Nông dân áp dụng công nghệ tưới tiết kiệm nước

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Hiện nay, nhiều hộ nông dân trên địa bàn huyện Ia Grai, Gia Lai đã áp dụng công nghệ tưới tiết kiệm nước cho cây hồ tiêu. Công nghệ tưới này không chỉ tiết kiệm thời gian, công lao động mà còn nâng cao hiệu quả sản xuất, nhất là trong điều kiện hạn hán ngày càng diễn biến phức tạp.

Tháng 1-2017, Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Ia Grai đã triển khai mô hình tưới tiết kiệm nước kết hợp với bón phân qua nước cho cây hồ tiêu với 16 hộ tham gia, quy mô 4 ha (mỗi hộ 0,25 ha) tại các xã Ia Chía, Ia Krai và thị trấn Ia Kha. Tham gia mô hình, các hộ được hỗ trợ toàn bộ vật tư phân bón, 50% chi phí máy móc thiết bị tưới nhỏ giọt. Tổng chi phí đầu tư mỗi mô hình khoảng 42 triệu đồng, trong đó, huyện hỗ trợ gần 16,5 triệu đồng và người dân đóng góp 25,5 triệu đồng. Theo đánh giá của các hộ dân, mô hình này đã giúp giảm lượng nước tưới, tăng hiệu quả sử dụng phân bón, hạn chế ô nhiễm môi trường và giảm công lao động. Ông Phan Văn Vĩnh (tổ dân phố 6, thị trấn Ia Kha) cho biết: “Tôi thấy mô hình tưới tiết kiệm nước kết hợp với bón phân qua nước cho cây hồ tiêu rất hiệu quả, vừa đỡ tốn công tưới lại không sợ nguồn nước bị cạn”.

 

Vườn hồ tiêu của ông Vũ Đức Khang (thôn 1, xã Ia Krai) sinh trưởng và phát triển tốt nhờ áp dụng công nghệ tưới tiết kiệm. Ảnh: M.T
Vườn hồ tiêu của ông Vũ Đức Khang (thôn 1, xã Ia Krai) sinh trưởng và phát triển tốt nhờ áp dụng công nghệ tưới tiết kiệm. Ảnh: M.T

Bên cạnh mô hình do huyện triển khai, thời gian qua, nhiều hộ nông dân trên địa bàn huyện Ia Grai cũng đã tự đầu tư và áp dụng công nghệ tưới tiết kiệm nước trên cây hồ tiêu. Hiện nay, có khoảng 70 ha cây hồ tiêu trên địa bàn huyện đã sử dụng công nghệ tưới nhỏ giọt, tập trung tại các xã: Ia Bă, Ia Yok, Ia Hrung, Ia Sao, Ia Tô và thị trấn Ia Kha.

Gia đình ông Vũ Đức Khang (thôn 1, xã Ia Krai) hiện có 900 trụ tiêu. Ngay từ năm 2015, khi có ý định trồng hồ tiêu, ông đã qua huyện Chư Sê tìm hiểu về mô hình tưới nhỏ giọt, tiết kiệm nước. Sau đó, ông đầu tư hệ thống tưới tiết kiệm nước cho vườn tiêu của gia đình với chi phí ban đầu khoảng 11 triệu đồng/sào. Hiện tại, ông đã áp dụng công nghệ tưới này cho toàn bộ diện tích hồ tiêu của gia đình. Ông Khang cho biết, mỗi lần tưới khoảng 2-3 tiếng, khoảng 6-7 ngày tưới 1 lần. Mặc dù chi phí đầu tư ban đầu khá cao nhưng sau 3 năm triển khai, ông thấy rất hiệu quả vì tiết kiệm được nhiều thời gian, công lao động và nước tưới, vườn hồ tiêu của gia đình ông sinh trưởng và phát triển tốt.

Mặc dù hiệu quả mang lại từ mô hình tưới tiết kiệm nước rất rõ rệt, tuy nhiên, việc nhân rộng mô hình này trên địa bàn huyện Ia Grai đang gặp nhiều khó khăn. Nguyên nhân là do chi phí đầu tư ban đầu còn cao so với thu nhập của người dân nên nông dân chưa mạnh dạn áp dụng công nghệ tưới tiết kiệm nước. Vì vậy, thời gian tới, thông qua nguồn vốn các chương trình, dự án, huyện Ia Grai sẽ tiếp tục triển khai nhân rộng mô hình ứng dụng công nghệ tưới tiên tiến, tiết kiệm nước cho một số cây trồng chủ lực của địa phương như cà phê, hồ tiêu. Bên cạnh đó, huyện sẽ tuyên truyền, vận động nhân dân đầu tư áp dụng công nghệ tưới tiết kiệm nước để tăng hiệu quả sản xuất, ứng phó với tình trạng hạn hán.

Minh Thoan-Phương Lộc

Có thể bạn quan tâm

Cán bộ kỹ thuật hướng dẫn người dân sử dụng phân viên dúi sâu trước khi gieo sạ lúa. Ảnh: V.C

Bón phân viên dúi sâu cho cây lúa: Hiệu quả kép

(GLO)- Mặc dù mới được triển khai thí điểm song mô hình bón phân viên dúi sâu trên cây lúa tại huyện Ia Pa (tỉnh Gia Lai) đã mang lại hiệu quả kép, giúp nông dân tiết kiệm chi phí sản xuất và tăng năng suất cây trồng. Vụ Đông Xuân 2024-2025, mô hình được nhân rộng ra tất cả 9 xã trong toàn huyện.

Trứng vịt thả đồng của gia đình ông Lê Văn Bé có chất lượng thơm ngon, được người tiêu dùng đánh giá cao. Ảnh: V.C

Trứng vịt thả đồng trở thành sản phẩm OCOP

(GLO)- Tận dụng diện tích mặt nước và đất trồng lúa ở địa phương, ông Lê Văn Bé (thôn Đoàn Kết, xã Ia Mrơn, huyện Ia Pa) đã đầu tư nuôi vịt đẻ mang lại hiệu quả kinh tế cao. Đặc biệt, nhờ chăn nuôi theo hướng an toàn, sản phẩm trứng vịt Văn Bé đã đạt chứng nhận OCOP năm 2024.

Sản phẩm bò một nắng Mười Đức (huyện Krông Pa) đạt chứng nhận OCOP 3 sao. Ảnh: N.D

Chương trình OCOP: Động lực phát triển kinh tế nông thôn

(GLO)- Sau 5 năm thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), nhiều loại nông-lâm-thủy sản đặc trưng của tỉnh được đầu tư khai thác, chế biến thành sản phẩm OCOP, đáp ứng nhu cầu thị trường. Đây là động lực để thúc đẩy phát triển kinh tế nông thôn của tỉnh.

Phòng-chống cháy mía

Kbang tích cực xây dựng phương án phòng-chống cháy mía

(GLO)- Để chuẩn bị tốt thu hoạch mía niên vụ 2024-2025, phòng ngừa cháy mía gây thiệt hại cho người dân, UBND huyện Kbang đã chỉ đạo các xã, thị trấn đăng ký kế hoạch thu mua mía với Nhà máy đường An Khê, đồng thời tích cực xây dựng phương án phòng-chống cháy mía.

Đại diện xã Chư Drăng và Hạt Kiểm lâm huyện Krông Pa kiểm tra các diện tích đất rừng giao cho người dân tại xã Chư Drăng. Ảnh: Lê Nam

Krông Pa tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy đảng trong quản lý, bảo vệ và phát triển rừng

(GLO)- Qua 4 năm triển khai thực hiện Nghị quyết số 04-NQ/HU ngày 5-11-2021 của Huyện ủy Krông Pa về tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy đảng về công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn huyện đã đạt được nhiều kết quả quan trọng.

Nhiều hội viên nông hội mong muốn được tiếp cận nguồn vốn vay để phát triển sản xuất, kinh doanh. Ảnh: H.D

Tăng khả năng tiếp cận vốn cho nông hội

(GLO)- Mô hình nông hội trên địa bàn tỉnh Gia Lai đã góp phần giúp nông dân chuyển dần từ tư duy sản xuất nông nghiệp sang tư duy kinh tế nông nghiệp, đẩy mạnh ứng dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất, nâng giá trị các sản phẩm.

Đak Pơ hỗ trợ hộ nghèo phát triển chăn nuôi

Đak Pơ hỗ trợ hộ nghèo phát triển chăn nuôi

(GLO)- Thực hiện Tiểu dự án 1-Dự án 3 thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, từ năm 2022 đến nay, các xã, thị trấn của huyện Đak Pơ chủ động xây dựng dự án hỗ trợ bò lai sinh sản theo nhóm cộng đồng để giúp hộ nghèo và cận nghèo phát triển chăn nuôi.

Những triệu phú trồng mắc ca ở Sơn Lang

Những triệu phú trồng mắc ca ở Sơn Lang

(GLO)- Mắc ca là loại cây “kén” khí hậu nhưng khi trồng ở xã Sơn Lang (huyện Kbang, tỉnh Gia Lai) lại cho năng suất và chất lượng hạt vượt trội so với vùng đất khác và mang lại giá trị kinh tế cao, giúp nhiều nông dân địa phương trở thành triệu phú.