Nối thành công gần nửa bàn tay thợ mộc bị đứt lìa

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Trong quá trình cưa gỗ, do sơ ý, một thợ mộc đã bị lưỡi cưa cắt lìa gần nửa bàn tay trái.
 Gần nửa bàn tay của anh Khương được nối thành công sau khi bị đứt lìa
Gần nửa bàn tay của anh Khương được nối thành công sau khi bị đứt lìa
Ngày 12-5, Khoa Ngoại chấn thương-Bỏng của Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình Định, cho biết sau hơn 20 ngày điều trị, các ngón tay được nối của bệnh nhân Nguyễn Hữu Khương (27 tuổi, ngụ địa phương) đã "sống" lại và bắt đầu cử động được.
Trước đó, tối 21-4, trong lúc đang xẻ gỗ tại xưởng mộc, do sơ ý, anh Khương đã bị lưỡi cưa cắt đứt lìa gần nửa bàn tay trái, trong đó có ngón cái và ngón trỏ. Ngay sau đó, các đồng nghiệp bảo quản 2 ngón tay trong thùng đá, đồng thời cấp tốc đưa nạn nhân đến Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình Định cấp cứu.
Sau khi được đưa vào Khoa Ngoại chấn thương – Bỏng của Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình Định vào lúc 21 giờ cùng ngày, các bác sĩ trực khoa đã quyết định tiến hành phẫu thuật nối lại các ngón tay cho anh Khương. Ca phẫu thuật kéo dài hơn 5 giờ, do bác sĩ Nguyễn Thanh Vương, Phó trưởng Khoa Ngoại chấn thương-Bỏng thực hiện.
Đức Anh (NLĐO)

Có thể bạn quan tâm

Lợi ích của lá tía tô

Lợi ích của lá tía tô

(GLO)- Lá tía tô không chỉ được dùng làm gia vị mà còn là một vị thuốc bắc tương đối phổ biến, có giá trị dinh dưỡng và giá trị y học cao. Hơn nữa, đối với cơ thể con người, nếu ăn tía tô thường xuyên, đúng cách sẽ mang lại nhiều lợi ích hơn cho cơ thể.

Bác sĩ Phạm Tỵ: 10 lần được nhận bằng lao động sáng tạo

Bác sĩ Phạm Tỵ: 10 lần được nhận bằng lao động sáng tạo

(GLO)- Với tình yêu nghề và tinh thần lao động sáng tạo, Tiến sĩ-bác sĩ Phạm Tỵ-Trưởng khoa Phẫu thuật thần kinh cột sống (Bệnh viện Đa khoa tỉnh) được Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam trao tặng Bằng Lao động sáng tạo năm 2024. Đây là Bằng Lao động sáng tạo thứ 10 của bác sĩ Phạm Tỵ.
Đề xuất thanh toán bảo hiểm y tế cho điều trị vô sinh, hiếm muộn

Đề xuất thanh toán bảo hiểm y tế cho điều trị vô sinh, hiếm muộn

(GLO)- Tại dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế 2024 đang được lấy ý kiến của các bộ, ngành, địa phương, một số chuyên gia đề xuất việc thanh toán bảo hiểm y tế cho điều trị vô sinh, hiếm muộn bởi đây là gánh nặng, áp lực kinh tế mà nhiều gia đình Việt gặp phải.