Nhiều tiện ích trong kê đơn thuốc điện tử tại Trung tâm Y tế TP. Pleiku

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Từ cuối năm 2022 đến nay, Trung tâm Y tế TP. Pleiku (tỉnh Gia Lai) triển khai kê đơn thuốc bằng hình thức điện tử (kê đơn thuốc điện tử) bước đầu đã mang lại nhiều thuận tiện cho cả bác sĩ và người dân trong quá trình khám bệnh, chữa bệnh.

Trung tâm Y tế TP. Pleiku gồm có bệnh viện và 22 trạm y tế xã, phường. Nhằm đáp ứng nhiệm vụ chăm sóc sức khỏe nhân dân trên địa bàn thành phố, Trung tâm Y tế TP. Pleiku đã đầu tư trang thiết bị y tế, nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ y tế, chất lượng khám, chữa bệnh mang lại sự hài lòng cho bệnh nhân cũng như thân nhân người bệnh. Ngành Y tế thành phố đã chỉ đạo, triển khai thực hiện tốt các văn bản, quy định, chỉ thị của Đảng và Nhà nước về công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân trong tình hình mới. Thường xuyên tổ chức các buổi truyền thông, tư vấn giáo dục sức khỏe cho nhân dân, đặc biệt là người đồng bào dân tộc thiểu số về cải thiện tình trạng dinh dưỡng, phòng-chống bệnh tật và tiêm chủng đầy đủ, đúng liều.

Bác sĩ Trung tâm Y tế TP. Pleiku khám bệnh cho người dân. Ảnh: Như Nguyện

Bác sĩ Trung tâm Y tế TP. Pleiku khám bệnh cho người dân. Ảnh: Như Nguyện

Từ cuối năm 2022, thực hiện chỉ đạo của Bộ Y tế, sau nhiều bước chuẩn bị về cơ sở vật chất, trang thiết bị, tập huấn cho cán bộ, bác sĩ… việc kê đơn thuốc điện tử đã được triển khai tại Trung tâm Y tế TP. Pleiku. Bác sĩ CKI Vũ Hạnh Nguyên-Trưởng Khoa khám bệnh (Trung tâm Y tế TP. Pleiku) thông tin: Trung bình một ngày, trung tâm tiếp nhận khám cho từ 550 đến trên 600 bệnh nhân. Cao điểm đầu tuần và cuối tuần có khi trên 700 bệnh nhân. Việc áp dụng kê đơn thuốc điện tử đã góp phần nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh, mang đến sự tiện lợi cho các y, bác sĩ và sự hài lòng cho người bệnh.

Theo bác sĩ Vũ Hạnh Nguyên, ưu điểm của kê đơn thuốc điện tử là tăng tính chính xác. Sử dụng đơn thuốc điện tử giúp giảm thiểu sai sót do việc đọc và viết sai thông tin bằng tay. Hệ thống điện tử cho phép bác sĩ ghi chính xác thông tin về liều lượng, tần suất, chỉ định của thuốc. Bên cạnh đó, kê đơn thuốc điện tử giúp tiết kiệm thời gian từ đó giảm thiểu thời gian giao tiếp và việc ghi chép thủ công, giúp cải thiện hiệu quả làm việc và giảm thời gian chờ đợi cho bệnh nhân.

“Hệ thống đơn thuốc điện tử cho phép lưu trữ và chia sẻ thông tin về thuốc, bệnh án và lịch sử điều trị của bệnh nhân một cách dễ dàng. Điều này giúp các chuyên gia y tế truy cập thông tin cần thiết nhanh chóng, đồng thời tăng tính liên kết giữa các cơ sở y tế và các chuyên gia khác nhau. Giảm rủi ro và tương tác thuốc vì hệ thống đơn thuốc điện tử có thể kiểm tra tương tác thuốc tự động và cảnh báo cho bác sĩ về bất kỳ tương tác tiềm năng nào giữa các loại thuốc, giúp giảm rủi ro liên quan đến sử dụng đồng thời nhiều loại thuốc không tương thích và cải thiện an toàn cho bệnh nhân. Giảm tình trạng lạm dụng thuốc từ đó giảm nguy cơ lạm dụng thuốc. Bác sĩ có thể xem lại lịch sử kê đơn của bệnh nhân và xác định liệu trình điều trị phù hợp, đồng thời giới hạn việc kê đơn quá mức”- bác sĩ Nguyên cho biết.

Việc kê đơn thuốc điện tử tại Trung tâm Y tế TP. Pleiku góp phần nâng cao chất lượng khám chữa bệnh, mang đến sự tiện lợi cho các y, bác sĩ và sự hài lòng cho người bệnh. Ảnh: Như Nguyện

Việc kê đơn thuốc điện tử tại Trung tâm Y tế TP. Pleiku góp phần nâng cao chất lượng khám chữa bệnh, mang đến sự tiện lợi cho các y, bác sĩ và sự hài lòng cho người bệnh. Ảnh: Như Nguyện

Ông Hoàng Chính Thuần (tổ 10, phường Ia Kring, TP. Pleiku) chia sẻ: Việc kê đơn thuốc điện tử nhanh chóng, tiện lợi, chữ rõ ràng. Mình đi khám về không tiện xem thì con cái có thể đọc và hướng dẫn mình uống thuốc đúng quy định, không sợ sai. Trước kia, đơn thuốc viết tay nhiều lúc khó đọc. Còn bà Trần Thị Xuân (tổ 6, phường Yên Đỗ. TP. Pleiku) cho hay: Tôi bị bệnh cao huyết áp với đái tháo đường nên thường đến khám chữa bệnh tại Trung tâm Y tế TP. Pleiku. Hiện nay kê đơn thuốc điện tử nên người bệnh cao tuổi như tôi cũng đọc được, không bị nhầm lẫn khi uống thuốc, tôi đánh giá rất cao việc này.

Theo Giám đốc Trung tâm Y tế TP. Pleiku Lê Thiện Thanh, hiện nay Trung tâm Y tế TP. Pleiku đã triển khai thực hiện việc kê đơn thuốc điện tử đồng bộ từ bệnh viện tới 22 trạm y tế xã, phường trên địa bàn thành phố. “Đơn vị đã đầu tư trang thiết bị, máy móc, nâng cấp phần mềm phục vụ cho việc kê đơn thuốc điện tử đảm bảo công tác khám, chữa bệnh cho bệnh nhân. Đã tiến hành tập huấn cho toàn bộ y, bác sĩ, điều dưỡng tại bệnh viện và y, bác sĩ tại xã, phường về việc kê đơn thuốc điện tử. Lớp tập huấn nhằm hoàn thiện việc kết nối liên thông đơn thuốc đã kê tới hệ thống thông tin quốc gia quản lý kê đơn thuốc theo quy định của Bộ Y tế. Đặc biệt đã hướng dẫn cho bác sĩ các khoa, phòng và 22 trạm y tế xã, phường việc tự đăng ký tài khoản liên thông theo địa chỉ: http://donthuocquocgia.vn . Đảm bảo việc liên thông gửi đơn thuốc điện tử tới hệ thống đơn thuốc quốc gia (bao gồm đơn ngoại trú và tổng hợp thuốc sử dụng nội trú). Trong năm 2023, số đơn thuốc Trung tâm Y tế TP. Pleiku đã gửi lên hệ thống đơn thuốc Quốc gia đã được phê duyệt là 85.738 đơn”- bác sĩ Thanh cho biết.

Hiện nay Trung tâm Y tế TP. Pleiku đã triển khai thực hiện việc kê đơn thuốc điện tử đồng bộ từ bệnh viện tới 22 trạm y tế xã, phường trên địa bàn thành phố. Ảnh: Như Nguyện

Hiện nay Trung tâm Y tế TP. Pleiku đã triển khai thực hiện việc kê đơn thuốc điện tử đồng bộ từ bệnh viện tới 22 trạm y tế xã, phường trên địa bàn thành phố. Ảnh: Như Nguyện

Theo bác sĩ Thanh, việc kê đơn thuốc điện tử tại Trung tâm Y tế TP. Pleiku còn gặp một số khó khăn, trong đó bác sĩ phải đăng ký được tài khoản trên hệ thống đơn thuốc Quốc gia và được cập nhật vào hệ thống His. Kinh phí đầu tư, nâng cấp phần mềm còn hạn chế và hiện đơn vị chưa triển khai được bệnh án điện tử. Đơn vị đang tiếp tục khắc phục các hạn chế, tồn tại để việc kê đơn thuốc điện tử nói riêng, chuyển đổi số phục vụ công tác khám chữa bệnh nói chung được triển khai thuận lợi, góp phần nâng cao chất lượng khám chữa bệnh và hướng đến sự hài lòng của người bệnh.

Có thể bạn quan tâm

Gia Lai: Hướng dẫn chuyên môn về điều tra, xử lý vụ ngộ độc thực phẩm

Gia Lai: Hướng dẫn chuyên môn về điều tra, xử lý vụ ngộ độc thực phẩm

(GLO)- Ngày 18-12, tại TP. Pleiku, Chi cục An toàn Vệ sinh thực phẩm Gia Lai tổ chức hội nghị hướng dẫn chuyên môn về điều tra, xử lý vụ ngộ độc thực phẩm, lấy mẫu thực phẩm và bệnh phẩm khi xảy ra vụ ngộ độc thực phẩm và triển khai kế hoạch của Ban Chỉ đạo liên ngành về an toàn thực phẩm tỉnh.

Việt Nam ghi nhận 2 ca bệnh cực hiếm, toàn cầu mới có 4 trường hợp

Việt Nam ghi nhận 2 ca bệnh cực hiếm, toàn cầu mới có 4 trường hợp

Ngày 14/12, tại Hội nghị Khoa học Kỹ thuật với chuyên đề “Nâng cao hiệu quả và chất lượng điều trị tai mũi họng” được Bệnh viện Tai Mũi Họng TPHCM tổ chức, các bác sĩ đã chính thức công bố về 2 ca mắc bệnh cực hiếm vừa được ghi nhận tại Việt Nam, y văn thế giới mới chỉ có 4 trường hợp được báo cáo.

Gia Lai thêm 2 huyện được công nhận loại trừ sốt rét

Gia Lai thêm 2 huyện được công nhận loại trừ sốt rét

(GLO)- Ngày 11-12, tại Trung tâm Y tế Mang Yang (tỉnh Gia Lai), ông Nguyễn Văn Đồng-Phó Giám đốc phụ trách Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh (CDC) đã trao quyết định của CDC về việc công nhận huyện Mang Yang đạt tiêu chí loại trừ bệnh sốt rét năm 2024 cho đại diện lãnh đạo Trung tâm Y tế huyện.

Cán bộ y tế TP. Pleiku tuyên truyền về phòng-chống sốt rét đến người dân. Ảnh: N.N

Pleiku loại trừ sốt rét

(GLO)- Ngày 6-12 vừa qua, TP. Pleiku được công nhận đạt tiêu chí loại trừ bệnh sốt rét năm 2024. Đây là thành quả cho những nỗ lực của địa phương trong công tác phòng-chống một trong những căn bệnh tồn tại dai dẳng trong cộng đồng.

Gia Lai: Triển khai vắc xin Rota tiêm chủng mở rộng

Gia Lai: Triển khai vắc xin Rota tiêm chủng mở rộng

(GLO)- Ngày 11-12, tại TP. Pleiku, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Gia Lai tổ chức tập huấn triển khai vắc xin Rota cho trẻ dưới 1 tuổi trong chương trình tiêm chủng mở rộng tại tỉnh Gia Lai năm 2024- 2025 cho 28 cán bộ y tế phụ trách chương trình tiêm chủng mở rộng tại tỉnh.