Nông dân thua lỗ do khoai lang mất mùa, rớt giá

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Vụ Đông Xuân năm nay, người trồng khoai lang khu vực Đông Nam tỉnh Gia Lai điêu đứng vì không chỉ mất mùa mà giá cả cũng giảm sâu. Nhiều hộ thuê đất trồng khoai lâm vào cảnh khó khăn.

Mất mùa, mất giá

Các cánh đồng trên địa bàn huyện Phú Thiện đang bước vào cao điểm vụ thu hoạch khoai lang. Tuy nhiên, thay vì tâm lý phấn khởi như mọi năm, người trồng khoai lang đang lo lắng vì vừa mất mùa, vừa mất giá. Trong cái nắng như đổ lửa, gia đình anh Mã Văn Tới (thôn Thắng Lợi 1, xã Ia Sol) thuê hơn chục nhân công thu hoạch 1 ha khoai lang với hy vọng vớt vát được phần nào.

Năm ngoái, vợ chồng anh trồng 5 ha, thương lái mua với giá 300 triệu đồng/ha. Sau khi trừ chi phí, anh thu lợi nhuận gần 200 triệu đồng/ha. Năm nay, gia đình anh thuê thêm 3 ha tại cánh đồng xã Ia Piar trồng khoai lang với hy vọng lợi nhuận sẽ lớn hơn.

“Năm nay, do thời tiết thất thường và đất bạc màu nên ruộng khoai của gia đình chỉ đạt năng suất 17 tấn/ha, giảm hơn rất nhiều so với năm ngoái. Thêm vào đó, giá khoai lang giảm còn 6.000 đồng/kg, trong khi giá vụ trước dao động từ 11.000 đến 13.000 đồng/kg. Vụ này, gia đình tôi lỗ khoảng 200 triệu đồng”-anh Tới buồn rầu nói.

Do năng suất và giá cả giảm mạnh, người trồng khoai lang ở khu vực Đông Nam tỉnh chấp nhận thua lỗ, thu hoạch cho kịp thời vụ. Ảnh: V.C

Do năng suất và giá cả giảm mạnh, người trồng khoai lang ở khu vực Đông Nam tỉnh chấp nhận thua lỗ, thu hoạch cho kịp thời vụ. Ảnh: V.C

Ông Nguyễn Văn Trường (xã Chư A Thai, huyện Phú Thiện) cho biết: Vụ Đông Xuân 2023-2024, ông xuống giống 5 ha khoai lang tại xã Chư A Thai và xã Ia Kdăm. Trước Tết Giáp Thìn, thương lái trả giá 150 triệu đồng/ha nhưng ông không bán. Hiện 3 ha đã thu hoạch, tính bình quân chưa đến 100 triệu đồng/ha.

“Riêng tiền thuê đất đã hết 40 triệu đồng/ha, chi phí đầu tư 80 triệu đồng/ha nên gia đình cầm chắc phần lỗ. Vốn đầu tư gia đình vay ngân hàng nên tôi như ngồi trên đống lửa. Nhiều người bảo tôi chờ giá lên nhưng khoai đến ngày đến tháng thì phải thu hoạch, để lâu sợ bị sùng, hà. Tôi chấp nhận thua lỗ, thu hoạch để còn trả đất cho người ta”-ông Trường nói.

Theo anh Phạm Văn Hoàn (thương lái tỉnh Đak Lak), mỗi ngày, anh huy động 3 xe trọng tải 27 tấn/xe thu mua khoai lang tại khu vực phía Đông Nam tỉnh. So với những năm trước, củ khoai năm nay bị sùng nhiều nên anh phải nhờ người thu gom chọn lọc kỹ lưỡng.

“Đối với củ loại 1, tôi mua với giá 6.000 đồng/kg; còn củ loại 2 (củ quá to) chỉ được 3.000 đồng/kg. Hiện thị trường tiêu thụ khoai lang trong cả nước vẫn ổn định. Tuy nhiên, do diện tích tăng cao, thu hoạch ồ ạt, cung vượt cầu nên giá giảm sâu. Trong những ngày tới, khi các hộ đồng loạt thu hoạch, giá khoai sẽ còn xuống thấp hơn nữa”-anh Hoàn cho biết.

Bài học liên kết

So với những năm trước, diện tích khoai lang vụ Đông Xuân 2023-2024 tại các địa phương khu vực Đông Nam tỉnh tăng đột biến. Trong đó, thị xã Ayun Pa tăng từ 5 ha lên 32 ha; huyện Ia Pa từ 100 ha lên 324 ha; huyện Phú Thiện tăng từ 1.200 ha lên hơn 3.000 ha. Diện tích khoai lang mở rộng ồ ạt dẫn đến giá cả giảm mạnh so với vụ trước.

Ông Trần Đình Đức-Phó Trưởng phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Ia Pa-thông tin: Năm nay, diện tích khoai lang của huyện tăng hơn 300%, tập trung chủ yếu ở các xã: Ia Kdăm, Ia Trok, Ia Ma Rơn, Pờ Tó. Diện tích này chủ yếu được người dân từ nơi khác đến thuê đất trồng. Hiện khoảng 70 ha tại xã Ia Kdăm đã được thu hoạch, còn các xã khác dự kiến thu hoạch từ nửa cuối tháng 3 do xuống giống muộn.

Người trồng phải chịu 2 khoản chi phí gồm: thuê đất 30-40 triệu đồng/ha và đầu tư giống, phân bón, nhân công 80 triệu đồng/ha. Nếu mức giá và năng suất như hiện tại thì người dân không có lãi, thậm chí lỗ nặng.

Người dân đồng loạt thu hoạch, cung vượt cầu dẫn đến giá khoai lang giảm mạnh. Ảnh: Vũ Chi

Người dân đồng loạt thu hoạch, cung vượt cầu dẫn đến giá khoai lang giảm mạnh. Ảnh: Vũ Chi

Còn ông Mai Ngọc Quý-Phó Trưởng phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Phú Thiện thì nhìn nhận: 2 năm qua, việc Trung Quốc chấp nhận cho khoai lang của Việt Nam xuất khẩu chính ngạch đã khiến giá mặt hàng này tăng cao, lợi nhuận cao gấp 3-4 lần so với trồng lúa.

Đây là nguyên nhân chính khiến người dân trong huyện đổ xô trồng khoai lang trong vụ Đông Xuân 2023-2024. Khi diện tích tăng cao nhưng đầu ra không ổn định thì việc bị thương lái ép giá là tất yếu.

Lý giải về nguyên nhân năng suất khoai lang giảm, Phó Trưởng phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Phú Thiện phân tích: Nhiều người dân chưa có kinh nghiệm chăm sóc, không xử lý đất kỹ, không bón vôi, ngâm ruộng diệt côn trùng gây hại nên khoai bị sùng.

Một số hộ thấy giá xuống thấp nên không chú trọng đầu tư chăm sóc. Vừa mất mùa, mất giá, trong khi chi phí thuê đất tăng cao 4 triệu đồng/sào dẫn đến việc nhiều nông dân bị lỗ nặng.

“Trước tình hình đó, chúng tôi đề xuất UBND huyện kêu gọi Công ty cổ phần Viên Sơn (tỉnh Lâm Đồng), Hợp tác xã Nông sản an toàn Phú Thiện cùng một số doanh nghiệp tại TP. Hồ Chí Minh tăng cường thu mua khoai lang của người dân.

Hy vọng từ nay đến cuối vụ, thị trường trong nước cũng như xuất khẩu chuyển biến tích cực, giá khoai lang dần được cải thiện để giảm bớt thiệt hại cho bà con nông dân”-Phó Trưởng phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Phú Thiện thông tin.

Có thể bạn quan tâm

Cán bộ kỹ thuật hướng dẫn người dân sử dụng phân viên dúi sâu trước khi gieo sạ lúa. Ảnh: V.C

Bón phân viên dúi sâu cho cây lúa: Hiệu quả kép

(GLO)- Mặc dù mới được triển khai thí điểm song mô hình bón phân viên dúi sâu trên cây lúa tại huyện Ia Pa (tỉnh Gia Lai) đã mang lại hiệu quả kép, giúp nông dân tiết kiệm chi phí sản xuất và tăng năng suất cây trồng. Vụ Đông Xuân 2024-2025, mô hình được nhân rộng ra tất cả 9 xã trong toàn huyện.

Trứng vịt thả đồng của gia đình ông Lê Văn Bé có chất lượng thơm ngon, được người tiêu dùng đánh giá cao. Ảnh: V.C

Trứng vịt thả đồng trở thành sản phẩm OCOP

(GLO)- Tận dụng diện tích mặt nước và đất trồng lúa ở địa phương, ông Lê Văn Bé (thôn Đoàn Kết, xã Ia Mrơn, huyện Ia Pa) đã đầu tư nuôi vịt đẻ mang lại hiệu quả kinh tế cao. Đặc biệt, nhờ chăn nuôi theo hướng an toàn, sản phẩm trứng vịt Văn Bé đã đạt chứng nhận OCOP năm 2024.

Sản phẩm bò một nắng Mười Đức (huyện Krông Pa) đạt chứng nhận OCOP 3 sao. Ảnh: N.D

Chương trình OCOP: Động lực phát triển kinh tế nông thôn

(GLO)- Sau 5 năm thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), nhiều loại nông-lâm-thủy sản đặc trưng của tỉnh được đầu tư khai thác, chế biến thành sản phẩm OCOP, đáp ứng nhu cầu thị trường. Đây là động lực để thúc đẩy phát triển kinh tế nông thôn của tỉnh.

Phòng-chống cháy mía

Kbang tích cực xây dựng phương án phòng-chống cháy mía

(GLO)- Để chuẩn bị tốt thu hoạch mía niên vụ 2024-2025, phòng ngừa cháy mía gây thiệt hại cho người dân, UBND huyện Kbang đã chỉ đạo các xã, thị trấn đăng ký kế hoạch thu mua mía với Nhà máy đường An Khê, đồng thời tích cực xây dựng phương án phòng-chống cháy mía.

Đại diện xã Chư Drăng và Hạt Kiểm lâm huyện Krông Pa kiểm tra các diện tích đất rừng giao cho người dân tại xã Chư Drăng. Ảnh: Lê Nam

Krông Pa tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy đảng trong quản lý, bảo vệ và phát triển rừng

(GLO)- Qua 4 năm triển khai thực hiện Nghị quyết số 04-NQ/HU ngày 5-11-2021 của Huyện ủy Krông Pa về tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy đảng về công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn huyện đã đạt được nhiều kết quả quan trọng.

Nhiều hội viên nông hội mong muốn được tiếp cận nguồn vốn vay để phát triển sản xuất, kinh doanh. Ảnh: H.D

Tăng khả năng tiếp cận vốn cho nông hội

(GLO)- Mô hình nông hội trên địa bàn tỉnh Gia Lai đã góp phần giúp nông dân chuyển dần từ tư duy sản xuất nông nghiệp sang tư duy kinh tế nông nghiệp, đẩy mạnh ứng dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất, nâng giá trị các sản phẩm.

Đak Pơ hỗ trợ hộ nghèo phát triển chăn nuôi

Đak Pơ hỗ trợ hộ nghèo phát triển chăn nuôi

(GLO)- Thực hiện Tiểu dự án 1-Dự án 3 thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, từ năm 2022 đến nay, các xã, thị trấn của huyện Đak Pơ chủ động xây dựng dự án hỗ trợ bò lai sinh sản theo nhóm cộng đồng để giúp hộ nghèo và cận nghèo phát triển chăn nuôi.

Những triệu phú trồng mắc ca ở Sơn Lang

Những triệu phú trồng mắc ca ở Sơn Lang

(GLO)- Mắc ca là loại cây “kén” khí hậu nhưng khi trồng ở xã Sơn Lang (huyện Kbang, tỉnh Gia Lai) lại cho năng suất và chất lượng hạt vượt trội so với vùng đất khác và mang lại giá trị kinh tế cao, giúp nhiều nông dân địa phương trở thành triệu phú.