Nơi chỉ có một vòng tròn cho điện thoại

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Năm 2004, xã Kon Pne (huyện Kbang, tỉnh Gia Lai) đã có đường ô tô tới trung tâm. Tuy nhiên, hành trình của chúng tôi đến nơi từng được mệnh danh là “ốc đảo” này vào cuối năm 2005 vẫn không thể nói là thuận lợi.

Từ thị trấn Kbang vào đến Kon Pne là đoạn đường hơn 80 km quanh co, men theo các triền núi cao, vực sâu nối tiếp nhau. Đường vừa thông năm trước, nhưng mới 1 mùa mưa trôi qua mà nhiều đoạn đường đã tự “lăn ùm” xuống vực.

Bức tường ngăn cách Kon Pne với thế giới bên ngoài chính là ngọn Kông Hleng cao ngất. Khi đường vào Kon Pne chưa thông, đèo Hleng chưa hình thành, cán bộ từ xã Kon Pne về huyện họp hay cán bộ từ huyện vào xã phải rất vất vả mới vượt qua được ngọn núi này. Chuyện cán bộ huyện Kbang vào xã công tác, nhưng lại đi lạc sang tỉnh Kon Tum tôi cũng nghe không ít.

Trước năm 1985, Kon Pne thuộc xã Đak Pne. Từ tháng 2-1985, phần đất phía Nam của xã Đak Pne gồm 3 làng Kon Hleng (thôn 1), Kon Ktonh (thôn 2) và Kon Kring (thôn 3) được chia tách thành xã Kon Pne và chuyển giao cho huyện An Khê (khi thành lập huyện Kbang thì xã Kon Pne thuộc huyện này).

Còn vùng đất phía Bắc vẫn giữ tên cũ là xã Đak Pne, thuộc huyện Kon Plông (sau khi tách tỉnh, năm 1991, xã này thuộc tỉnh Kon Tum). Kon Pne trong tiếng Bahnar có nghĩa là nhóm dân sinh sống dọc các thung lũng trên suối Pne.

Thời điểm chúng tôi đến, trụ sở UBND xã và trạm y tế đã được xây khá khang trang. Toàn xã có 256 hộ dân. Đi từ phía huyện vào, ngôi làng đầu tiên chúng tôi gặp ở thung lũng Kon Pne là Kon Hleng (thôn 1) có 88 hộ. Tiếp đến là Kon Ktonh (thôn 2) nằm ở khu vực trung tâm xã với 126 hộ. Ít dân nhất và nằm ở vị trí sâu nhất là Kon Kring (thôn 3), lúc đó chỉ có 51 hộ dân. Trường học của xã mới có bậc tiểu học, còn từ lớp 6, các cháu học sinh học ở xã Đak Rong.

Người Bahnar ở Kon Pne có nhiều cái lạ. Ví dụ, ngôi nhà chung của làng, đồng bào không gọi là rong, hnam rong (nhà rông) như những vùng Bahnar khác trong tỉnh, mà gọi là jơng hay hnam jơng.

Ở Kon Ktonh có 2 già làng. Già làng Đinh A Lop (lúc đó 63 tuổi) cho chúng tôi biết: Già làng ở đây là một vị trí được “cha truyền con nối”. Nếu cha mất thì con trai lên thay (dù chưa già cũng làm già làng). Nếu già làng không có con trai thì con rể thay. Như trường hợp của chính ông Đinh A Lop: Ông nội của ông là A Nhiơnh làm già làng từ thời Pháp, rồi đến cha là Hliêm thay ông nội. Từ năm 1978, ông A Lop đã thay cha làm già làng, dù lúc đó mới 36 tuổi.

Lễ vật cúng Yàng (thần linh) của người dân ở thời điểm chúng tôi đến cũng có những nét riêng. Trong những nghi lễ được thực hiện ở nhà rông (hnam jơng) như cúng khi cắt lúa xong (Et kăt ba), sau khi già làng cột ghè rượu cúng vào jơng long (giàn cột rượu), đến lượt dân làng, ai chuẩn bị được thứ gì thì mang thứ đó đến cúng Yàng. Lễ vật có thể là gà, nhưng phổ biến nhất là chuột đồng, cá, măng le…

Trong ngôn ngữ của người Bahnar ở đây, tên gọi của đồ vật cũng có sự đổi thay thú vị cùng với thời gian. Ví dụ: Người già gọi cái núm chiêng là kto gong (vú chiêng), nhưng bọn trẻ lại gọi là klok gong (núm chiêng).

Điều ấn tượng nhất đối với tôi trong chuyến đi này là dù đã qua nửa thập niên đầu của thế kỷ XXI, nhưng muốn gọi điện thoại, chúng tôi vẫn phải “hành quân” hơn chục cây số, lên một điểm trên đèo Hleng, bước vào đúng cái vòng tròn đã được ai đó vẽ sẵn, có khi còn phải trèo lên cây… thì cuộc chuyện trò may ra mới “linh nghiệm”. Tại cái “trạm thu phát sóng” ấy, lúc nào chúng tôi lên cũng gặp người đang đàm thoại hay đứng chờ.

Trước khi chúng tôi trở về, cô y sĩ rất trẻ của Trạm Y tế xã nói: “Cô ơi, cháu thấy mọi người lên đây về hay mua sâm đá. Cô có mua không?”. Tôi hỏi: “Con thấy ai mua?”. Cô bé thật thà: “Bác Măng Đung ạ”. Tôi cười rồi đáp: “À, nếu bác sĩ mà đã mua thì cô cũng nên tranh thủ nhỉ vì biết khi nào mới trở lại nơi đây”.

Ở thời điểm đó, có lẽ những nơi như Kon Pne chỉ hấp dẫn với những người thích tìm về với đại ngàn đúng nghĩa; thích trò chuyện với những người dân chất phác, hiền lành; thích nhìn những nét văn hóa cổ truyền của một bộ phận dân cư dường như vẫn vẹn nguyên, chưa “tan chảy” vào dòng sông hiện đại.

Thấm thoắt đã gần 20 năm trôi qua kể từ chuyến công tác ấy. Và, tôi vẫn luôn mong Kon Pne có nhiều thay đổi, mong những người Bahnar ở vùng căn cứ cách mạng này được đáp đền bằng một cuộc sống tốt hơn.

Có thể bạn quan tâm

Phú Thiện: Cán bộ chủ chốt góp ý Dự thảo lần thứ nhất Báo cáo chính trị trình Đại hội Đảng bộ huyện

Phú Thiện: Cán bộ chủ chốt góp ý Dự thảo lần thứ nhất Báo cáo chính trị trình Đại hội Đảng bộ huyện

(GLO)- Sáng 11-12, Huyện ủy Phú Thiện (tỉnh Gia Lai) tiến hành hội nghị cán bộ chủ chốt toàn huyện góp ý Dự thảo lần thứ nhất Báo cáo chính trị trình Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XX, nhiệm kỳ 2025-2030. Các đồng chí Thường trực Huyện ủy chủ trì hội nghị.

Quang cảnh hội nghị sơ kết 3 năm thực hiện Dự án 8 tại huyện Ia Pa. Ảnh: Vũ Chi

Ia Pa sơ kết 3 năm triển khai Dự án 8

(GLO)- Sáng 10-12, Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) huyện Ia Pa (tỉnh Gia Lai) tiến hành sơ kết 3 năm thực hiện dự án 8 “Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em” giai đoạn 2021-2024.

Ảnh: Đ.M.P

Sró một thời...

(GLO)- Từ trung tâm huyện Kông Chro (tỉnh Gia Lai) đi chừng 30 km là đến xã Sró. Thời kỳ kháng chiến chống Mỹ cứu nước, nhiều lần trong các chuyến công tác, tôi đã qua lại nơi đây. Kỷ niệm thì nhiều, nhưng tôi nhớ nhất là hồi chú Trần Quốc Bảo làm Bí thư Huyện ủy.

Gia Lai: Công bố 3 thủ tục hành chính mới trong lĩnh vực tài sản kết cấu hạ tầng chợ

Gia Lai: Công bố 3 thủ tục hành chính mới trong lĩnh vực tài sản kết cấu hạ tầng chợ

(GLO)- UBND tỉnh Gia Lai vừa ban hành Quyết định số 783/QĐ-UBND về việc công bố danh mục gồm 3 thủ tục hành chính mới trong lĩnh vực tài sản kết cấu hạ tầng chợ do nhà nước đầu tư, quản lý thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Công thương, UBND các huyện, thị xã, thành phố.

Phòng-chống cháy mía

Kbang tích cực xây dựng phương án phòng-chống cháy mía

(GLO)- Để chuẩn bị tốt thu hoạch mía niên vụ 2024-2025, phòng ngừa cháy mía gây thiệt hại cho người dân, UBND huyện Kbang đã chỉ đạo các xã, thị trấn đăng ký kế hoạch thu mua mía với Nhà máy đường An Khê, đồng thời tích cực xây dựng phương án phòng-chống cháy mía.

Tặng 600 chiếc áo ấm cho thiếu nhi xã Đak Sơ Mei

Tặng 600 chiếc áo ấm cho thiếu nhi xã Đak Sơ Mei

(GLO)- Chiều 6-12, Công ty TNHH Doanh nghiệp xã hội từ thiện và hỗ trợ phát triển cộng đồng Fly To Sky phối hợp cùng Đảng ủy-UBND-Ủy ban MTTQ Việt Nam xã Đak Sơ Mei (huyện Đak Đoa, tỉnh Gia Lai) tổ chức chương trình “Áo ấm chuyền tay” nhằm trao tặng áo ấm cho thiếu nhi trên địa bàn xã.

Quang cảnh hội nghị tổng kết tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội, đảm bảo an ninh-quốc phòng năm 2024 huyện Phú Thiện. Ảnh: Vũ Chi

Phú Thiện: 19/20 chỉ tiêu kinh tế-xã hội đạt và vượt kế hoạch năm 2024

(GLO)- Sáng 6-12, UBND huyện Phú Thiện (tỉnh Gia Lai) tổ chức hội nghị tổng kết tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội, đảm bảo an ninh-quốc phòng năm 2024, triển khai phương hướng, nhiệm vụ năm 2025. Phó Chủ tịch Thường trực UBND huyện Nguyễn Ngọc Ngô chủ trì hội nghị.

Mùa cà phê chín đỏ

Mùa cà phê chín đỏ

(GLO)- Dưới ánh nắng rực rỡ của những ngày cuối tháng 11, trên khắp các vườn cà phê chín đỏ, không khí thu hoạch rộn rã hơn. Năm nay, bà con nông dân đón mùa vụ với sự hân hoan lớn khi lần đầu tiên cà phê có một mức giá cao nhất lịch sử.