Những giống lúa cổ trên đất bazan

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Thời trước, người Tây Nguyên phổ biến là canh tác lúa cạn. Cách đơn giản là đến cuối mùa khô chọn một khoảnh rừng, chặt những cây nhỏ, cây lùm bụi, để nguyên những cây cao lớn theo một mật độ thưa tự nhiên, chờ cho lá cành khô nỏ thì đốt. Sau đốt, cả đám đất ấy đầy tro than, sạch hết lá cỏ. Đất rừng tơi xốp nẩy lên màu mỡ. Rừng được đốt coi như một lần diệt tiệt các loài côn trùng sâu hại. 
Những cây cao lớn bị cháy sém gốc, coi như được dọn thực bì, được vệ sinh mầm bệnh, thiêu sạch mầm cỏ, hạt cỏ, chẳng những rất ít ảnh hưởng mà còn giúp cây có đời sống tốt hơn. Đám rẫy mới vẫn còn những cây đại thụ, gốc rễ nằm nguyên trong lòng đất, cả bề mặt hầu như không bị tác động, cấu tượng đất không bị đào bới, không bị phá vỡ, màu không bị rửa trôi. Đất ấy chỉ cần dùng cây gỗ nhọn chọt nhẹ đã tơi mềm, bỏ vào đó mấy hạt lúa. Yên chí, mấy hạt mưa thấm đất, lúa sẽ lũ lượt nẩy vươn mầm. Đây là cách canh tác lúa tối cổ “phát đốt chọc tỉa”. Nương lúa hầu như rất ít cỏ, cứ thế mà tốt. Đó chủ yếu là những cây lúa dài ngày thân cao. Lúa ấy thì con gái lên đến tầm ngực người lớn. Thời chiến tranh, người ta có thể trốn trong đám lúa rẫy một cách an toàn.
Mỗi năm làm một mùa rẫy khoảng 6 tháng, bắt đầu chớm mưa đến mùa khô thì lúa chín. Nó tuân thủ đúng một chu kỳ của những cỏ cây ngắn ngày ở cao nguyên. Lúa chín đúng vào mùa khô, thân lá, bông lúa, hạt lúa cứ thế phơi ra trong trời đất, cho đến khi khén thì mang gùi tuốt về kho (ngoại trừ những gốc lúa tốt, được cắt nguyên bông về treo trong nhà rẫy làm giống cho vụ sau). Lúa rẫy cây cứng nên ít bị đổ rạp, dé lúa ít bị rụng rơi. Người Tây Nguyên xưa không gặt lúa, không tuốt lúa và phơi lúa ở sân. 
Tầm 3-4 mùa, người trả lại đất cho rừng để đi mượn đám khác. Đất cũ sẽ lại mọc thành rừng mới. Đó là lối canh tác luân canh bỏ hóa tự nhiên rất phù hợp trên đất rừng nguyên sinh, dựa vào tài nguyên rừng mà tồn tại. Trồng lúa cách ấy ít phải làm cỏ, không phải bón phân. Thả hạt giống xong thì chờ ngày tuốt hạt. Năng suất lúa rẫy chỉ tầm 1,5 tấn/ha, tuy không cao nhưng chất lượng, hương vị thì rất tuyệt vời. Lúa rẫy Tây Nguyên xưa hạt tròn, nấu cơm mềm dẻo, thơm mà tơi, không dính tay, cơm nguội vẫn mềm ngon. Người Tây Nguyên thời trước khi không có bát đũa, cơm nấu xong cho ra rổ rá hoặc tấm lá cây lớn, để nguội nhón bằng tay mà ăn. Cơm gạo ấy không cần thức ăn cầu kỳ. Có thể chấm với muối cỏ thơm, muối é, muối kiến, rau xào, măng le, nấm rừng, cá nướng, thịt nướng… Và thế mà no, mà ngon, mà thú vị!
Người dân xã Krong (huyện Kbang) thu hoạch lúa Ba Rân. Ảnh: Trần Dung
Người dân xã Krong (huyện Kbang) thu hoạch lúa Ba Rân. Ảnh: Trần Dung
Sau ngày hòa bình thống nhất, cùng với công cuộc vận động làm lúa nước, việc giao thoa văn hóa đã khiến các giống lúa cổ ít được để ý, ngày càng mai một. Phần lớn các giống lúa rẫy đã được chuyển xuống trồng trên các chân ruộng nà, nhờ nước trời. Qua một thời gian bị lãng quên, đến nay, một số giống lúa cổ đã được chú trọng phục tráng. Trong đó, nhiều giống lúa cho gạo dẻo mềm săn, thơm ngọt.
Người Jrai có một số giống lúa đặc biệt ngon như Dai Gol, là giống lúa muộn, thời gian canh tác dài 6 tháng, thường trồng trên chân ruộng nà hoặc rẫy. Đây là giống lúa cho hạt gạo hơi dài có màu vàng ngà, cơm khô mà dẻo, thơm. Dai Gol thuộc giống lúa gạo ngon nhất trong các loại lúa cạn. Dai Quét là giống lúa cạn gạo dẻo, thơm ngon. Dai Jrao là giống lúa rẫy muộn, từ khi trồng đến thu hoạch dài 6 tháng, cơm dẻo, thơm ngon, ít dính. Giống lúa rẫy này thuộc loại đặc sản. Dai Luah, hạt giống gạo Dai Gol, cũng là giống lúa rẫy, cơm dẻo, ngon.
Các giống lúa thường, gồm có Dai Ký Nual, là giống lúa sớm, trồng 3 tháng, hạt gạo tròn màu trắng, cơm dẻo săn. Dai Tu là giống lúa muộn 6 tháng, có thể trồng được ở rẫy và ruộng nà. Dai Gro là giống sớm, trồng trong 3 tháng.
Ngoài ra, người Jrai còn có các giống nếp na ná nếp Lào, là loại gạo nếp nấu hoặc đồ xôi mềm thơm, nhưng săn hạt không dính tay, ăn ít ngầy ngán như nếp ruộng. Điển hình có Nhar Luah, là giống lúa nếp thơm ngon nhất, khô mà dẻo. Nếp này có thể trồng ở rẫy và ruộng nà. Nhar Gol (hạt tương tự lúa Dai Gol), là giống nếp ít dẻo, ít thơm. Giống nếp này chủ yếu trồng ở rẫy, sau này được trồng ở các chân ruộng nà. Còn người Bahnar có một số giống lúa ngon như Ba Chăm, Krol…
Ở một số vùng Đông Trường Sơn, ngày trước có trồng giống lúa bọc thép, hạt tròn to, màu đỏ, nấu cơm rất cứng. Có lẽ đó là giống lúa nguyên thủy nhất ở Gia Lai.
Ngày nay, nhu cầu bữa ăn ngày càng trở nên tinh tế, người ta bắt đầu chú trọng đến những loại gạo ngon, chất lượng. Với xu hướng đó, nhiều giống lúa cổ của Gia Lai có cơm thơm dẻo lại rời đang được tìm đến. Những giống lúa quý đã được nhiều nhà sản xuất sưu tầm nhân giống sản xuất hàng hóa. Nhiều loại gạo đã xây dựng được thương hiệu, làm thành sản phẩm OCOP, cho giá trị thương mại và chất lượng tiêu dùng cao. Điển hình như gạo Ba Chăm (xã Đak Trôi, huyện Mang Yang), gạo Krol (xã Hà Bầu, huyện Đak Đoa), gạo lứt Gol (xã Ia Kla, huyện Đức Cơ), gạo Kê (xã Ia Hrú, huyện Chư Pưh)…
Những loại giống lúa cổ có chất lượng tốt đã đến lúc rất cần được sưu tầm, gìn giữ, phục tráng bảo tồn gen quý và đưa vào sản xuất với những thương hiệu đặc sắc, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng đa dạng của thị trường. Một xu hướng đáng mừng cho các giống lúa cổ Gia Lai.
PHẠM ĐỨC LONG

Có thể bạn quan tâm

Gia Lai: Ưu tiên bố trí nguồn lực địa phương hỗ trợ các “địa chỉ nhân đạo”

Gia Lai: Ưu tiên bố trí nguồn lực địa phương hỗ trợ các “địa chỉ nhân đạo”

(GLO)- Ngày 6-5, UBND tỉnh Gia Lai ban hành Công văn số 1185/UBND-KGVX về việc tiếp tục triển khai thực hiện kiến nghị, đề xuất của Hội Chữ thập đỏ Việt Nam về cuộc vận động “Mỗi tổ chức, mỗi cá nhân gắn với một địa chỉ nhân đạo” và phát triển các mô hình công tác xã hội nhân đạo.

Gia Lai: Cắt giảm thời gian giải quyết các TTHC liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh thuộc thẩm quyền của Sở Y tế

Gia Lai: Cắt giảm thời gian giải quyết các TTHC liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh thuộc thẩm quyền của Sở Y tế

(GLO)- Ngày 5-5, Sở Y tế tỉnh Gia Lai có Thông báo số 1901/TB-SYT về việc cắt giảm thời gian giải quyết đối với các thủ tục hành chính (TTHC) liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh thuộc thẩm quyền giải quyết của đơn vị năm 2025.

Phú Thiện đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới

Phú Thiện đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới

(GLO)- Với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và sự đồng thuận của người dân, chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM) ở huyện Phú Thiện (tỉnh Gia Lai) đạt được những kết quả ấn tượng, đời sống người dân từng bước được nâng cao.

Nghĩa tình nơi biên giới

Nghĩa tình nơi biên giới

(GLO)- Tôi có mấy người bạn thân từ Hà Nội và Quảng Ngãi lên thăm Gia Lai, nguyện vọng của họ là muốn lên biên giới, thăm những người lính Biên phòng. Vậy là mình lại có thêm cái cớ để ngược hướng biên cương.

Chư Pưh: Những thành tựu đáng tự hào

Chư Pưh: Những thành tựu đáng tự hào

(GLO)- Sau hơn 15 năm thành lập trên cơ sở chia tách từ huyện Chư Sê, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân các dân tộc huyện Chư Pưh (tỉnh Gia Lai) đã đoàn kết, chung sức vượt qua mọi khó khăn, thách thức và đạt được nhiều thành tựu đáng tự hào.

Gia Lai sửa đổi, bổ sung 2 thủ tục hành chính trong lĩnh vực công tác dân tộc

Gia Lai sửa đổi, bổ sung 2 thủ tục hành chính trong lĩnh vực công tác dân tộc

(GLO)- Ngày 29-4, Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Rah Lan Chung đã ký Quyết định số 420/QĐ-UBND về việc công bố danh mục gồm 2 thủ tục hành chính (TTHC) sửa đổi, bổ sung trong lĩnh vực công tác dân tộc thuộc thẩm quyền giải quyết của UBND các huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn tỉnh.

Ia Pa: Dấu ấn 22 năm

Ia Pa - Dấu ấn 22 năm

(GLO)- Trải qua 22 năm xây dựng và phát triển, cán bộ và đồng bào các dân tộc huyện Ia Pa (tỉnh Gia Lai) đã không ngừng nỗ lực vượt qua khó khăn, khai thác tiềm năng, lợi thế để phát triển kinh tế-xã hội, giữ vững quốc phòng-an ninh.

Nghĩa tình với người dân thôn Plei Hek

Nghĩa tình với người dân thôn Plei Hek

(GLO)- Ngày 29-4, đoàn y, bác sĩ Bệnh viện Y dược cổ truyền và Phục hồi chức năng, Công ty Thiên Phúc Farma, Công ty CPTM Natulife Việt Nam tổ chức chương trình khám bệnh, phát thuốc miễn phí và tặng quà bà con thôn Plei Hek (xã Chư A Thai, huyện Phú Thiện)-thôn kết nghĩa với Sở Y tế Gia Lai.

Đổi thay ở xã anh hùng

Đổi thay ở xã anh hùng Ia Phìn

(GLO)- Phát huy truyền thống anh hùng, Đảng bộ, chính quyền và người dân xã Ia Phìn (huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai) tiếp tục đoàn kết, chung tay xây dựng quê hương ngày càng phát triển. Cuối năm 2017, xã được UBND tỉnh công nhận đạt chuẩn nông thôn mới.

Sở Y tế tỉnh Gia Lai trao tiền hỗ trợ em Nêu

Sở Y tế tỉnh Gia Lai trao tiền hỗ trợ em Nêu

(GLO)- Chiều 28-4, đoàn công tác của Sở Y tế tỉnh Gia Lai do Phó Giám đốc Ksor Hiền-Giám đốc Quỹ Bảo trợ trẻ em tỉnh làm trưởng đoàn đến thăm hỏi, động viên và trao tiền hỗ trợ cho em Nêu (SN 2018, làng Kol, xã Trang, huyện Đak Đoa) mồ côi cả cha và mẹ.

Pleiku: Thành phố trẻ trên cao nguyên xanh

Pleiku: Thành phố trẻ trên cao nguyên xanh

(GLO)- Giữa bạt ngàn đồi núi Tây Nguyên, Pleiku hiện lên như một viên ngọc thô đang dần được mài giũa. Không ồn ào náo nhiệt như TP. Hồ Chí Minh hay cổ kính, trầm mặc như Huế… song Pleiku lại có một sức hút riêng, khiến bất kỳ ai đã đến đây đều không thể quên.