Nhà máy Đường An Khê kết nghĩa với làng Hòa Bình

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
(GLO)-

Chiều 4-4, tại nhà rông làng Hòa Bình (xã Tú An, thị xã An Khê, tỉnh Gia Lai), Nhà máy Đường An Khê tổ chức lễ kết nghĩa với làng Hòa Bình. Dự lễ kết nghĩa có đại diện Ban Dân vận Thị ủy An Khê; Ban Giám đốc Nhà máy Đường An Khê; Đảng ủy, UBND xã Tú An.

Làng Hòa Bình có 114 hộ; kinh tế gia đình phụ thuộc vào sản xuất nông nghiệp, đời sống người dân gặp nhiều khó khăn. Hiện làng còn 17 hộ nghèo và 32 hộ cận nghèo.

Đại diện Ban Giám đốc Nhà máy Đường An Khê và đại diện làng Hòa Bình ký kết bản giao ước kết nghĩa. Ảnh: Ngọc Đức
Đại diện Ban Giám đốc Nhà máy Đường An Khê và đại diện làng Hòa Bình ký kết bản giao ước kết nghĩa. Ảnh: Ngọc Đức

Tại lễ kết nghĩa, Ban Giám đốc Nhà máy Đường An Khê và đại diện làng Hòa Bình đã ký kết bản giao ước kết nghĩa. Theo đó, Nhà máy Đường An Khê sẽ phối hợp với làng, chính quyền địa phương nắm vững tình hình phát triển kinh tế-xã hội, đời sống, tâm tư, nguyện vọng của dân làng; kịp thời phát hiện, phối hợp với cấp uỷ, chính quyền địa phương giải quyết những vấn đề nảy sinh tại làng hoặc đề xuất cấp có thẩm quyền giải quyết những bức xúc, khó khăn, vướng mắc. Đẩy mạnh phong trào quần chúng bảo vệ an ninh tổ quốc; xây dựng làng, xã, cụm dân cư an toàn góp phần bảo đảm an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội tại địa phương.

Hỗ trợ, giúp đỡ làng Hòa Bình tập trung phát triển kinh tế-xã hội, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần; vận động nhân dân trong làng tích cực lao động sản xuất, phát triển kinh tế gia đình, tham gia các phong trào thi đua yêu nước, xây dựng nông thôn mới; lồng ghép các chương trình mục tiêu quốc gia như giảm nghèo bền vững, xây dựng nông thôn mới, phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030. Đồng thời hỗ trợ dân làng bằng nhiều hình thức phù hợp với khả năng để góp phần từng bước cải thiện và nâng cao đời sống của người dân.

Về phía làng Hòa Bình tập trung tuyên truyền, vận động người dân nêu cao tinh thần đoàn kết, thực hiện tốt các chủ trương, đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước; thực hiện nghiêm quy ước, hương ước của làng góp phần xây dựng nếp sống văn hoá khu dân cư, giữ gìn an ninh trật tự, an toàn xã hội tại làng. Phối hợp chặt chẽ, kịp thời thông tin tình hình khó khăn, vướng mắc của làng đến Nhà máy Đường An Khê để cùng nhau tháo gỡ.

Dịp này, Nhà máy Đường An Khê tặng 2 chiếc quạt cho làng, 3 suất quà (1 triệu đồng/suất) cho 3 hộ nghèo và tặng 114 thùng sữa cho 114 hộ dân làng Hòa Bình. Tổng giá trị các suất quà 25 triệu đồng.

Có thể bạn quan tâm

Hội nghị góp ý Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND

Góp ý Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND

(GLO)- Ngày 8-11, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Gia Lai tổ chức góp ý Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND. Hội nghị do PGS. TS Nguyễn Danh-Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh chủ trì.

Lễ khánh thành lưới điện xã Tơ Tung đưa điện về quê hương Anh hùng Núp (ảnh ông Nguyễn Quang Hiền cung cấp).

Chuyện đưa điện lưới về làng Anh hùng Núp

(GLO)- Được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, diện mạo làng Stơr (xã Tơ Tung, huyện Kbang, tỉnh Gia Lai) ngày càng khởi sắc. Một trong những yếu tố then chốt làm nên sự “thay da đổi thịt” trên quê hương Anh hùng Núp chính là quyết tâm đưa điện lưới quốc gia đến với Stơr từ năm 1996 của UBND tỉnh.

Kbang chú trọng gìn giữ, bảo vệ môi trường

Kbang chú trọng gìn giữ, bảo vệ môi trường

(GLO)- Cùng với đẩy mạnh tuyên truyền, chỉ đạo triển khai thực hiện thu gom, xử lý rác thải đảm bảo quy định, huyện Kbang cũng đã ưu tiên nguồn lực cho công tác bảo vệ môi trường (BVMT), góp phần gìn giữ cảnh quan môi trường xanh-sạch-đẹp.

Hội đua thuyền độc mộc trên sông Pô Cô tranh cúp A Sanh diễn ra vô cùng hấp dẫn. Ảnh: PHẠM QUÝ

Hội tụ bản sắc văn hóa vùng biên

(GLO)- Qua 5 lần tổ chức, Hội đua thuyền độc mộc trên sông Pô Cô tranh cúp A Sanh và Liên hoan văn hóa cồng chiêng huyện Ia Grai (tỉnh Gia Lai) đã trở thành sự kiện tôn vinh, quảng bá bản sắc văn hóa đặc trưng của vùng đất nơi biên cương Tổ quốc.