Những thảm kịch không thể nào quên trong hang động

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Lịch sử cứu hộ hang động đã ghi nhận những cột mốc thành công tự hào, nhưng cũng không thiếu những trang bi ai với nhiều bài học cảnh báo.

Nấm mồ chung trong hang

Ngày 24-6 năm ngoái, nước Anh kỷ niệm 50 năm ngày xảy ra tấn thảm kịch khiến sáu nhà thám hiểm trẻ tuổi bị chôn vùi trong hang Mossdale, một hệ thống hang động lớn tại vùng Yorkshire.

Cho tới nay, vụ tai nạn tại hang Mossdale vẫn được cho là thảm họa hang động bi kịch nhất trong lịch sử nước Anh.

 
Hiện trường cứu hộ trong thảm kịch tại hang Mossdale năm 1967.
Hiện trường cứu hộ trong thảm kịch tại hang Mossdale năm 1967.

Ngày 24-6-1967, 10 sinh viên mê phiêu lưu bắt đầu hành trình khám phá hang Mossdale. Người lớn nhất lúc này mới 26 tuổi, những người khác vẫn còn trong lứa tuổi teen.

Buổi sáng hôm đó, họ hứng khởi đi vào sâu tới hơn 3km trong mê cung lòng hang Mossdale. Sau khoảng ba tiếng ở trong hang, họ tiến tới điểm cuối cùng xa nhất, nơi họ hi vọng sẽ tìm thấy những lối đi mới.

Lúc này bốn thành viên trong nhóm đã thấm mệt, quyết định không tiếp tục hành trình và rời khỏi hang. Số còn lại quyết định tiếp tục hành trình khám phá. Nhưng rồi một người nghe thấy những âm thanh lạ.

"Này, các cậu nghe thấy tiếng gì rùng rùng không? Không phải là nước suối đang dâng lên đấy chứ?". Và rồi tất cả mọi người đã cùng nghe thấy nó.

Nước đang dâng lên rất nhanh và chỉ trong chốc lát, cả lòng hang Mossdale quanh chỗ họ đã ngập hết. Nóc hang lúc này chỉ còn cách vài centimet trên đầu.

Trong lúc ấy, một trong bốn người bạn đã ra khỏi hang, vì lý do nào đó đã trở lại lối vào hang và phát hiện cửa hang đã ngập đầy nước do trận mưa lớn mới trút xuống làm nước trong nhánh sông Mossdale Beck cạnh đó dâng lên đổ vào hang.

Hiểu ngay tình thế nguy kịch với sáu người bạn của mình, cô gái này chạy một mạch hơn 4km tìm người cứu hộ.

Nhận được tin báo, các lực lượng cứu hộ vội vã tới hiện trường. Tuy nhiên nước đã ngăn cản họ tiếp cận sâu bên trong hang.

Họ buộc phải đào một con mương, nắn dòng chảy của Mossdale Beck qua lối khác.

Mãi tới hôm sau nhóm cứu hộ mới vào được trong hang. Ở đó, họ tìm thấy thi thể năm người. Một nhóm cứu hộ tiếp tục tìm kiếm với hi vọng người thứ sáu còn sống sót.

Nhưng rốt cuộc họ đã tìm thấy thi thể người còn lại, John Ogden, trong ngày hôm sau. Tất cả thi thể vẫn được để nguyên trạng trong hang.

Cái hang đã trở thành nấm mồ chung của họ. Và ngày 24-6-1967 đã trở thành ngày thảm kịch hang động tồi tệ nhất, không chỉ với nước Anh mà với cả thế giới, khi sáu chàng trai khỏe mạnh, đam mê khám phá cùng biến mất khỏi cuộc đời chỉ sau một chuyến thám hiểm.

Thảm kịch đã khiến nhà chức trách địa phương đóng luôn cửa hang. Mãi tới năm 1971, hang Mossdale mới được mở lại.

Với sự đồng ý của các gia đình, thi thể của sáu bạn trẻ đã được mai táng trong hang. Ngay ở lối vào hang Mossdale, hiện vẫn còn gắn một tấm biển tưởng nhớ họ.

Tuyệt vọng trong hang Sterkfontein

Câu chuyện xảy ra từ năm 1984 nhưng mỗi lần kể lại luôn khiến người ta rùng mình vì cảnh huống tuyệt vọng xảy ra với nạn nhân là anh Peter Verhulsel, 29 tuổi, trong hang Sterkfontein của Nam Phi.

Năm đó, vốn là một thợ lặn giàu kinh nghiệm và ưa mạo hiểm, khi cùng hai người bạn tới lặn trong hang này, anh đã phớt lờ mọi chỉ dẫn an toàn.

Bất kể lộ trình đã được hướng dẫn cho du khách, tính tò mò đã thôi thúc anh khám phá những lối đi khác chưa ai từng biết.

Sau khi bơi qua một mê cung các đường hầm ngập nước trong hang, Peter cũng nhận ra mình đã bị lạc. Anh mắc kẹt trong một hang mà không biết làm sao để ra.

Lượng oxy mang theo đã cạn. Thế rồi trong một khoảnh khắc may mắn, anh tìm thấy một hòn đảo nhỏ nổi lên ở phía cuối đường hầm. Anh trèo lên đó để không còn phải dầm mình trong nước.

Tuy nhiên lúc này anh không còn đủ oxy để bơi ra được nữa. Hi vọng duy nhất là ngồi chờ lực lượng cứu hộ tới. Peter đã chờ cho tới lúc mệt lả và ngủ thiếp đi. Đến lúc tỉnh dậy cũng chưa có ai tới cứu.

Ngồi trong hang động tối mịt, anh chẳng có gì ăn và cũng chẳng biết làm gì hơn ngoài chờ đợi và hi vọng.

Phải mất sáu tuần sau đó lực lượng cứu hộ mới tìm thấy Peter. Lúc này anh chỉ còn là một bộ xương nằm đó và thông điệp duy nhất anh gửi lại trên cát dành cho vợ và mẹ là dòng chữ: "Yêu thương Shirl và mẹ".

Một sự thật đau lòng hơn nữa khi sau đó cảnh sát cho biết trong suốt sáu tuần trước khi tìm thấy thi thể anh, họ đã không ít lần thường xuyên bơi rà qua khu vực chỉ cách nơi anh chờ khoảng 40m.

Những kết quả khám nghiệm tử thi sau đó xác nhận anh đã chết vì đói sau ba tuần chờ đợi.

Tự tử vì mắc kẹt trong hang

Năm 2002, các thợ lặn đã tìm thấy thi thể anh M.K., công dân 31 tuổi người Cộng hòa Czech, dưới đáy một cái hang ngập nước bên dưới vịnh Poganica ở Croatia, cách 54m so với mặt đất.

Chỉ có một mình nhưng chiếc mặt nạ lặn của anh đã bị tháo tung, ngoài ra còn có một con dao dài 30cm cắm thẳng vào ngực.

Thoạt đầu cảnh sát điều tra cho rằng đây là vụ giết người.

Anh M.K. đã đi lặn trong hang cùng những người bạn, theo đó cảnh sát nghi ngờ một người trong số họ đã dùng dao giết anh rồi quẳng xác xuống nước phi tang.

Tuy nhiên kết quả khám nghiệm tử thi lại tiết lộ một sự thật khác. Anh M.K. đã bị lạc giữa các lối đi chằng chịt như mê cung trong hang và cạn nguồn dưỡng khí mang theo.

Không còn oxy, anh bắt đầu ngạt thở. Anh cố ngoi lên để hớp lấy chút không khí ở giữa hai tảng đá và cố hít thở nhưng chừng đó không đủ cứu anh.

Anh hiểu rằng mình sẽ chết ở đây và đó sẽ là cái chết đau đớn, khủng khiếp. Không thể chịu nổi, anh M.K. đã rút dao đâm vào ngực mình để tự giải thoát.

 

Mỹ: 3 người chết trong hang động mỗi năm
Hệ thống hang động Sterkfontein ở Nam Phi.
Hệ thống hang động Sterkfontein ở Nam Phi.
Tạp chí Outside của Mỹ, một tạp chí chuyên về các hoạt động ngoài trời xuất bản lần đầu từ tháng 9-1977, vào năm 2012 đã chia sẻ một nghiên cứu khảo sát về thám hiểm hang động tại Mỹ trong 28 năm.

Theo đó, mỗi năm có khoảng 2 triệu người Mỹ tới thăm các hang động, trong đó khoảng 10.000 thành viên của Hội hang động học quốc gia, những người chắc chắn tham gia các chuyến khám phá mạo hiểm.

Trong 28 năm đã có 1.356 người là nạn nhân trong các tai nạn hang động. Trung bình khoảng 50 người mỗi năm. Có 81 người chết vì tai nạn trong hang động, trung bình 3 người/năm.

D.Kim Thoa/tuoitre

Có thể bạn quan tâm

Cửu Trại Câu du ký

Cửu Trại Câu du ký

Nơi chúng tôi đến trong chuyến đi dài ngày lần này là vùng đất Cửu Trại Câu xinh đẹp, một trong những danh lam thắng cảnh của Tứ Xuyên, rất đắc địa về mặt phong thủy của Trung Hoa lục địa.

Bát nháo 'cò' vùng biên

Bát nháo 'cò' vùng biên

Tình trạng 'cò' đưa người qua lại biên giới Campuchia diễn ra bát nháo ở khu vực gần cửa khẩu Mộc Bài (Tây Ninh) và Mỹ Quý Tây (Long An) tiềm ẩn nguy cơ về an ninh trật tự, tội phạm trốn truy nã, cờ bạc, buôn lậu, ma túy...

Bảo vệ động vật hoang dã trên dãy Trường Sơn: Xuyên rừng tìm dấu chân thú

Bảo vệ động vật hoang dã trên dãy Trường Sơn: Xuyên rừng tìm dấu chân thú

Ẩn sâu dưới những tán rừng xanh thẳm của Vườn quốc gia Vũ Quang là thế giới đầy sống động của vô số loài động vật quý hiếm. Để sở hữu cánh rừng già cổ thụ với hàng nghìn loài động vật, có những “chiến binh” đang ngày đêm thầm lặng bảo vệ kho báu khổng lồ giữa đại ngàn Trường Sơn.

Sơn thếp cho chén vỡ hóa lành

Sơn thếp cho chén vỡ hóa lành

Bên đống bát đĩa vỡ toang, mọi người hì hụi chọn ra những cái tan nát nhất để thực hành một kỹ thuật thú vị trong nghệ thuật sơn ta, đó là thếp vàng - bạc, mục đích hàn gắn lại sản phẩm, che đi vết vỡ bằng kỹ thuật sơn thếp, dưới sự hướng dẫn của họa sĩ Nguyễn Xuân Lục.

Cán bộ an ninh gặp gỡ, tuyên truyền người dân không nghe kẻ xấu lôi kéo vượt biên. Ảnh: T.T

Buôn làng rộng lòng bao dung - Kỳ cuối: Thức tỉnh những người lầm lỡ

(GLO)-Giữa tháng 3-2024, Thiếu tướng Rah Lan Lâm-Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Bí thư Đảng ủy, Giám đốc Công an tỉnh cùng đoàn công tác của Bộ Công an có chuyến sang Thái Lan để gặp gỡ những người dân tộc thiểu số Việt Nam đang cư trú bất hợp pháp ở 2 địa điểm thuộc huyện Bang Yai, tỉnh Nonthaburi.

'Bảo mẫu' đàn chim trời

'Bảo mẫu' đàn chim trời

Dựng trang trại trồng tre, nuôi vịt nhưng thấy đàn chim trời hàng nghìn con về trú ngụ, làm tổ, ông Nguyễn Mạnh Cường (Hà Tĩnh) đã dừng việc chăn nuôi, nhường vườn cây xanh tốt cho đàn chim trú ngụ, làm tổ.