2 năm trở lại đây, hồ tiêu tăng giá giúp bà con nông dân có lợi nhuận khá. Dù vậy, hiện nay, người dân không ồ ạt đầu tư trồng mới mà chỉ trồng dặm tại những trụ hồ tiêu bị chết và trồng xen vào vườn cà phê, cây ăn quả. Đồng thời, đầu tư thâm canh tăng năng suất, chất lượng hồ tiêu.

Gương sáng vượt khó làm giàu ở xã Uar

Gương sáng vượt khó làm giàu ở xã Uar

(GLO)- Những năm qua, phong trào “Nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững” đã lan tỏa sâu rộng tại xã Uar, huyện Krông Pa, tỉnh Gia Lai. Trong số đó, ông Lương Bích Ngọc-Hội viên Chi hội Nông dân thôn Thanh Bình là điển hình tiêu biểu.

null