Nhớ Trường Tiểu học Nông trường Hà Tam

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
(GLO)- Trường Tiểu học Đinh Tiên Hoàng (thị trấn Đak Pơ, tỉnh Gia Lai) tiền thân là Trường Tiểu học Nông trường Hà Tam. Đây là ngôi trường dành cho con em cán bộ, công nhân thuộc Nông trường chăn nuôi Hà Tam. Qua năm tháng, dấu xưa chỉ còn là địa điểm nhưng vẫn tươi nguyên trong ký ức các thế hệ học sinh, thầy-cô giáo bao nhiêu kỷ niệm đẹp về ngôi trường.

Cô Lê Thị Oanh-giáo viên thuộc thế hệ đầu tiên ở trường nhớ lại: Những năm đầu, con em của Nông trường độ tuổi đến trường ít (vì số công nhân ít), các em theo học tại Trường Tiểu học xã Cư An cách xa nhà độ 6-7 km, có xe của nông trường đưa đón. Khi số lượng học sinh tăng, Giám đốc Nông trường khi đó là ông Nguyễn Bá Triếp bàn với thầy Nguyễn Văn Thuế-Hiệu trưởng đầu tiên của trường chọn vị trí, sử dụng hoàn toàn nguồn kinh phí, nhân lực của nông trường tiến hành giải phóng mặt bằng; xây dựng, mua sắm trang-thiết bị dạy và học. Khuôn viên trường có tổng diện tích hơn 20.000 m2 với 4 phòng xây kiên cố; khai giảng năm học đầu tiên vào tháng 9-1979, sau 3 năm so với mốc thời gian Nông trường thành lập.

Trường Tiểu học Đinh Tiên Hoàng ngày nay. Ảnh nguồn dakpo.gialai.gov.vn

Trường Tiểu học Đinh Tiên Hoàng ngày nay. Ảnh nguồn dakpo.gialai.gov.vn

Ông Nguyễn Hoàng Anh (tổ 1, thị trấn Đak Pơ)-cựu học sinh của trường-hào hứng kể cùng tôi chuyện cũ: “Năm học đầu tiên, trường chỉ có 2 lớp khối 1 và 2, chừng 20-25 học sinh/lớp. Vì “nén” số lượng học sinh/lớp đủ vừa, nên có những bạn ở quê đã/đang học lớp 3, lớp 4 buộc quay lại “ngồi nhầm lớp” 1 hoặc 2. Đó là lý do, tuy học cùng lớp nhưng tuổi thật của chúng tôi lại chênh nhau nhiều”.

Hồi đó, địa bàn cư trú gia đình công nhân trải rộng ở các xã An Thành, thị trấn Đak Pơ bây giờ. Con em của họ muốn theo học bậc THCS phải đến trung tâm huyện An Khê, quãng đường tính từ nhà gần nhất cũng tới 20 km. Giao thông khó khăn, cái nghèo đeo bám, tìm nơi trọ học cũng khó, vì thế, năm học 1984-1985, Trường Tiểu học-THCS Nông trường Hà Tam ra đời, đáp ứng nhu cầu học tập không chỉ con em của cán bộ, công nhân thuộc Nông trường mà cả học sinh ở các xã Cư An, Tân An, Hà Tam. Đến năm 1988, trường được đổi tên thành Trường Phổ thông cơ sở xã An Thành.

Ngày 29-8-2001, khi thị trấn Đak Pơ được thành lập, Trường Phổ thông cơ sở xã An Thành được “trả lại tên” cho xã An Thành. Trên nền đất cũ, Trường Tiểu học Đinh Tiên Hoàng được hình thành và phát triển như hôm nay. Được biết, chất lượng giáo dục toàn diện của nhà trường luôn ở tốp đầu trong các trường tiểu học của huyện Đak Pơ.

Có thể bạn quan tâm

Các thành viên Câu lạc bộ “Thủ lĩnh của sự thay đổi” Trường Phổ thông Dân tộc bán trú Tiểu học và THCS Đăk Rong (xã Đăk Rong) trao đổi kiến thức, kỹ năng giao tiếp. Ảnh: N.M

CLB thủ lĩnh của sự thay đổi: Sân chơi bổ ích cho học sinh dân tộc thiểu số

(GLO)- Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) huyện Kbang phối hợp với một số trường học trên địa bàn ra mắt câu lạc bộ (CLB) “Thủ lĩnh của sự thay đổi”. Câu lạc bộ trở thành sân chơi bổ ích giúp các em học sinh vùng đồng bào dân tộc thiểu số có thêm điều kiện giao lưu, bổ sung kiến thức, kỹ năng sống.

Phát động cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm 2024

Phát động cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm 2024

(GLO)- Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) vừa có công văn phát động cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm 2024. Cuộc thi nhằm lan tỏa tình cảm tốt đẹp của học sinh đối với thầy-cô giáo; đồng thời tôn vinh tấm gương nhà giáo tiêu biểu, cống hiến cho ngành Giáo dục.

Trường học không điện thoại di động

Trường học không điện thoại di động

Trường THPT Nguyễn Thượng Hiền (Q.Tân Bình, TP.HCM), nhiều năm giữ vị trí số 1 trong các trường có điểm chuẩn vào lớp 10 cao nhất TP, cấm học sinh dùng điện thoại di động trong bao nhiêu năm qua, kể cả giờ ra chơi, ăn bán trú, nghỉ trưa.