Niên vụ cà phê 2018-2019: Nhiều nỗi lo

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Theo thông tin từ Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ Thực vật tỉnh, toàn tỉnh Gia Lai hiện có khoảng 95.604 ha cà phê. Trong đó, cà phê kinh doanh khoảng 76.612 ha, kiến thiết cơ bản khoảng 15.262 ha và mới trồng khoảng 3.730 ha. Hiện nay, nông dân trồng cà phê mới bắt đầu thu bói. Tuy nhiên, theo nhìn nhận của nhiều người, năng suất cà phê năm nay giảm so với năm trước.
Hiện nay, nông dân đang bắt đầu thu bói cà phê niên vụ 2018-2019. Theo đánh giá chung, năng suất cà phê năm nay giảm so với năm ngoái. Cùng với đó, giá cà phê luôn biến động cũng khiến nông dân khá lo lắng.
Năng suất cà phê giảm
Theo thông tin từ Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ Thực vật tỉnh, toàn tỉnh Gia Lai hiện có khoảng 95.604 ha cà phê. Trong đó, cà phê kinh doanh khoảng 76.612 ha, kiến thiết cơ bản khoảng 15.262 ha và mới trồng khoảng 3.730 ha. Hiện nay, nông dân trồng cà phê mới bắt đầu thu bói. Tuy nhiên, theo nhìn nhận của nhiều người, năng suất cà phê năm nay giảm so với năm trước.
Theo đánh giá, năng suất cà phê năm nay giảm so với năm ngoái. Ảnh: Đ.T
Theo đánh giá, năng suất cà phê năm nay giảm so với năm ngoái. Ảnh: Đ.T
Ông Trần Thanh Luân (thôn Ia Mua, xã Bàu Cạn, huyện Chư Prông) cho biết, gia đình ông có gần 1,5 ha cà phê trồng từ năm 1999. Năm nay, năng suất cà phê của gia đình ông giảm khoảng 1/3 so với năm ngoái. Nguyên nhân khiến năng suất cà phê giảm không phải do đầu tư chăm sóc kém mà vì năm nay mưa nhiều, cây không thể hấp thụ được dinh dưỡng để nuôi quả.
Cùng nhận định này, ông Hồ Văn Nam (thôn Tân Lập, xã Ia Sao, huyện Ia Grai) cho biết: “Năng suất cà phê năm nay giảm so với năm ngoái bởi mưa nhiều cây không hấp thụ phân bón dẫn đến trái nhỏ”. Cũng theo ông Nam, cà phê giảm năng suất là tình trạng chung ở địa phương. Nếu năm ngoái, bình quân 1 cây cà phê thu được khoảng 20 kg quả tươi thì năm nay chỉ còn 16 kg.  
Ông Vũ Văn Đại-Giám đốc Công ty Cà phê Ia Sao 2-cho hay: Công ty đang quản lý 460 ha cà phê kinh doanh. Năm trước, cà phê được mùa nhưng năm nay năng suất giảm khoảng 15-20%. Niên vụ này, Công ty dự ước thu về khoảng 6.500 tấn quả tươi (tương đương khoảng 1.400-1.500 tấn nhân khô). Mong sao trong thời gian tới, giá cà phê ổn định để người trồng cà phê có lợi nhuận.
Bên cạnh năng suất giảm, giá cà phê giai đoạn đầu vụ dao động ở mức 7.800 đồng/kg quả tươi, thấp hơn đầu niên vụ trước khoảng 1.000 đồng/kg. Bà Nguyễn Thị Thanh-Giám đốc Công ty TNHH một thành viên Ngọc Chương Gia Lai-cho biết: “Vào vụ thu hoạch, Công ty thu mua cà phê tươi của nông dân các xã Ia Băng, Ia Pết, A Dơk (huyện Đak Đoa) và Ia Tiêm (huyện Chư Sê) để phơi khô chế biến. Vừa rồi, Công ty mua về chế biến thấy nhân cà phê năm nay nhỏ hơn năm ngoái, vỏ lại dày”.
Cẩn trọng khi thuê nhân công hái cà phê
Theo đánh giá, năng suất cà phê năm nay giảm so với năm ngoái. Ảnh: Đ.T
Theo đánh giá, năng suất cà phê năm nay giảm so với năm ngoái. Ảnh: Đ.T
Đã thành thông lệ, đến mùa thu hoạch cà phê, nguồn lao động từ khắp nơi lại đổ về tỉnh ta. Những hộ có diện tích lớn thường tìm người quen biết để hái cà phê. Tuy nhiên, vẫn còn một số hộ chủ quan, không nắm được nhân thân của người làm công, không báo các cấp chính quyền địa phương biết nên dễ xảy ra những sự việc đáng tiếc. Mới đây, tại thôn Thống Nhất (xã Ia Tiêm, huyện Chư Sê), gia đình ông Nguyễn Văn Tảnh thuê một người về hái cà phê. Mới được 2 ngày, gia đình chưa kịp khai báo tạm trú với công an và chính quyền địa phương thì người làm thuê này chém bà Nguyễn Thị Vân (vợ ông Tảnh) trọng thương rồi bỏ trốn.
Ông Ngô Văn Phong (thôn Hoàng Ân, xã Ia Phìn, huyện Chư Prông) cho biết: Thuê nhân công hái cà phê phải biết gốc gác rõ ràng để khi có việc xảy ra mình còn biết xử lý. “Người trồng cà phê trong thôn khi thuê nhân công đều khai báo với công an viên để họ biết và đến kiểm tra chứng minh nhân dân, chụp ảnh lưu lại. Đây là điều rất cần thiết và giúp chủ vườn yên tâm hơn”-ông Phong chia sẻ kinh nghiệm.
Trao đổi với P.V, ông Cao Văn Truật-Chủ tịch UBND xã Ia Tiêm-cho hay: Sau sự việc người làm thuê chém chủ nhà, Công an huyện, xã đang tiến hành truy tìm đối tượng này. Bên cạnh đó, Công an xã cũng tăng cường tuần tra kiểm soát trên địa bàn, quản lý nhân hộ khẩu để tránh những trường hợp các đối tượng có tiền án, tiền sự ở nơi khác lợi dụng vụ thu hoạch cà phê đến địa bàn xã làm công rồi gây án. “Ủy ban nhân dân xã giao cho Công an xã phối hợp với Công an các xã lân cận như Chư Pơng, Bờ Ngoong… thông báo tình hình để tránh trường hợp đáng tiếc xảy ra. Công an xã cũng mở hội nghị quán triệt các điểm đăng ký tạm trú. Các hộ gia đình có sử dụng lao động trong vụ thu hoạch này phải nghiêm túc rút kinh nghiệm…”-ông Truật cho biết.
Nguyễn Diệp

Có thể bạn quan tâm

Siết chặt chất lượng cây giống cà phê

Siết chặt chất lượng cây giống cà phê

(GLO)- Gia Lai đang bước vào đầu mùa mưa-thời điểm thuận lợi để nông dân tái canh và trồng mới cà phê. Cùng với đó, các vườn ươm trên địa bàn tỉnh cũng nhộn nhịp xuất bán cây giống phục vụ nhu cầu sản xuất.

Các cơ sở kinh doanh cây giống vào mùa

Các cơ sở kinh doanh cây giống vào mùa

(GLO)- Gia Lai đang bước vào mùa mưa nên nhu cầu mua cây giống của nông dân trong tỉnh khá lớn. Nắm bắt nhu cầu trên, các cơ sở kinh doanh cây giống cũng chuẩn bị nguồn hàng đảm bảo chất lượng để cung cấp ra thị trường.

Krông Pa tổ chức tập huấn xây dựng mã số vùng trồng

Krông Pa tổ chức tập huấn xây dựng mã số vùng trồng

(GLO)- Trong 2 ngày (13 và 14-5), Phòng Nông nghiệp và Môi trường huyện Krông Pa phối hợp với Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh Gia Lai tổ chức 2 lớp tập huấn xây dựng mã số vùng trồng cho gần 200 cán bộ, công chức cấp xã, các hộ dân, doanh nghiệp và HTX nông nghiệp trên địa bàn huyện.

Những tỷ phú mía ở Pờ Tó

Những tỷ phú mía ở Pờ Tó

(GLO)- Mặc dù trải qua không ít khó khăn nhưng nhiều nông dân vẫn gắn bó với cây mía và xây dựng cánh đồng mía lớn. Nhờ đưa cơ giới hóa vào sản xuất, cây mía đã giúp nhiều hộ dân ở Pờ Tó (huyện Ia Pa, tỉnh Gia Lai) trở thành tỷ phú.

Nguy cơ mất mùa sầu riêng

Nguy cơ mất mùa sầu riêng

(GLO)- Từ đầu năm 2025 đến nay, thời tiết trên địa bàn tỉnh Gia Lai diễn biến thất thường đã ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình ra hoa, đậu quả của cây sầu riêng. Người trồng sầu riêng đang đối diện với nỗi lo mất mùa.

Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP huyện Krông Pa tổ chức Hội nghị đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP cấp huyện thuộc Chương trình mỗi xã một sản phẩm năm 2025. Ảnh: Lê Nam

Krông Pa đánh giá 13 sản phẩm OCOP

(GLO)- Sáng 13-5, Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP huyện Krông Pa tổ chức Hội nghị đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP cấp huyện thuộc Chương trình mỗi xã một sản phẩm năm 2025 cho 13 sản phẩm (3 sản phẩm đánh giá lại) của 5 chủ thể.

Mang Yang đầu tư phát triển nông sản đặc trưng

Mang Yang đầu tư phát triển nông sản đặc trưng

(GLO)-Nhờ nguồn vốn Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) và vốn địa phương, nhiều hợp tác xã (HTX), doanh nghiệp và hộ kinh doanh trên địa bàn huyện Mang Yang (tỉnh Gia Lai) đã đầu tư nâng tầm một số nông-lâm sản đặc trưng đạt tiêu chuẩn OCOP, đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng trong và ngoài tỉnh.

Hợp tác xã Nông nghiệp và dịch vụ Nam Yang: Tự tin tham gia đánh giá sản phẩm OCOP cấp quốc gia

Hợp tác xã Nông nghiệp và dịch vụ Nam Yang: Tự tin tham gia đánh giá sản phẩm OCOP cấp quốc gia

(GLO)- Sau nhiều nỗ lực, Hợp tác xã (HTX) Nông nghiệp và dịch vụ Nam Yang (huyện Đak Đoa) đã xây dựng thành công 5 sản phẩm cà phê và hồ tiêu đạt tiêu chuẩn chất lượng cao. Hiện các sản phẩm này đang được hoàn thiện hồ sơ đề nghị Trung ương đánh giá, công nhận OCOP cấp quốc gia (OCOP 5 sao).