Nông dân Ia Bang thu nhập khá từ cây sầu riêng

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Trong bối cảnh giá hồ tiêu và cà phê liên tục giảm mạnh, nhiều nông dân ở xã Ia Bang (huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai) đã chuyển sang trồng cây sầu riêng theo hướng hữu cơ cho thu nhập khá.
Trước đây, ông Lê Xuân Chức (thôn Cát Tân, xã Ia Bang) có 1,5 ha hồ tiêu và cà phê. Năm 2010, ông quyết định mua 150 cây sầu riêng Thái về trồng xen trong vườn cà phê, hồ tiêu. Nhờ áp dụng quy trình chăm sóc theo hướng hữu cơ nên vườn sầu riêng phát triển tốt.

Hiện nay, 150 cây sầu riêng của ông Chức đã cho thu hoạch ổn định 7-8 tấn quả/năm. Thương lái từ tỉnh Đak Lak đến thu mua tại vườn với giá khoảng 49.000 đồng/kg. Sau khi trừ chi phí, ông thu về 350 triệu đồng/năm. Ông Chức chia sẻ: “Trồng sầu riêng tôi không lo lắng về đầu ra sản phẩm. Việc chăm sóc không phức tạp như cây cà phê, hồ tiêu nhưng lại cho thu nhập cao và ổn định hơn”.

Theo ông Chức, để cây sầu riêng phát triển tốt, ngoài việc tưới nước và bón phân chuồng ủ hoai kết hợp bổ sung một số yếu tố vi lượng thì cần theo dõi các loại sâu bệnh. Khoảng cách trồng mỗi cây là 6-8 m. Để tận dụng những khoảng đất trống, ông Chức trồng thêm bơ, mít để tăng thu nhập.

Nhờ áp dụng quy trình chăm sóc theo hướng hữu cơ nên vườn sầu riêng của gia đình ông Lê Xuân Chức (xã Ia Bang, huyện Chư Prông) phát triển tốt. Ảnh: R'Ô Hok
Nhờ áp dụng quy trình chăm sóc theo hướng hữu cơ nên vườn sầu riêng của gia đình ông Lê Xuân Chức (xã Ia Bang, huyện Chư Prông) phát triển tốt. Ảnh: R'Ô Hok
Cũng tại thôn Cát Tân, trước đây, nguồn thu nhập của gia đình ông Huỳnh Việt Phát dựa vào 5.000 trụ hồ tiêu. Sau một thời gian, cây hồ tiêu bị bệnh chết nhanh, chết chậm hàng loạt khiến gia đình ông rơi vào cảnh nợ nần chồng chất. Năm 2017, ông đã quyết định phá bỏ 2 ha hồ tiêu để trồng 400 cây sầu riêng Thái. Nhờ ứng dụng công nghệ sinh học thông minh Hapharchem và tham gia các lớp chuyển giao kỹ thuật về chăm sóc sầu riêng nên vườn cây sinh trưởng và phát triển tốt.
Năm 2019, vườn sầu riêng của gia đình ông Phát cho thu bói được hơn 8 tấn quả. Sau khi trừ chi phí, ông lãi hơn 300 triệu đồng. “Ngoài 2 ha sầu riêng trong vườn nhà, tôi còn trồng 600 cây trên diện tích 3 ha đất rẫy. Ngoài ra, tôi cũng trồng thêm 200 cây bơ xen với sầu riêng”-ông Phát cho hay.
Tương tự, cách đây 5 năm, ông Trần Văn Quân (làng Bang Ngo) cũng mua giống sầu riêng về trồng trên 1,5 ha đất trống của gia đình. Vụ thu hoạch vừa rồi, ông bán sầu riêng được 200 triệu đồng. “Tôi thấy trồng sầu riêng hiệu quả vì tiết kiệm được chi phí đầu tư, lượng nước tưới vừa phải. Hơn nữa, nếu trồng xen trong vườn cà phê thì giảm được rủi ro so với trồng độc canh một loại cây”-ông Quân nói.
Trao đổi với P.V, ông Dương Công Thọ-Phó Chủ tịch UBND xã Ia Bang-cho biết: “Toàn xã có 150 ha cây ăn quả, trong đó có khoảng 70 ha sầu riêng. Thôn Cát Tân vừa thành lập Nông hội cây sầu riêng với 35 hộ tham gia. Đây là mô hình điểm để người dân làm quen và tiến tới thành lập hợp tác xã cây ăn quả theo tiêu chuẩn VietGAP”.
R’Ô HOK

Có thể bạn quan tâm

Thu nhập khá nhờ trồng ổi Ruby

Thu nhập khá nhờ trồng ổi Ruby

(GLO)- Sau gần 6 năm chuyển đổi từ trồng rau màu sang trồng ổi Ruby, gia đình chị Nguyễn Thị Yến (làng Jro Ktu Đak Yang, xã Yang Bắc, huyện Đak Pơ) đã có thu nhập ổn định. Với việc áp dụng kỹ thuật canh tác theo hướng hữu cơ, sản phẩm ổi của chị cũng đã được chứng nhận đạt OCOP 3 sao.

Năng suất và giá lúa trà sớm giảm, nông dân kém vui

Năng suất và giá lúa trà sớm giảm, nông dân kém vui

(GLO)- Hiện nay, một số vùng trọng điểm lúa nước của tỉnh Gia Lai đang thu hoạch lúa trà sớm vụ Đông Xuân 2024-2025. Tuy nhiên, một số vùng bị ảnh hưởng của thời tiết nên bước vào thu hoạch năng suất giảm. Hơn nữa, giá lúa Đông Xuân cũng giảm, nông dân thu lợi nhuận không cao so với năm trước.

Chuyển biến tích cực trong quản lý, bảo vệ rừng

Chuyển biến tích cực trong quản lý, bảo vệ rừng

(GLO)- Nhờ chủ động triển khai đồng bộ các giải pháp, công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn tỉnh Gia Lai có những chuyển biến tích cực khi không để xảy ra cháy rừng và xuất hiện điểm “nóng” hay những vụ việc nổi cộm.

Người dân xã Nam Yang (huyện Đak Đoa) thu hoạch hồ tiêu. Ảnh: Vũ Thảo

Niên vụ hồ tiêu 2024-2025: Niềm vui chưa trọn

(GLO)- Thời điểm này, bà con nông dân trong tỉnh Gia Lai đang khẩn trương thu hoạch hồ tiêu niên vụ 2024-2025. Dù giá hồ tiêu đang ở mức cao nhưng do ảnh hưởng bởi thời tiết, nhất là giai đoạn cây ra hoa gặp không khí lạnh kéo dài dẫn đến năng suất giảm 20-30% so với vụ trước.

đoàn công tác do Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Rah Lan Chung làm trưởng đoàn đã làm việc với Ban Quản lý Rừng phòng hộ Bắc Biển Hồ về công tác quản lý, bảo vệ rừng. Ảnh Hà Duy

Kiểm tra công tác quản lý, bảo vệ rừng tại Ban Quản lý rừng phòng hộ Bắc Biển Hồ

(GLO)- Chiều 26-3, đoàn công tác do Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Rah Lan Chung làm trưởng đoàn làm việc với Ban Quản lý rừng phòng hộ Bắc Biển Hồ về công tác quản lý, bảo vệ rừng; khảo sát núi Chư Nâm và thăm cán bộ cùng người dân làng Xóa (xã Chư Đang Ya, huyện Chư Păh).

Hồ Ku Tong (xã Ia Pếch, huyện Ia Grai) đã gần cạn kiệt nguồn nước. Ảnh: Q.T

Gồng mình ứng phó với nắng hạn

(GLO)- Dưới tác động của biến đổi khí hậu ngày càng gay gắt và nắng nóng kéo dài trong nhiều tháng qua khiến mực nước tại các sông, suối, ao, hồ, đập dâng trong tỉnh Gia Lai giảm mạnh, nguy cơ xảy ra hạn hán trên diện rộng là rất lớn.

Thành viên HTX Dịch vụ nông nghiệp Ia Tô (xã Ia Tô, huyện Ia Grai) mong muốn được hỗ trợ, kết nối tiêu thụ nông sản. Ảnh: H.D

Ia Grai: Hợp tác xã chủ động tìm đầu ra cho sản phẩm

(GLO)- Nhiều hợp tác xã (HTX) trên địa bàn huyện Ia Grai (tỉnh Gia Lai) đã chủ động tìm kiếm đầu ra cho sản phẩm của mình. Tuy nhiên, để sản phẩm mới có được chỗ đứng ổn định trên thị trường, các HTX rất cần sự hỗ trợ của chính quyền và ngành chức năng địa phương.