Nhiều trường hợp đề IELTS bị rò rỉ trước khi thi, sẵn luôn cả đáp án?

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Tại một số quốc gia Nam Á, những hành vi gian lận trong kỳ thi IELTS như làm giả chứng chỉ, tuồn đề trước ngày thi hay thậm chí 'thi hộ' ngày càng phổ biến.

Gian lận trong kỳ thi IELTS đang diễn ra ở một số quốc gia Nam Á
Gian lận trong kỳ thi IELTS đang diễn ra ở một số quốc gia Nam Á

Lợi dụng thi IELTS trên giấy?

Xác nhận với tờ The PIE News mới đây, một cán bộ IDP từ Pakistan cho biết nhiều giáo viên luyện thi IELTS và công ty tư vấn du học ở nước này đã lợi dụng kỳ thi IELTS trên giấy để thực hiện hành vi gian lận. "Đề thi thường bị rò rỉ từ một nguồn không xác định, có thể vào đêm trước ngày thi. Điều này xảy ra có thể do kỳ thi tổ chức trên toàn cầu và có sự chênh lệch múi giờ giữa các địa điểm khảo thí", vị cán bộ này nêu ý kiến.

Theo vị này, đội ngũ IDP tại Pakistan đã chứng kiến có những người trả 1.700.000 PKR (khoảng 130 triệu đồng) để mua điểm và tình trạng gian lận điểm thi IELTS xảy ra nhiều nhất ở tỉnh Punjab, nhất là ở các thành phố lớn như Lahore, Faisalabad... Thậm chí, đơn vị này còn phát hiện một tư vấn viên có quyền truy cập vào đáp án của mọi kỳ thi và ở mỗi ngày thi, khoảng 350 học viên của người này sẽ được nhận đáp án từ trước.

Trước đây các thí sinh gian lận chỉ bị cấm thi tạm thời. Nhưng bây giờ, nếu bị phát hiện, kết quả thi IELTS của họ sẽ bị hủy bỏ vĩnh viễn, vị cán bộ từ IDP, một trong những đơn vị đồng tổ chức kỳ thi IELTS trên toàn cầu, nhấn mạnh.

Theo bà Kousar Sharif, Giám đốc trung tâm luyện thi IELTS Nextage Institute ở Lahore, Pakistan, việc gian lận điểm thi IELTS có sự nhúng tay của những kẻ môi giới bất chính, hứa hẹn nâng điểm cho thí sinh bằng cách làm giả hồ sơ và các dịch vụ khác. Một số kẻ môi giới còn thu 700.000 PKR (64 triệu đồng) cho điểm IELTS 6.0, và thậm chí gửi thí sinh đến Các tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất để gian lận trong phần thi nói.

"Để giải quyết những vấn đề này, các tổ chức cấp chứng chỉ thi như IDP, Hội đồng Anh và Cambridge phải tăng cường kiểm soát nội bộ và quy trình tuyển dụng. Ngoài ra, các bên liên quan cũng phải triển khai công nghệ giám sát hoạt động của nhân viên và đảm bảo rằng tất cả nhân viên liên quan đến việc xử lý điểm số đều được kiểm tra kỹ lưỡng", bà Sharif chia sẻ.

Tại Việt Nam, Thanh Niên cũng từng phản ánh về việc nhiều đối tượng chuyên quảng cáo rao bán đề thi IELTS "thật" với giá từ vài triệu đến cả trăm triệu đồng
Tại Việt Nam, Thanh Niên cũng từng phản ánh về việc nhiều đối tượng chuyên quảng cáo rao bán đề thi IELTS "thật" với giá từ vài triệu đến cả trăm triệu đồng

"Thi hộ" chứng chỉ cũng nở rộ

Một xu hướng mới xuất hiện ở Pakistan là "thi hộ" các chứng chỉ tiếng Anh, tức các đối tượng môi giới gian lận sẽ hỗ trợ thí sinh làm bài hay thậm chí đóng giả thí sinh để làm thay, nhất là ở các bài thi trực tuyến. "Họ có thể qua mặt hệ thống an ninh, nhất là trong các phần thi nghe, đọc và viết", tiến sĩ Osamah Qureshi, Giám đốc Văn phòng giáo dục Ireland, người có hơn 20 năm kinh nghiệm giám sát các kỳ thi tiếng Anh, phản ánh.

Được biết, ngày càng nhiều bài thi mới được tổ chức hoàn toàn trực tuyến như DET, và những bài thi truyền thống cũng ra mắt phiên bản thi trực tuyến tại nhà, ví dụ như IELTS Online. Tiến sĩ Qureshi nói thêm, hầu hết trường hợp "thi hộ" ở Pakistan đều nhằm mục đích ứng tuyển vào các ĐH tại Anh, và nhiều trường đã yêu cầu thí sinh thi trực tiếp tại trung tâm khảo thí để đề phòng vấn nạn này.

Tại Nam Á, một quốc gia khác là Ấn Độ đang xuất hiện nhiều vụ lừa đảo liên quan đến các IELTS trong những năm gần đây. Ở bang Gujarat, gần 1.000 thí sinh đã gian lận để đạt điểm cao khiến chính quyền phải ra thông báo truy nã những kẻ lừa đảo. Còn ở bang Punjab, nhiều người trở thành nạn nhân của các vụ lừa đảo trực tuyến khi cố mua chứng chỉ IELTS theo quảng cáo qua mạng mà không cần thi, tờ The Indian Express đưa tin.

Trong khi đó, tại Việt Nam, Thanh Niên đã nhiều lần đề cập đến các hoạt động gian lận liên quan đến nhiều loại chứng chỉ tiếng Anh quốc tế như "Hơn trăm triệu đồng mua đề thi IELTS 'thật'?", "Đua nhau 'học giả' kiếm chứng chỉ tiếng Anh thật"... liên quan đến các kỳ thi IELTS, Aptis, VSTEP và TOEIC. Trả lời Thanh Niên thời điểm đó, cả IDP và Hội đồng Anh đều khẳng định không có dấu hiệu lọt đề trong quá trình tổ chức thi.

Theo Ngọc Long (TNO)

Có thể bạn quan tâm

“Chìa khóa” nâng cao chất lượng giáo dục

“Chìa khóa” nâng cao chất lượng giáo dục

(GLO)- Đề án tăng cường tiếng Việt trên cơ sở tiếng mẹ đẻ cho trẻ mầm non người dân tộc thiểu số (DTTS) giai đoạn 2021-2025 được ngành Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) tỉnh Gia Lai triển khai đang là “chìa khóa” để nâng cao chất lượng giáo dục.

Các trường đại học ủng hộ bỏ xét tuyển sớm

Các trường đại học ủng hộ bỏ xét tuyển sớm

Bỏ xét tuyển sớm, bổ sung ngưỡng đảm bảo đầu vào đối với nhóm ngành sư phạm, nhóm ngành Sức khỏe - Y dược (có cấp chứng chỉ hành nghề) là hai điểm mới trong dự thảo Quy chế tuyển sinh đại học (ĐH) năm 2025 mà Ban soạn thảo vừa điều chỉnh.

Mô hình điểm bảo đảm trật tự an toàn giao thông trong trường học: Hiệu quả thiết thực

Mô hình điểm bảo đảm trật tự an toàn giao thông trong trường học: Hiệu quả thiết thực

(GLO)- Mô hình điểm về công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông (TTATGT) trong trường học được triển khai tại Trường THPT Ya Ly (huyện Chư Păh) bước đầu mang lại hiệu quả, góp phần giảm thiểu tình trạng ùn tắc giao thông trước cổng trường và xây dựng môi trường giao thông an toàn, thân thiện.