Nhiều nơi nới lỏng biện pháp kiểm soát

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Trong bối cảnh vẫn còn nhiều ca nhiễm Covid-19, nhưng nhiều địa phương đã cho phép một số loại hình kinh doanh, dịch vụ hoạt động trở lại với nguyên tắc bắt buộc 5K, khai báo y tế điện tử…

Người dân đi chợ theo mô hình đưa chợ ra phố tại TP.Nha Trang (Khánh Hòa). Ảnh: Bá Duy
Người dân đi chợ theo mô hình đưa chợ ra phố tại TP.Nha Trang (Khánh Hòa). Ảnh: Bá Duy


Lâm Đồng

Từ khi ghi nhận ca Covid-19 đầu tiên vào đầu tháng 7, đến 9.9, Lâm Đồng (khoảng 1,2 triệu dân) ghi nhận 261 ca nhiễm Covid-19, trong đó có 193 ca đã điều trị khỏi, chỉ còn 68 ca đang tiếp tục điều trị. Trong khoảng thời gian này, tỉnh không thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 15 hoặc Chỉ thị 16 của Thủ tướng trên phạm vi toàn tỉnh mà chỉ áp dụng riêng đối với từng xã, thị trấn có ổ dịch để kiểm soát chặt chẽ. Cách ứng biến tùy tình hình dịch bệnh Covid-19 đã giảm áp lực rất lớn đến đời sống, an sinh bởi tất cả đều không phải “ai ở đâu ở yên đấy”.

Khi tình hình “sáng” hơn, từ chiều 8.9, Lâm Đồng cho phép một số loại hình dịch vụ hoạt động trở lại như quán ăn uống, siêu thị, chợ, dịch vụ hớt tóc và làm đẹp, du lịch nội tỉnh, các điểm tham quan và cơ sở lưu trú du lịch được đón khách.

Phú Yên

Tỉnh thực hiện nới lỏng giãn cách xã hội theo Chỉ thị 15 từ ngày 6.9; chỉ có một vài xã, phường của TP.Tuy Hòa thì vẫn còn thực hiện giãn cách theo Chỉ thị 16 đến ngày 12.9.

Những ngày qua, các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn, uống ở Phú Yên đã hoạt động trở lại nhưng chỉ bán hàng mang về. Việc đi lại vẫn còn hạn chế nhưng người dân có việc cần thiết thì vẫn được phép ra đường. Các chợ trên địa bàn tỉnh Phú Yên cũng đã hoạt động trở lại nhưng chỉ bán các mặt hàng thiết yếu.

Đà Nẵng

Đà Nẵng đang điều trị cho 1.524 ca Covid-19. Sau 20 ngày phong tỏa toàn địa bàn, Đà Nẵng đã chuyển sang trạng thái bình thường mới: vùng đỏ tiếp tục phong tỏa chặt chẽ; vùng vàng người dân được đi làm thông qua kiểm soát giấy đi đường QR Code. Với vùng xanh thì cư dân còn được tập thể dục từ 5 - 7 giờ sáng, được mở quán bán hàng mang đi… Đà Nẵng hiện có 18/56 xã, phường của 5 quận, huyện thuộc vùng xanh.

Đà Nẵng đã tiêm vắc xin cho hơn 296.000 người, trong đó số người tiêm mũi 1 là 239.000 người. Mục tiêu trong tháng 9 sẽ tiêm bao phủ ít nhất mũi 1 cho người dân trên địa bàn. Bí thư Thành ủy Đà Nẵng Nguyễn Văn Quảng khẳng định độ bao phủ vắc xin sớm bao nhiêu thì khả năng mở cửa các hoạt động, dịch vụ trở lại càng sớm bấy nhiêu.

Long An

Từ 27.5 đến 9.9, Long An ghi nhận hơn 27.246 ca nhiễm, là tỉnh có số ca nhiễm nhiều nhất khu vực Tây Nam bộ, nhiều gấp đối tỉnh xếp thứ nhì về số ca nhiễm là Tiền Giang. Hiện 97% số người trên 18 tuổi (hơn 1,4 triệu người) ở Long An đã được tiêm mũi 1 vắc xin, trong đó hơn 5% đã tiêm mũi 2.

Từ ngày 7.8, TX.Kiến Tường, các huyện vùng xanh gồm Tân Trụ, Vĩnh Hưng, Tân Thạnh, Thạnh Hóa, Đức Huệ, Mộc Hóa đã áp dụng Chỉ thị 15, đồng thời đã dỡ bỏ tất cả các chốt/trạm kiểm soát dịch nội bộ trong các huyện vùng xanh, chỉ để lại các chốt cửa ngõ ra vào huyện. Người dân được đi lại; các nhà hàng, quán ăn, chợ truyền thống, cửa hàng tiện ích… được hoạt trở lại nhưng chỉ bán mang về.

Bình Dương

Tính đến ngày 9.9, trên địa bàn đã có 4 huyện gồm: Bàu Bàng, Dầu Tiếng, Phú Giáo và Bắc Tân Uyên công bố vùng xanh, thực hiện Chỉ thị 15+, không áp dụng khung giờ hạn chế ra đường. Riêng TP.Thủ Dầu Một, TP.Dĩ An, TP.Thuận An, TX.Tân Uyên và TX.Bến Cát vẫn đang tiếp tục thực hiện Chỉ thị 16 tăng cường, áp dụng khung giờ hạn chế ra đường.

Bình Dương có khoảng 1,5 triệu người đã được tiêm vắc xin phòng Covid-19. UBND tỉnh đang xây dựng kế hoạch hoạt động trở lại trong trạng thái bình thường mới, ưu tiên được ra đường đối với người đã tiêm vắc xin mũi 1 (đủ 20 ngày) và người đã tiêm mũi 2. Đến nay, Bình Dương ghi nhận khoảng 142.000 ca Covid-19, trong đó có 88.504 người được điều trị khỏi bệnh và 1.210 bệnh nhân tử vong.

Theo Đỗ Trường - Bắc Bình - Hoàng Sơn (TNO)

Có thể bạn quan tâm

Dự kiến bình quân mỗi cấp xã có khoảng 32 biên chế, chuyển 100% biên chế cấp huyện về xã

Dự kiến bình quân mỗi cấp xã có khoảng 32 biên chế, chuyển 100% biên chế cấp huyện về xã

(GLO)- Định hướng một số nhiệm vụ về tổ chức bộ máy, cán bộ, công chức, viên chức khi thực hiện sắp xếp, Ban Chỉ đạo sắp xếp đơn vị hành chính các cấp và xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp dự kiến bình quân mỗi cấp xã có khoảng 32 biên chế.

Mô hình trồng ngô ngọt của phụ nữ Ia Broăi mang lại hiệu quả kinh tế cao. Ảnh: Vũ Chi

Phụ nữ Ia Broăi thay đổi nếp nghĩ, cách làm

(GLO)- Với sự đồng hành của Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) xã Ia Broăi (huyện Ia Pa, tỉnh Gia Lai), nhiều hội viên phụ nữ dân tộc thiếu số đã từng bước thay đổi nếp nghĩ, cách làm, lựa chọn mô hình phát triển kinh tế phù hợp với điều kiện gia đình, mang lại thu nhập ổn định, cải thiện cuộc sống.

Sở Tài chính Gia Lai đề xuất phân bổ lại kinh phí chi thực hiện xóa nhà tạm, nhà dột nát từ nguồn hỗ trợ của Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam

Sở Tài chính Gia Lai đề xuất phân bổ lại kinh phí chi thực hiện xóa nhà tạm, nhà dột nát từ nguồn hỗ trợ của Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam

(GLO)- Ngày 11-4, Sở Tài chính tỉnh Gia Lai có Công văn số 1269/STC-QLNS về việc đề xuất phân bổ lại kinh phí chi thực hiện xóa nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn tỉnh từ nguồn kinh phí hỗ trợ của Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam.