Nhân rộng mô hình chăn nuôi gà Đông Tảo lai an toàn sinh học

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Mô hình nuôi gà Đông Tảo lai an toàn sinh học được triển khai tại các huyện Văn Lâm, Ân Thi và thành phố Hưng Yên với quy mô hơn 6.000 con.

 Gà Đông Tảo. (Ảnh: Phạm Kiên/TTXVN)
Gà Đông Tảo. (Ảnh: Phạm Kiên/TTXVN)


Tỉnh Hưng Yên đang triển khai mô hình chăn nuôi gà Đông Tảo lai an toàn sinh học nhằm duy trì, phát triển và nhân rộng giống gà Đông Tảo lai, giúp các hộ nông dân tiếp cận các dịch vụ, ứng dụng kiến thức khoa học kỹ thuật, nâng cao hiệu quả chăn nuôi theo hướng bền vững.

Ông Nguyễn Văn Kiên, Giám đốc Trung tâm Khuyến nông tỉnh Hưng Yên, cho biết mô hình nuôi gà Đông Tảo lai an toàn sinh học được triển khai tại các huyện Văn Lâm, Ân Thi và thành phố Hưng Yên với quy mô hơn 6.000 con.

Các hộ nông dân tham gia trên tinh thần tự nguyện và có đủ điều kiện về chuồng trại, mỗi hộ bảo đảm quy mô nuôi từ 200-500 con.

Trung tâm Khuyến nông Hưng Yên hỗ trợ 50% giống, thuốc thú y, vắcxin và 45% thức ăn hỗn hợp.

Tổng vật tư hỗ trợ gồm hơn 12.000 liều vắcxin Niucatxon và Gumboro, 450 lọ thuốc thú y, gần 24 tấn thức ăn hỗn hợp.

Trong quá trình triển khai, trạm khuyến nông các huyện và cán bộ kỹ thuật thường xuyên hướng dẫn nông dân chăm sóc nuôi dưỡng đảm bảo yêu cầu kỹ thuật, đặc biệt là trong thời điểm nắng nóng.

Hiện tại, gà sinh trưởng, phát triển tốt; tỷ lệ sống đạt 96% không bị ảnh hưởng của thời tiết và nhiễm bệnh.

Theo các hộ chăn nuôi ở huyện Ân Thi và Văn Lâm, việc áp dụng các biện pháp kỹ thuật giúp đàn gà đạt trọng lượng trung bình khoảng 3kg/con trong thời gian nuôi từ 5-6 tháng.

Giá xuất tại chuồng dao động từ 90.000-100.000 đồng/kg, trừ chi phí, gà Đông Tảo lai cho lợi nhuận cao hơn từ 30.000-40.000 đồng/kg so với nuôi các giống gà thông thường.

Cũng theo bà con, lợi thế của việc chăn nuôi gà Đông Tảo lai là các hộ nông dân được chuyển giao kỹ thuật chăn nuôi an toàn, được hỗ trợ vật tư nên giảm chi phí đầu vào và bảo đảm chất lượng gà thương phẩm sạch.

Theo ông Nguyễn Đình Tưởng, Trưởng phòng Chăn nuôi Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Hưng Yên, hiện nay tổng đàn gà toàn tỉnh có khoảng gần 10 triệu con, với 90% là gà lông màu; trong đó, gà Đông Tảo và Đông Tảo lai chiếm 35%.

Hiệu quả của mô hình nuôi gà Đông Tảo lai nói trên đang hấp dẫn nông dân nhân ra diện rộng, với khoảng 35% số hộ chăn nuôi gà theo hướng an toàn sinh học.

Theo Mai Ngoan (TTXVN/Vietnam+)

Có thể bạn quan tâm

“Làng yến” trên cao nguyên

“Làng yến” trên cao nguyên

(GLO)- Năm 2022, Hợp tác xã (HTX) Phố Yến (thôn Thắng Lợi 3, xã Ia Sol, huyện Phú Thiện) bắt đầu triển khai xây dựng mô hình “làng yến” với nhiều nhà nuôi yến được quy hoạch bài bản, khoa học. Mô hình mới này bước đầu đang mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Nhờ ứng dụng công nghệ trong chế biến, sản phẩm yến sào của Công ty TNHH một thành viên Sản xuất-thương mại-xuất nhập khẩu yến sào Win Nest Alpha được người tiêu dùng đánh giá cao. Ảnh: V.C

Yến sào Đông Nam tỉnh Gia Lai khẳng định vị thế

(GLO)- Khu vực Đông Nam tỉnh Gia Lai có số lượng nhà nuôi yến lớn với chất lượng tổ yến rất tốt. Khai thác lợi thế này, cùng với quy hoạch vùng nuôi, nhiều cơ sở sản xuất yến sào đã chủ động đăng ký thương hiệu, đa dạng hóa sản phẩm nhằm khẳng định vị thế trên thị trường.

Ông Nguyễn Văn Thuận (thôn 2, xã Nghĩa Hòa, huyện Chư Păh) chặt bỏ gần 40 cây cà phê để hiến đất mở rộng mặt đường. Ảnh: N.D

Đòn bẩy phát triển vùng nguyên liệu cà phê bền vững

(GLO)- Sau 2 năm triển khai hợp phần 5 của Đề án thí điểm xây dựng vùng nguyên liệu nông-lâm-thủy sản đạt chuẩn phục vụ tiêu thụ trong nước và xuất khẩu giai đoạn 2022-2025, nhiều tuyến đường nội đồng ra vùng nguyên liệu sản xuất cà phê được đầu tư xây dựng.