Nhân viên ngân hàng, bảo hiểm có thu nhập bình quân cao nhất nước

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Mỗi nhân viên ngân hàng, bảo hiểm năm 2019 đạt thu nhập bình quân 24,5 triệu đồng/người/tháng.

Nhân viên ngân hàng, bảo hiểm có thu nhập bình quân cao nhất. Ảnh: Đ.Ngọc Thạch
Nhân viên ngân hàng, bảo hiểm có thu nhập bình quân cao nhất. Ảnh: Đ.Ngọc Thạch


Theo Sách trắng doanh nghiệp Việt Nam năm 2021 do Bộ Kế hoạch và Đầu tư mới công bố, thu nhập bình quân một lao động của doanh nghiệp đang hoạt động có kết quả sản xuất kinh doanh năm 2019 đạt 9,3 triệu đồng/tháng, tăng 5,8% so với năm 2018.

Dẫn đầu là khu vực dịch vụ có mức thu nhập bình quân năm 2019 đạt 10,8 triệu đồng/người/tháng, tăng 5,4% so với năm 2018. Trong đó, ngành hoạt động tài chính, ngân hàng và bảo hiểm có mức thu nhập bình quân cao nhất trong các ngành kinh tế với 24,5 triệu đồng/người/tháng.

Khu vực công nghiệp và xây dựng đạt thu nhập bình quân 8,6 triệu đồng/người/tháng, tăng 5,8% so với năm 2018. Trong đó ngành sản xuất và phân phối điện có mức thu nhập bình quân đạt cao nhất với 18,3 triệu đồng/người/tháng. Khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản đạt mức thấp nhất trong các khu vực kinh tế với 5,6 triệu đồng/người/tháng, tăng 4,7% so với năm 2018.

Báo cáo cũng cho biết, so với năm 2018, khu vực doanh nghiệp nhà nước có mức thu nhập bình quân trong năm 2019 đạt cao nhất với 14,2 triệu đồng/người/tháng, tăng 14,2% (trong đó, khu vực doanh nghiệp 100% vốn nhà nước đạt 13,8 triệu đồng, tăng 16,7%); khu vực doanh nghiệp ngoài nhà nước 8,3 triệu đồng/người/tháng, tăng 5,6%; khu vực doanh nghiệp FDI đạt 10,1 triệu đồng/người/tháng, tăng 3,8%.

 

 Sách trắng doanh nghiệp Việt Nam năm 2021 (Bộ Kế hoạch và Đầu tư)
Sách trắng doanh nghiệp Việt Nam năm 2021 (Bộ Kế hoạch và Đầu tư)


Thu nhập bình quân tháng của một lao động năm 2019 tăng dần theo quy mô doanh nghiệp từ siêu nhỏ đến lớn. Cụ thể khu vực doanh nghiệp siêu nhỏ có mức thu nhập thấp nhất với 6,9 triệu đồng/người/tháng và giảm nhẹ so với năm 2018 (giảm 0,8%); khu vực doanh nghiệp quy mô nhỏ có mức thu nhập 8,1 triệu đồng/người/tháng, tăng 5,7%; khu vực doanh nghiệp quy mô vừa với 8,9 triệu đồng/người/tháng, tăng 7,9%; khu vực doanh nghiệp quy mô lớn có mức thu nhập cao nhất đạt 10,2 triệu đồng/người/tháng, tăng 6,2%.

Chia theo địa phương thì có 5 tỉnh, thành phố có mức thu nhập bình quân của người lao động năm 2019 trên 10 triệu đồng/người/tháng gồm Bà Rịa-Vũng Tàu cao nhất cả nước với 11,5 triệu đồng; thứ hai là TP.HCM với 10,8 triệu đồng và thứ ba là Hà Nội đạt 10,5 triệu đồng. Thứ 4 là Quảng Ninh đạt 10,1 triệu đồng/người/tháng; Đồng Nai đạt 10 triệu đồng/người/tháng. Ngược lại có 3/63 địa phương có mức thu nhập bình quân thấp nhất dưới 5 triệu đồng/người/tháng là Điện Biên 4,7 triệu đồng, Đắk Lắk 4,9 triệu đồng và Sơn La gần 5 triệu đồng...

Theo Mai Phương (TNO)

Có thể bạn quan tâm

Ngành Thuế Chư Pưh tiếp tục đôn đốc, khai thác tốt các nguồn thu

Ngành Thuế Chư Pưh tiếp tục đôn đốc, khai thác tốt các nguồn thu

(GLO)- Đến thời điểm này, huyện Chư Pưh đã thu được gần 29 tỷ đồng nộp ngân sách, đạt khoảng 120% dự toán tỉnh và HĐND huyện giao (trừ tiền sử dụng đất). Từ nay đến hết năm 2024, ngành Thuế huyện tiếp tục triển khai các giải pháp để quản lý thuế, chống thất thu cũng như khai thác tốt các nguồn thu.

Tiếp tục giảm 2% thuế VAT tới 1.7.2025

Tiếp tục giảm 2% thuế VAT tới 1.7.2025

Quốc hội đồng ý tiếp tục giảm 2% thuế VAT trong nửa đầu năm 2025; đồng thời yêu cầu chấm dứt việc miễn thuế với hàng giá trị dưới 1 triệu nhập khẩu qua các sàn thương mại điện tử như Shopee, Temu.

Tập huấn kiểm kê tài sản công

Tập huấn nghiệp vụ tổng kiểm kê tài sản công

(GLO)- Ngày 28 và 29-11, Sở Tài chính tỉnh Gia Lai phối hợp với Cục Quản lý Công sản (Bộ Tài chính) tập huấn nghiệp vụ tổng kiểm kê tài sản công tại cơ quan, tổ chức, đơn vị, tài sản kết cấu hạ tầng do Nhà nước đầu tư, quản lý thuộc phạm vi quản lý của tỉnh Gia Lai.