Những nữ công dân tình nguyện nhập ngũ

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
(GLO)-Mang trong mình khát khao được cống hiến cho Tổ quốc, nhiều nữ công dân trên địa bàn tỉnh đã viết đơn tình nguyện lên đường nhập ngũ. 

Nói về lý do em tình nguyện viết đơn lên đường nhập ngũ, em Nguyễn Thái Hạnh Nguyên (phường Đống Đa, TP. Pleiku)-chia sẻ: Em có bố công tác trong môi trường quân đội nên từ nhỏ em đã ước mơ được khoác lên mình màu xanh áo lính, trở thành người Bộ đội Cụ Hồ. Vì thế, dù đã tốt nghiệp Trường Đại Học Luật TP. Hồ Chí Minh và đang làm việc cho một Công ty Luật tại TP. Hồ Chí Minh với mức lương khá cao nhưng em vẫn quyết định viết đơn tình nguyện lên đường nhập ngũ.

“Dù có chút lo lắng nhưng em sẽ cố gắng rèn luyện thật tốt để có một sức khỏe tốt, tư tưởng ổn định nhằm trưởng thành hơn và tiếp tục phát huy truyền thống gia đình để cống hiến cho đất nước. Mong muốn của em là được phục vụ lâu dài trong môi trường quân đội nên khi nghe tin mình đủ điều kiện tham gia nghĩa vụ quân sự, em rất vui và tự hào"- Hạnh Nguyên tâm sự.

Em Nguyễn Thái Hạnh Nguyên chụp hình kỷ niệm với bố mẹ và em trai trước lúc lên đường nhập ngũ. Ảnh: Nhật Hào

Em Nguyễn Thái Hạnh Nguyên chụp hình kỷ niệm với bố mẹ và em trai trước lúc lên đường nhập ngũ. Ảnh: Nhật Hào

Có nhiều năm công tác trong quân đội nên khi con gái viết đơn tình nguyện lên đường nhập ngũ, ông Nguyễn Văn Thành-Điều dưỡng trưởng (Khoa Chẩn đoán hình ảnh)-Bệnh viện Quân y 211 (Quân đoàn 3) không khỏi tự hào. “Tôi biết Nguyên có ước mơ được phục vụ lâu dài trong môi trường quân đội. Song thấy cháu có thành tích học tập tốt nên muốn cháu thi Đại học và trải nghiệm cuộc sống sinh viên trước để có vốn sống và trưởng thành hơn. Cũng rất vui là sau 4 năm trải nghiệm cuộc sống sinh viên và ra trường đi làm, cháu vẫn nuôi ước mơ được phục vụ trong môi trường quân đội. Bản thân tôi và gia đình rất tự hào khi cháu ý thức được nghĩa vụ, trách nhiệm của mình đối với đất nước”.

Trong niềm tự hào trước ngày con lên đường nhập ngũ, bà Thái Thị Hiền-mẹ của Nguyên cũng chia sẻ: Từ nhỏ đến lớn, Nguyên rất ngoan, tự giác trong học tập và sinh hoạt. Tuy nhiên, đối với môi trường quân đội, đây là môi trường lớn, có kỷ luật nghiêm nên tôi cũng có phần lo lắng. Tôi hy vọng cháu sẽ rèn luyện tốt và ngày càng trưởng thành để tiếp tục có nhiều cống hiến cho đất nước.

Cũng như Hạnh Nguyên, với ước mơ trở thành người chiến sĩ Quân y, em Vũ Thị Thùy Nhi (trú tại phường Đống Đa, TP. Pleiku) đã tình nguyện viết đơn lên đường nhập ngũ. Nhi cho biết, người ảnh hưởng nhiều nhất đến ước mơ của em là ông Vũ Văn Quang (bố Nhi), hiện đang công tác tại Tiểu đoàn Vận tải 827, Cục Hậu cần (Quân Đoàn 3). Mỗi khi nhìn thấy bố khoác bộ trang phục người lính, niềm mong mỏi được làm việc trong môi trường quân đội trong em càng lớn. Sau này, được tham gia các lớp học quân sự khi theo học tại Trường Đại học Nguyễn Tất Thành (TP.Hồ Chí Minh), được trải nghiệm lối sinh hoạt nề nếp, đúng giờ giấc, lối sống ngăn nắp, em càng quyết tâm được vào môi trường quân đội.

Với ước mơ trở thành chiến sĩ quân y, em Vũ Thị Thùy Nhi đã viết đơn lên đường nhập ngũ. Ảnh: Nhật Hào

Với ước mơ trở thành chiến sĩ quân y, em Vũ Thị Thùy Nhi đã viết đơn lên đường nhập ngũ. Ảnh: Nhật Hào

Với ước mơ đó, cuối năm 2023, sau khi tốt nghiệp ra trường, dù đã có việc làm tại TP. Hồ Chí Minh nhưng em vẫn quyết định viết đơn tình nguyện nhập ngũ để thực hiện hoài bão của mình. “Ban đầu, em cũng có chút hồi hộp nhưng được bố mẹ và chính quyền địa phương quan tâm, động viên, em vững tâm hơn. Em sẽ cố gắng rèn luyện thật tốt để có sức khỏe và năng lực hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ”-Nhi tâm sự.

Ngồi bên cạnh, bà Ninh Thị Thúy Hà- mẹ của Nhi bộc bạch: Nhìn thấy con có suy nghĩ chín chắn và luôn quyết tâm thể hiện trách nhiệm, nghĩa vụ của mình đối với đất nước, tôi rất yên tâm. Tôi mong con sẽ rèn luyện thật tốt để trở thành công dân có ích cho xã hội và được ở lại phục vụ lâu dài trong môi trường quân đội.

Tương tự, để thể hiện trách nhiệm và nghĩa vụ thiêng liêng đối với Tổ quốc, em Từ Bảo Vy (tổ 2, thị trấn Kông Chro, huyện Kông Chro) là nữ công dân duy nhất của huyện Kông Chro viết đơn tình nguyện lên đường nhập ngũ. Những ngày này, căn nhà của em rộn ràng người đến chúc mừng em trúng tuyển nghĩa vụ quân sự và động viên, nhắn nhủ em trước lúc lên đường.

Tất bật chuẩn bị mọi điều kiện tốt nhất để con gái yên tâm lên đường nhập ngũ, bà Bùi Thị Thủy (mẹ của Vy)-chia sẻ: Sau khi tốt nghiệp Trường Đại học Kinh tế Đà Nẵng, Vy đã có công việc ổn định tại Ngân hàng Vietcombank (Phòng giao dịch An Khê). Tuy nhiên, Vy vẫn luôn có ước mơ được trở thành Bộ đội Cụ Hồ nên cháu đã viết đơn tình nguyện nhập ngũ.

“Gia đình tôi rất ủng hộ quyết định của cháu. Hy vọng, cháu sẽ nỗ lực hết mình để rèn luyện thật tốt để trở thành người lính có bản lĩnh, có trách nhiệm với Tổ quốc”-bà Thủy tâm sự.

Đến thời điểm này, em Từ Bảo Vy (bên phải) đã sẵn sàng lên đường nhập ngũ . Ảnh: Nhật Hào

Đến thời điểm này, em Từ Bảo Vy (bên phải) đã sẵn sàng lên đường nhập ngũ . Ảnh: Nhật Hào

Với quyết tâm cao sẽ hoàn thành tốt nhiệm vụ, Vy cho biết: “Chúng em may mắn được sinh ra trong thời bình khi mà trước đó các thế hệ cha, anh đã đổ bao xương máu để giành được độc lập, tự do cho Tổ quốc. Bởi vậy, bản thân em luôn xác định việc thực hiện nghĩa vụ quân sự là trách nhiệm và nghĩa vụ thiêng liêng đối với Tổ Quốc. Vì thế, em sẽ cố gắng rèn luyện thật tốt để trưởng thành về mọi mặt".

Tham gia nghĩa vụ quân sự là thể hiện bản lĩnh, trách nhiệm của tuổi trẻ đối với Tổ quốc. Và việc các công dân tình nguyện viết đơn lên đường nhập ngũ đã trở thành nét đẹp đáng tự hào về tinh thần xung kích của tuổi trẻ Gia Lai trong thời đại mới.

Có thể bạn quan tâm

Gia Lai quy định mức tỷ lệ % để tính đơn giá thuê đất xây dựng công trình ngầm, đất có mặt nước

Gia Lai quy định mức tỷ lệ % để tính đơn giá thuê đất xây dựng công trình ngầm, đất có mặt nước

(GLO)- Phó Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Nguyễn Hữu Quế vừa ký ban hành Quyết định số 61/2004/QĐ-UBND quy định mức tỷ lệ phần trăm (%) để tính đơn giá thuê đất, mức đơn giá thuê đất xây dựng công trình ngầm, mức đơn giá thuê đất đối với đất có mặt nước trên địa bàn tỉnh.

Những mô hình thay đổi nếp nghĩ, cách làm của người dân Ia Rtô

Những mô hình thay đổi nếp nghĩ, cách làm của người dân Ia Rtô

(GLO)- Hưởng ứng cuộc vận động “Làm thay đổi nếp nghĩ, cách làm trong đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) để từng bước vươn lên thoát nghèo bền vững”, xã Ia Rtô (thị xã Ayun Pa, tỉnh Gia Lai) đã triển khai một số mô hình hay nhằm giúp người dân nâng cao nhận thức, tự lực vươn lên phát triển kinh tế.

Ia Ka đa dạng giải pháp hỗ trợ giảm nghèo

Ia Ka đa dạng giải pháp hỗ trợ giảm nghèo

(GLO)- Những năm qua, xã Ia Ka (huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai) chú trọng tuyên truyền, hướng dẫn bà con nông dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, đồng thời thực hiện tốt các chính sách an sinh xã hội, góp phần nâng cao hiệu quả công tác giảm nghèo.

Kông Chro mùa gió

Kông Chro mùa gió

(GLO)- Những dãy núi cứ thế hiện ra huyền ảo trong sương sớm. Mặt trời mùa gió thắm nhẹ vén màn mưa để trải ánh vàng xuống miền đất của người Bahnar phía rừng già. Và tôi đã có những ngày mê đắm nơi vùng đất Kông Chro.

Các doanh nghiệp, nhà đầu tư, hợp tác xã có thể gửi ý kiến về các khó khăn, vướng mắc, kiến nghị, đề xuất thông qua hệ thống Google form. Ảnh: Hà Duy

Gia Lai: Tiếp nhận kiến nghị, đề xuất của doanh nghiệp qua Google form

(GLO)- Sở Kế hoạch và Đầu tư vừa có Công văn số 3260/SKHĐT-DN đề nghị các sở, ban, ngành; UBND các huyện, thị xã, thành phố; các doanh nghiệp, nhà đầu tư, hợp tác xã và các Hội nghề nghiệp triển khai tiếp nhận ý kiến, kiến nghị của các nhà đầu tư, doanh nghiệp qua hệ thống Google form.

Gia Lai: Sơ kết 3 năm thực hiện Kế hoạch triển khai đề án “Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo Quốc gia đến năm 2025”

Gia Lai: Sơ kết 3 năm thực hiện Kế hoạch triển khai đề án “Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo Quốc gia đến năm 2025”

(GLO)- Chiều 14-11, Sở Khoa học và Công nghệ (KH-CN) Gia Lai tổ chức hội nghị sơ kết 3 năm thực hiện Kế hoạch triển khai đề án “Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo (ĐMST) Quốc gia đến năm 2025” trên địa bàn tỉnh.

Cần phát huy giá trị di tích: “Địa điểm vụ thảm sát nhân dân làng Tân Lập năm 1947”

Cần phát huy giá trị di tích: “Địa điểm vụ thảm sát nhân dân làng Tân Lập năm 1947”

(GLO)- Sáng 6-11, tại TP. Pleiku, Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch tỉnh Gia Lai tổ chức hội thảo khoa học di tích lịch sử “Địa điểm vụ thảm sát nhân dân làng Tân Lập năm 1947, xã Kông Bơ La, huyện Kbang” nhằm hoàn thiện hồ sơ, trình cấp có thẩm quyền đề nghị xếp hạng di tích quốc gia.

Lễ khánh thành lưới điện xã Tơ Tung đưa điện về quê hương Anh hùng Núp (ảnh ông Nguyễn Quang Hiền cung cấp).

Chuyện đưa điện lưới về làng Anh hùng Núp

(GLO)- Được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, diện mạo làng Stơr (xã Tơ Tung, huyện Kbang, tỉnh Gia Lai) ngày càng khởi sắc. Một trong những yếu tố then chốt làm nên sự “thay da đổi thịt” trên quê hương Anh hùng Núp chính là quyết tâm đưa điện lưới quốc gia đến với Stơr từ năm 1996 của UBND tỉnh.