Nông dân Pờ Tó trồng mì sử dụng béc tưới tiết kiệm

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Dự án “Trồng mì theo hướng thâm canh sử dụng béc tưới tiết kiệm” do Hội Nông dân tỉnh triển khai tháng 3-2019 tại xã Pờ Tó (huyện Ia Pa, tỉnh Gia Lai) đã mang lại hiệu quả bước đầu.

Gia đình ông Nguyễn Văn Công (thôn 3) có 7 ha mì. Tuy nhiên, trước đây, năng suất mì đạt thấp vì canh tác theo phương thức lạc hậu, phụ thuộc vào “nước trời”. Tháng 3-2019, ông được Hội Nông dân tỉnh hỗ trợ vay 40 triệu đồng và tham gia dự án “Trồng mì theo hướng thâm canh sử dụng béc tưới tiết kiệm” trên diện tích 3 ha.

Ông Công cho biết: “Nhờ có nguồn nước tưới, tôi chủ động được thời gian trồng, đặc biệt, sau khi thu hoạch là trồng luôn nên rút ngắn thời gian đất để trống, giảm được nhân công làm cỏ. Bên cạnh đó, tôi cũng chủ động được việc bón phân, làm cỏ phù hợp với từng giai đoạn phát triển của cây mì. Kết quả, năng suất đạt 30-40 tấn/ha, cao hơn diện tích mì không sử dụng béc tưới 10-15 tấn”.

 Nhờ sử dụng béc tưới, diện tích mì của nông dân xã Pờ Tó (huyện Ia Pa) đạt năng suất cao. Ảnh: H.T
Nhờ sử dụng béc tưới tiết kiệm, diện tích mì của nông dân xã Pờ Tó (huyện Ia Pa) đạt năng suất cao. Ảnh: Hồng Thương


Tương tự, ông Lê Quý Công (thôn 4) cũng được Hội Nông dân tỉnh hỗ trợ vay 40 triệu đồng. Gia đình ông đầu tư thêm 10 triệu đồng để lắp đặt hệ thống béc tưới tiết kiệm nước cho 3 ha mì. Có nước tưới, ông chủ động được thời gian trồng cũng như chăm sóc, năng suất đạt 35-40 tấn/ha.

Ông Công chia sẻ: “Sử dụng béc tưới giúp chống hạn cho cây trồng rất tốt; lượng phân bón cũng không bị hao hụt do bốc hơi khi gặp nắng hạn hoặc bị rửa trôi khi gặp mưa lớn. Nhờ đó, cây mì phát triển tốt hơn. Năm ngoái, gia đình tôi thu được hơn 110 tấn củ. Sau khi trừ chi phí, tôi lãi hơn 100 triệu đồng, cao hơn so với không sử dụng béc tưới 30 triệu đồng”.

Tham gia dự án có 10 hộ, mỗi hộ được hỗ trợ vay 40 triệu đồng với lãi suất thấp để đầu tư hệ thống béc tưới; tổng diện tích mì là 63 ha. Nhờ chủ động nguồn nước tưới, việc trồng, bón phân và làm cỏ đúng thời điểm nên cây mì phát triển tốt. Năng suất mì cũng đạt cao hơn so với diện tích không sử dụng béc tưới tiết kiệm 10-25 tấn/ha.

Trao đổi với P.V, ông Nguyễn Viết Chung-Chủ tịch Hội Nông dân xã, kiêm chủ dự án-cho biết: Dự án “Trồng mì theo hướng thâm canh sử dụng béc tưới tiết kiệm” thực hiện trong 2 năm (2019-2020). Để dự án mang lại hiệu quả, ngoài hướng dẫn các hộ lắp đặt hệ thống béc tưới, chúng tôi cũng phối hợp với Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện tập huấn kỹ thuật, nhất cách phòng trừ bệnh khảm lá mì.

“Tới đây, khi hoàn thành dự án, chúng tôi sẽ tham mưu giúp Đảng ủy, UBND xã nhân rộng mô hình này để người dân áp dụng vào sản xuất nhằm nâng cao hiệu quả cũng như đảm bảo mạch nước ngầm, góp phần bảo vệ môi trường”-ông Chung cho hay.

 HỒNG THƯƠNG
 

Có thể bạn quan tâm

Năng suất và giá lúa trà sớm giảm, nông dân kém vui

Năng suất và giá lúa trà sớm giảm, nông dân kém vui

(GLO)- Hiện nay, một số vùng trọng điểm lúa nước của tỉnh Gia Lai đang thu hoạch lúa trà sớm vụ Đông Xuân 2024-2025. Tuy nhiên, một số vùng bị ảnh hưởng của thời tiết nên bước vào thu hoạch năng suất giảm. Hơn nữa, giá lúa Đông Xuân cũng giảm, nông dân thu lợi nhuận không cao so với năm trước.

Các thương hiệu cà phê của Gia Lai được trưng bày, giới thiệu tại nhiều điểm bán hàng OCOP. Ảnh: V.T

Xây dựng thương hiệu: Đòn bẩy để nông sản vươn xa

(GLO)- Xây dựng thương hiệu cho sản phẩm là một bước quan trọng trong phát triển bền vững và là đòn bẩy để nông sản vươn xa. Sự thành công trong xây dựng thương hiệu không chỉ giúp tăng giá trị cho sản phẩm mà còn góp phần vào sự phát triển bền vững của ngành nông nghiệp trong tương lai.

Người dân xã Nam Yang (huyện Đak Đoa) thu hoạch hồ tiêu. Ảnh: Vũ Thảo

Niên vụ hồ tiêu 2024-2025: Niềm vui chưa trọn

(GLO)- Thời điểm này, bà con nông dân trong tỉnh Gia Lai đang khẩn trương thu hoạch hồ tiêu niên vụ 2024-2025. Dù giá hồ tiêu đang ở mức cao nhưng do ảnh hưởng bởi thời tiết, nhất là giai đoạn cây ra hoa gặp không khí lạnh kéo dài dẫn đến năng suất giảm 20-30% so với vụ trước.