Nông dân Nghĩa Hưng liên kết sản xuất cà phê sạch

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Nông hội sản xuất cà phê sạch xã Nghĩa Hưng được thành lập ngày 12-12-2019. Đây là nông hội đầu tiên được thành lập ở huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai. Khi mới thành lập, Nông hội có 30 hộ hội viên đăng ký sản xuất 300 ha cà phê sạch.

Tham gia Nông hội, bà con nông dân ký kết thực hiện “Dự án nâng cao tính bền vững của sản xuất cà phê cho nông dân tại tỉnh Gia Lai” với Chi nhánh Công ty cổ phần Mascopex tại Gia Lai. Chi nhánh hỗ trợ bà con kỹ thuật canh tác, chăm sóc, thu hái, chế biến sản phẩm sau thu hoạch; hướng dẫn phương cách phòng trừ sâu bệnh, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật hiệu quả, xử lý an toàn rác thải, thích ứng với biến đổi khí hậu... Về phần mình, bà con nông dân có trách nhiệm tham gia đầy đủ các khóa tập huấn, thực hiện các yêu cầu ghi chép nhật ký nông hộ, tuân thủ đúng quy định của Bộ quy tắc Chương trình phát triển cà phê bền vững (UTZ)…

 Nông dân xã Nghĩa Hưng (huyện Chư Păh) thu hoạch cà phê. Ảnh: Ngọc Thu
Nông dân xã Nghĩa Hưng (huyện Chư Păh) thu hoạch cà phê. Ảnh: Ngọc Thu


Bà Trần Thị Hải Lý-Chủ nhiệm Nông hội-phấn khởi cho hay: “Đến nay, 195 hội viên nông dân xã Nghĩa Hưng tự nguyện ký cam kết canh tác hơn 600 ha cà phê sạch với Chi nhánh Công ty cổ phần Mascopex. Qua thời gian hợp tác làm ăn, các hội viên đều đánh giá cao mô hình và đồng thuận cam kết gắn bó lâu dài”.

Trực tiếp đi tham quan vườn cà phê của hội viên Nông hội sản xuất cà phê sạch xã Nghĩa Hưng, chúng tôi rất ấn tượng với vườn cây được chăm sóc cẩn thận, sinh trưởng và phát triển tốt, cho năng suất, chất lượng cao. Không chỉ có hội viên người Kinh, vườn cà phê của bà con dân tộc thiểu số cũng xanh tốt, năng suất cao. Ông Rơ Com Hlung (làng Bui) bộc bạch: “Vườn cà phê của gia đình rộng gần 2 ha. Mình ký cam kết làm ăn với Chi nhánh Công ty cổ phần Mascopex tại Gia Lai vào năm 2018. Trước đây, mình chưa biết nhiều về mô hình sản xuất cà phê sạch, chỉ làm theo kiểu truyền thống, thu hoạch 7-8 tấn quả tươi/ha. Sau khi tham gia Nông hội, hiệu quả mang lại khá cao, năng suất đạt 14 tấn quả tươi/ha. Năm nay thời tiết thuận lợi nên khả năng thu hoạch hơn 15 tấn quả tươi/ha”. Theo ông Hlung, nhờ làm theo cán bộ hướng dẫn mà hơn 130 hộ người Jrai làng Bui nắm bắt quy trình sản xuất cà phê sạch từ cây giống, chăm sóc, tưới tiết kiệm nước, thu hái, sơ chế, bảo quản, tiêu thụ. Nhiều hộ cải thiện thu nhập từ việc tham gia mô hình làm cà phê sạch.

Nói về mô hình, ông Huỳnh Trọng Quang-Chủ tịch UBND xã Nghĩa Hưng-cho biết: “Chúng tôi đánh giá cao hiệu quả nhiều mặt mà mô hình mang lại. Đáng kể nhất là thành quả làm thay đổi nếp nghĩ, cách làm để vươn lên thoát nghèo bền vững theo chủ trương của tỉnh. Lãnh đạo xã thường xuyên theo dõi, chỉ đạo Nông hội sản xuất cà phê sạch và bà con tiếp tục phát huy kết quả đạt được, phấn đấu thực hiện tốt hơn nữa mô hình này”.

Với tư cách là đối tác thực hiện mô hình, ông Trần Văn Chín-Giám đốc Chi nhánh Công ty cổ phần Mascopex tại Gia Lai đánh giá cao tinh thần hợp tác của xã Nghĩa Hưng, đồng thời cam kết thực hiện đầy đủ các điều khoản đã ký kết, nhất là việc thu hút bà con tham gia tập huấn, thực hiện tốt các quy chuẩn sản xuất cà phê chất lượng cao để xuất khẩu.

 

HOÀNG CƯ
 

Có thể bạn quan tâm

Anh Thuế bên vườn cà phê tái canh của gia đình

Kiểm soát vật tư đầu vào phục vụ tái canh cà phê

(GLO)- Gia Lai hiện có hơn 106 ngàn ha cà phê. Theo kế hoạch, năm 2025, toàn tỉnh tái canh 2.370 ha và ghép cải tạo 30 ha cà phê. Hiện ngành nông nghiệp và các địa phương trong tỉnh đang tăng cường kiểm soát chất lượng các vật tư đầu vào nhằm giúp nông dân thực hiện chương trình tái canh hiệu quả.

Xuất khẩu nông sản: Từ lợi thế địa phương đến sân chơi toàn cầu

Xuất khẩu nông sản: Từ lợi thế địa phương đến sân chơi toàn cầu

(GLO)- Đẩy mạnh xuất khẩu nông sản là hướng đi chiến lược để nâng cao giá trị, mở rộng thị trường và thúc đẩy nông nghiệp phát triển bền vững. Vì vậy, cần chuyển hóa lợi thế nông sản địa phương thành năng lực cạnh tranh thực thụ để đủ sức vươn xa trong chuỗi cung ứng toàn cầu.

Các sản phẩm OCOP của HTX Nông nghiệp và dịch vụ Nam Yang (ảnh đơn vị cung cấp).

Tự tin tham gia đánh giá sản phẩm OCOP cấp quốc gia

(GLO)- Sau nhiều nỗ lực, Hợp tác xã (HTX) Nông nghiệp và dịch vụ Nam Yang (huyện Đak Đoa) đã xây dựng thành công 5 sản phẩm cà phê và hồ tiêu đạt tiêu chuẩn chất lượng cao. Hiện các sản phẩm này đang được hoàn thiện hồ sơ đề nghị Trung ương đánh giá, công nhận OCOP cấp quốc gia (OCOP 5 sao).

Cây dâu tằm “bén đất” Ia Pa

Cây dâu tằm “bén đất” Ia Pa

(GLO)- Mặc dù mới “bén đất” Ia Pa (tỉnh Gia Lai) hơn 1 năm nay, song mô hình trồng dâu nuôi tằm đã mang lại hiệu quả cao, mở ra cơ hội chuyển đổi cơ cấu cây trồng tại địa phương.

Các hộ dân tham quan mô hình trình diễn sản xuất giống lúa chất lượng cao TBR97 tại hộ gia đình ông Nguyễn Văn Ánh (buôn Chính Hòa, xã Ia Mlah). Ảnh: Hữu Minh

Giống lúa TBR97 tại xã Ia Mlah ước đạt năng suất 80 tạ/ha

(GLO)- Sáng 26-4, tại xã Ia Mlah (huyện Krông Pa, tỉnh Gia Lai), Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện phối hợp với Công ty TNHH ThaiBinh Seed-Miền Trung Tây Nguyên (trực thuộc Công ty cổ phần Tập đoàn ThaiBinh Seed) tổ chức hội thảo đầu bờ mô hình trình diễn sản xuất giống lúa chất lượng cao TBR97.

Bộ Nông nghiệp và Môi trường hỗ trợ Lâm Đồng kiểm soát chất lượng sầu riêng xuất khẩu

Bộ Nông nghiệp và Môi trường hỗ trợ Lâm Đồng kiểm soát chất lượng sầu riêng xuất khẩu

Căn cứ văn bản đề nghị của UBND tỉnh Lâm Đồng về việc hỗ trợ địa phương kiểm soát chất lượng sản phẩm sầu riêng phục vụ xuất khẩu niên vụ năm 2025, Bộ Nông nghiệp và Môi trường đã chỉ đạo các cơ quan, đơn vị trực thuộc phối hợp triển khai hỗ trợ tỉnh Lâm Đồng.