Nông dân khốn đốn với mùa cà phê "đắng chát"

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Tưởng rằng sẽ được đón cái tết sung túc sau mùa cà phê, tuy nhiên hàng nghìn hộ dân ở Gia Lai đang lâm vào tình cảnh khốn đốn bởi mùa cà phê năm nay không chỉ mất mùa, mà còn mất giá.
Mùa cà phê “đắng”
Không chỉ mất mùa, cà phê năm nay còn rớt giá thảm, đa số năng suất ở các vườn cà phê giảm một nửa so với năm ngoái. Ngược về huyện Ia Grai, một trong những huyện có diện tích cà phê lớn nhất tỉnh Gia Lai chúng tôi đã thấy nỗi buồn hiện rõ trên khuôn mặt của từng người dân nơi đây.
 
Mùa cà phê buồn của gia đình anh Ksor Mế (xã Ia Sao, huyện Ia Grai) gần 500 cây cà phê nhưng chỉ thu được chưa đầy 3 tấn tươi
Chỉ với 1500 gốc cà phê, năm 2017 chị Lê Thị Thu (trú tại thôn Chư Hậu 6, xã Ia Bă, Ia Grai) thu được 25 tấn cà tươi, nhưng năm nay chỉ được vỏn vẹn 7 tấn tươi. Trò chuyện cùng chúng tôi, chị Thu buồn rầu nói: “Tôi cũng không nghĩ là năm nay năng suất kém như vậy, chưa bao giờ vườn cà phê này rơi vào tình trạng như bây giờ cả. Nguyên nhân chủ yếu tôi nghĩ rằng do thời tiết thôi, đợt mưa vừa rồi kéo dài đến hơn 3 tháng khiến từng chùm quả bị thối và rụng dần. Năng suất đã kém rồi, những tưởng giá cao có thể vớt vát lại phần nào nhưng có được vậy đâu, nhìn giá cà phê giảm từng ngày còn chán hơn…”.
 
Nhiều cành cà phê không có quả vì mưa kéo dài quả đã thối và rụng trước khi chín
Trung bình, mỗi ha cà phê nông dân phải đầu tư khoảng 50 - 70 triệu đồng tiền phân bón, công cán chăm sóc nếu như giá cả và năng suất cao người dân có thể thu về hàng chục triệu đồng/ha. Tuy nhiên, sau chuỗi ngày giảm giá hiện tại giá cà phê ở Gia Lai chỉ ở mức 35.200 đồng/kg cà nhân. Trong khi thời điểm này năm 2017, giá cà phê nhân ở Gia Lai cán mốc 37.200 đồng/kg. Thua thiệt về giá cả, người dân ở Gia Lai càng khốn đốn hơn với năng suất vụ mùa năm nay.
 
Nhiều vườn cà phê đã chín đỏ nhưng vẫn chưa thuê được nhân công hái
Cùng chung tình trạng năng suất giảm mạnh do hơn 3 tháng mùa mưa kéo dài, ông Rơ Châm Yứt (58 tuổi, xã Ia Sao, huyện Ia Grai) thở dài cho hay: “Gia đình tôi cũng trồng hơn 800 cây cà phê, năm 2017 được 16 tấn nhưng năm nay vét mãi mới được 10 tấn. Đã vậy giá cả năm nay còn chán hơn, công hái thì cao đến 200.000 đồng/ngày nên cũng không giám thuê mà cả nhà đi đổi công cho mấy anh em. Chứ năm nay mà thuê nữa thì không biết lấy tiền ở đâu mà trả…”.  
“Đắng” vì thời tiết
Để tìm hiểu nguyên nhân khiến năng suất cà phê giảm mạnh, chúng tôi đã có cuộc khảo sát với người dân trên địa bàn huyện Ia Grai. Theo đó, gần như 100% các hộ dân đều cho rằng do mưa, khiến quả bị thối và rụng.
 
Nhiều vườn cà phê giảm hơn một nửa năng suất so với năm ngoái
Trao đổi với PV, ông Đào Lân Hưng – Trưởng phòng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn huyện Ia Grai cho biết: “ Tổng diện tích cà phê trên địa bàn huyện là 17.587 ha, trong đó cà phê kinh doanh là 15.669 ha còn lại là cà phê tái canh. Năng suất năm nay, hiện tại vẫn đang rà soát vì nhiều vườn cà phê vẫn đang trong qua trình thu hoạch chưa có số liệu cụ thể. Tuy nhiên, theo đánh giá chung trên địa bàn huyện, năng suất cà phê năm nay giảm hơn nhiều so với năm ngoái. Hiện trên địa bàn huyện Ia Grai ước tính năng suất giảm đến 2000 tấn nhân. Nguyên nhân chủ yếu là do thời tiết, mùa mưa kéo dài đến hơn 3 tháng nên trong thời điểm quả phát triển thiếu ánh sáng, quang hợp kém. Mưa nhiều các chùm quả không có chặt nên đã xảy ra tình trang rụng quả, thối quả…”.
 
Nguyên nhân chủ yếu khiến năng suất cà phê năm nay sụt giảm là do mưa kéo dài quả thối và rụng
Niên vụ  năm 2018, đa số diện tích trong 81.000 ha cà phê giai đoạn kinh doanh của Gia Lai đều giảm năng suất. Theo Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật Gia Lai, năng suất cà phê toàn tỉnh vụ này chỉ còn 11,5 tấn quả tươi/ha, giảm gần 1/3 so với vụ năm ngoái.
Trần Hiền (Dân Việt) 

Có thể bạn quan tâm

Điều chuyển hơn 57 tỷ đồng trồng rừng thay thế

Điều chuyển hơn 57 tỷ đồng trồng rừng thay thế

(GLO)- Cục Lâm nghiệp (Bộ Nông nghiệp và PTNT) vừa có công văn đề nghị UBND các tỉnh, TP. Hà Nội và đơn vị liên quan chỉ đạo, thông báo các chủ dự án nộp hơn 57,3 tỷ đồng tiền trồng rừng thay thế để điều chuyển cho tỉnh Gia Lai kịp thời trồng rừng.
Dựa vào dân để giữ rừng

Dựa vào dân để giữ rừng

(GLO)- Thời gian qua, các địa phương, đơn vị chủ rừng trên địa bàn tỉnh Gia Lai đã đẩy mạnh triển khai công tác giao đất, giao rừng cho cộng đồng dân cư và cá nhân sống gần rừng.
Đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu giống mì và lúa

Đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu giống mì và lúa

(GLO)- Công tác khảo nghiệm, xây dựng các mô hình trình diễn giống mì và lúa năng suất chất lượng cao, kháng bệnh tốt là bước đột phá trong tái cơ cấu ngành nông nghiệp của tỉnh Gia Lai nhằm nâng cao năng suất, chất lượng nông sản theo hướng bền vững.
Khó khăn trong tiêm phòng vắc xin bệnh dại ở Gia Lai

Khó khăn trong tiêm phòng vắc xin bệnh dại ở Gia Lai

(GLO)-   Gia Lai đang trải qua cao điểm nắng nóng gay gắt, thời điểm này dễ phát sinh  dịch bệnh động vật trong đó bệnh dại trên đàn chó, mèo là nỗi lo lớn nhất hiện nay.  Giải pháp đẩy mạnh tiêm phòng vắc xin bệnh dại là ưu tiên của các địa phương hiện nay.
Gia Lai: Vụ lúa Đông Xuân 2023-2024 thắng lợi

Gia Lai: Vụ lúa Đông Xuân 2023-2024 thắng lợi

(GLO)- Nhờ chủ động nguồn nước tưới từ các công trình thủy lợi, cộng với việc đưa các giống lúa mới chất lượng cao vào sản xuất nên năng suất lúa vụ Đông Xuân 2023-2024 tăng đáng kể. Với giá lúa tăng 2-3 ngàn đồng/kg so với vụ trước, bà con nông dân trong tỉnh đã có một vụ sản xuất “thắng lợi kép”.

Năm nay, thời tiết khắc nghiệt quá, nắng nóng kéo dài khiến ao, hồ cạn trơ đáy. Ảnh: Gia Hưng

Gia Lai thiệt hại do hạn hán gần 10 tỷ đồng

(GLO)-

Theo Văn phòng Thường trực Ban Chỉ huy phòng-chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh: Tính đến ngày 24-4, trên địa bàn tỉnh đã ghi nhận thiệt hại do hạn hán gần 10 tỷ đồng, với 379,6 ha cây trồng các loại bị thiệt hại.