Những nữ tướng "chống lưng" thương hiệu Việt

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Nổi tiếng trên thương trường, những nữ doanh nhân tên tuổi của Việt Nam như: bà Mai Kiều Liên - Vinamilk, Nguyễn Thị Phương Thảo - Vietjet hay Lê Thị Băng Tâm - HDBank... được giới kinh doanh gọi là các 'nữ tướng'. Những người phụ nữ đã gắn tên tuổi mình với những thương hiệu Việt được định giá tỷ USD.

Hai người phụ nữ ở Vinamilk

Vinamilk là thương hiệu sữa nổi tiếng hàng đầu Việt Nam. Hiện Vinamilk là công ty vốn hoá lớn nhất thị trường chứng khoán và đang tiến tới mục tiêu vào top 50 công ty sữa lớn nhất thế giới. Song hành với thành công của Vinamilk chính là vai trò “nữ tướng” Mai Kiều Liên.

Bà Liên được xem là những nữ doanh nhân thế hệ F1 ở Việt Nam với gần như cả cuộc đời làm việc gắn bó với Vinamilk. Bà được Fobes bình chọn trong Top 50 nữa doanh nhân Châu Á quyền lực nhất.

 

 

Bà Liên được đào tạo ở Nga về chuyên ngành sữa và gắn bó với Vinamilk từ thời bao cấp cho đến khi CPH và trở thành một DN lớn như hiện nay. Ở Vinamilk bà Liên là người có những quyết định mạnh mẽ như: Tiến hành tái cấu trúc Vinamilk (2003), đưa DN lên sàn chứng khoán (2006), quyết định đầu tư và ngừng đầu tư trong lĩnh vực bia, cà phê (giai đoạn 2005-2010). Hiện nay, bà đang cùng DN hướng tới mục tiêu lọt vào top 50 DN sản xuất sữa lớn nhất thế giới trong 5 năm tới.

Năm 2013, Vinamilk quyết định tách chức danh Chủ tịch HĐQT và Tổng giám đốc. Bà Liên bị chia sẻ quyền lực nhưng đồng thời lại xuất hiện một nữ tướng mới. Bà Lê Thi Băng Tâm giữ chức danh Chủ tịch HĐQT Vinamilk từ 25/7/2015.

Trước khi về Vinamilk, bà Tâm có 40 năm kinh nghiệm quản lý tài chính và từng quan chức cấp cao trong bộ máy nhà nước.

Bà Lê Thị Băng Tâm quê Phú Yên, là Tiến sỹ Kinh tế. Bà từng kinh qua nhiều vị trí quan trọng tại Bộ Tài chính như, Tổng Giám đốc Kho Bạc Nhà nước, Thứ trưởng Bộ Tài chính, Chủ tịch Hội đồng Quản trị – Tổng công ty đầu tư và kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC).

Đặc biệt, bà Tâm từng là Chủ tịch SCIC - Công ty mẹ của Vinamilk và ở cương vị này, bà đã cùng bà Mai Kiều Liên đưa Vinamilk từ một DNNN mới CPH từng bước phát triển như ngày hôm nay.

Nữ chủ tịch “danh gia vọng tộc” của Vietjet

Là hãng hàng không tư nhân đầu tiên được cấp phép hoạt động tại Việt Nam, Vietjet bắt đầu bay thương mại vào 2012 và nhanh chóng nổi lên chiếm 41,5% thị phần hàng không nội địa vào cuối quý II/2016.

Sự hiện diện của Vietjet được xem là nhân tố thúc đẩy sự cạnh tranh trên thị trường hàng không Việt Nam, góp phần biến dịch vụ xa xỉ này trở nên phổ cập hơn. Ở VietJet bên cạnh nữ tỷ phý USD Nguyễn Thị Phương Thảo còn 1 nữ tướng kín tiếng là bà Nguyễn Thanh Hà - Chủ tịch HĐQT.


 

 

Bà Nguyễn Thanh Hà, nguyên Cục phó - Cục Hàng không Việt Nam, người có bề dày kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực hàng không. Đặc biệt, bà Thanh Hà là con gái cố Đại tướng Nguyễn Chí Thanh - một gia đình danh tiếng, có nhiều đóng góp cho đất nước. Chính bà Thanh Hà là người quyết định khoác cho máy bay của Vietjet mầu cờ Tổ quốc, điểm ngôi sao vàng 5 cánh lên động cơ máy bay.


Theo bà Hà: “Trên thế giới hàng không giá rẻ rất phổ biến và thành công. Nhiều doanh nhân, chính trị gia, người nổi tiếng cũng lựa chọn hàng không giá rẻ làm phương tiện di chuyển chính. Hàng không giá rẻ phục vụ cho tất cả mọi đối tượng và làm cho mọi người xích lại gần nhau khi ngồi cùng nhau, bình đẳng cùng 1 hạng ghế trên những chuyến bay”.

“Bóng hồng” sau những thương vụ đình đám

Cách đây không lâu, HDBank vẫn là một NH nhỏ nhưng đã nhanh chóng vươn lên top 8 các ngân hàng tại Việt Nam chỉ trong vòng 5 năm với tổng tài sản trên 174.000 tỷ, vốn điều lệ 8.800 tỷ đồng.

Sự tăng tốc của HDBank gắn liền với các thương vụ M&A lớn trong ngành tài chính mà đứng đằng sau là tên tuổi của bà Nguyễn Thị Phương Thảo cùng sự sát cánh của bà Lê Thị Băng Tâm.

 

 

Nổi bật với danh hiệu nữ tỷ phú USD Việt Nam nhưng ít người biết từ năm 26 tuổi bà Thảo đã tham gia sáng lập và quản trị những ngân hàng tư nhân đầu tiên của Việt Nam. Thời điểm đó, bà được xem là một banker rẻ nhất Việt Nam. Dấu ấn hoạt động tài chính của bà Thảo gắn liền hai thương vụ M&A đình đám: sáp nhập DaiABank vào HDBank và mua công ty tài chính SGVF từ ngân hàng Société Générale (Pháp) rồi cùng đối tác Nhật Bản phát triển HD SAISON.

Bà Nguyễn Thị Phương Thảo là người khá kín tiếng nhưng đã trở thành “nổi tiếng bất đắc dĩ' khi trở thành nữ tỷ phú tự thân đầu tiên, duy nhất của Việt Nam và khu vực Đông Nam Á theo đánh giá của Forbes.

Mai Thảo/vietnamnet

Có thể bạn quan tâm

Xuất khẩu “về đích” sớm

Xuất khẩu “về đích” sớm

(GLO)- Năm 2024, Gia Lai đặt mục tiêu kim ngạch xuất khẩu đạt 750 triệu USD. Với nhiều yếu tố thuận lợi như giá các mặt hàng nông sản chủ lực tăng cao, thị trường được mở rộng, kim ngạch xuất khẩu của tỉnh đã “về đích” sớm trước 2 tháng.