Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng:

Nhà báo phải đặt lợi ích của Tổ quốc, danh dự của cá nhân lên từng trang viết

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
"Mỗi người làm báo phải không ngừng tự học, tự nghiên cứu, chủ động hội nhập quốc tế, đổi mới sáng tạo mạnh mẽ, hành nghề chuyên nghiệp, cung cấp thông tin chất lượng, tin cậy, thuyết phục trên nền tảng truyền thống và nhất là nền tảng công nghệ số".

Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng đã nhấn mạnh như vậy tại lễ trao Giải Báo chí quốc gia lần thứ XVII - năm 2022, diễn ra tối nay 21.6, tại Cung văn hóa Lao động Việt - Xô (Hà Nội).

Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng phát biểu tại lễ trao giải. Ảnh: NGỌC THẮNG

Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng phát biểu tại lễ trao giải. Ảnh: NGỌC THẮNG

Tham dự lễ trao giải còn có Trưởng ban Tuyên giáo T.Ư Nguyễn Trọng Nghĩa, Phó thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang, Phó chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương.

Báo chí đổi mới sáng tạo, đề xuất nhiều giải pháp kiến tạo

Theo Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam Lê Quốc Minh, năm nay là năm thứ 17 Giải Báo chí quốc gia được tổ chức. So với các mùa giải trước, số lượng tác phẩm gửi về dự giải tiếp tục đạt ở mức cao, với 1.894 tác phẩm, cho thấy sức hút mạnh mẽ của giải và sự quan tâm, hưởng ứng tích cực của các hội viên và các cấp hội nhà báo trong cả nước.

Qua Giải Báo chí quốc gia cho thấy, báo chí năm 2022 đã thông tin nhanh, đúng, trúng và toàn diện mọi diễn biến của đời sống chính trị, kinh tế - xã hội ở trong nước và cả quốc tế, đồng thời là diễn đàn xã hội rộng lớn và tin cậy của nhân dân.

"Báo chí đã cho thấy sự đổi mới sáng tạo trong phương thức thể hiện, đề xuất nhiều giải pháp kiến tạo, cách làm hay có sức lan tỏa, ảnh hưởng trong xã hội. Báo chí đã thể hiện bản lĩnh chính trị vững vàng và trách nhiệm xã hội cao cả, kỹ năng nghề nghiệp tinh thông, tạo được hiệu quả xã hội rộng khắp".

Hội đồng chung khảo đã chấm 157 tác phẩm tiêu biểu được chọn từ vòng sơ khảo và quyết định trao 9 giải A, 24 giải B, 46 giải C, 45 giải khuyến khích, theo 11 loại giải cho những tác phẩm xuất sắc nhất.

Tổng giám đốc Đài Tiếng nói Việt Nam Đỗ Tiến Sỹ trao giải C cho nhà báo Độc Lập, Báo Thanh Niên. Ảnh: NGỌC THẮNG

Tổng giám đốc Đài Tiếng nói Việt Nam Đỗ Tiến Sỹ trao giải C cho nhà báo Độc Lập, Báo Thanh Niên. Ảnh: NGỌC THẮNG

Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam cho biết: "Các tác phẩm đoạt giải có tính phát hiện đề tài, nội dung tư tưởng tốt, mang tính chiến đấu cao, có sáng tạo trong cách thức thể hiện. Đặc biệt, có nhiều tác phẩm không chỉ ở các cơ quan báo chí T.Ư mà các cơ quan báo chí địa phương cũng đã sử dụng công nghệ làm báo hiện đại, thu hút sự quan tâm của độc giả".

Liên chi hội Báo Thanh Niên được trao 2 giải C. Trong đó, một giải ở thể loại tin, bài phản ánh, phỏng vấn (báo in) với loạt bài Gỡ khó cho tàu 67 của nhóm tác giả: Phạm Văn Anh (Phạm Anh), Nguyễn Văn Tú (Nguyễn Tú), Nguyễn Văn Cường (Mạnh Cường), Phùng Thế Quang (Thế Quang), Nguyễn Văn Ngọc (Hiền Lương) và giải C thể loại ảnh báo chí với tác phẩm Giữ vững chủ quyền miền băng giá của tác giả Nguyễn Độc Lập (Độc Lập).

Báo chí phải là ngọn cờ đầu, kết nối và huy động các nguồn lực

Phát biểu tại lễ trao giải, thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng đánh giá cao và trân trọng biểu dương những kết quả to lớn và quan trọng đã đạt được trong năm qua của đội ngũ người làm báo trên cả nước, nhiệt liệt chúc mừng những nhà báo vinh dự nhận được giải năm 2022.

Chủ tịch nước khẳng định, đội ngũ những người làm báo hôm nay ngày càng lớn mạnh, trưởng thành, nâng cao phẩm chất chính trị, và năng lực nghề nghiệp đang nỗ lực từng bước làm chủ công nghệ báo chí hiện đại; phát huy vai trò xung kích người chiến sĩ trên mặt trận văn hóa, không quản khó khăn gian khổ, tự giác dấn thân, tự giác xông pha có mặt ở các tâm điểm của đời sống xã hội, thực hiện tốt trách nhiệm sứ mệnh người làm báo cách mạng, đóng góp quan trọng vào việc xây dựng đồng thuận xã hội, đại đoàn kết toàn dân tộc, khơi dậy mạnh mẽ tinh thần yêu nước, khát vọng vì một Việt Nam phồn vinh, hạnh phúc.

Nhóm tác giả của Báo Thanh Niên đoạt giải C với loạt bài Gỡ khó cho tàu 67. Ảnh: NGỌC THẮNG

Nhóm tác giả của Báo Thanh Niên đoạt giải C với loạt bài Gỡ khó cho tàu 67. Ảnh: NGỌC THẮNG

Theo Chủ tịch nước, năm 2022, trong bối cảnh nhiều khó khăn thách thức sau đại dịch Covid-19, tình hình quốc tế ngày càng phức tạp, biến động khó lường, báo chí đã đồng hành cùng toàn Đảng, toàn dân, toàn quân trong phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội. Các nhà báo bằng trí tuệ, tâm huyết với đất nước và sự lao động nghiêm túc đã cùng phân tích, luận giải, tìm kiếm giải pháp cho các vấn đề kinh tế - xã hội quan trọng; các vấn đề được dư luận xã hội quan tâm, phản ánh đất nước con người Việt Nam hòa hiếu, yêu chuộng hòa bình…

Đội ngũ những người làm báo đã để lại nhiều dấu ấn, nhanh nhạy hơn trong công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; sắc bén hơn trong bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng; đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái thù địch; bảo vệ chủ quyền biển đảo, bảo vệ môi trường; giáo dục giá trị nhân văn; thúc đẩy công cuộc chuyển đổi số trên các lĩnh vực. Báo chí đã phát hiện, cổ vũ, lan tỏa nhiều nhân tố mới điển hình tiên tiến, cách làm hay, mô hình sáng tạo, gương người tốt, việc tốt, tích cực đấu tranh với những thói hư, tật xấu, những biểu hiện suy thoái đạo đức, lối sống…

Để xứng đáng với niềm tin của nhân dân, Chủ tịch nước đề nghị, đội ngũ những người làm báo tiếp tục thể hiện bản lĩnh, dấn thân, đi đầu trong những vấn đề lớn, vấn đề mới, vấn đề khó của đất nước, bám sát thực tiễn sinh động của đời sống xã hội, của sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, phản ánh kịp thời, sinh động những thành tựu to lớn có ý nghĩa lịch sử mà đất nước đã đạt được dưới sự lãnh đạo của Đảng.

Bên cạnh đó, Chủ tịch nước cho rằng: "Mỗi nhà báo, mỗi cơ quan báo chí phải là một điển hình, đại diện về tính văn hóa, cơ quan văn hóa, môi trường văn hóa với những con người văn hóa, giữ gìn phẩm giá, lòng tự hào và tự trọng nghề báo, vượt qua những cám dỗ và thách thức, đặt lợi ích của Đảng, của Tổ quốc, của nhân dân và danh dự của cá nhân lên từng trang viết, từng sản phẩm báo chí".

Chủ tịch nước nêu rõ, báo chí phải là ngọn cờ đầu, kết nối và huy động các nguồn lực, bao gồm trí tuệ, tinh thần trách nhiệm và cảm hứng năng động, sáng tạo, cống hiến của toàn dân; kiên quyết đấu tranh góp phần loại bỏ những gì còn cản trở, kìm hãm, gây hại cho tiến trình phát triển của đất nước.

Trước xu thế phát triển nhanh chóng của khoa học, công nghệ, sự cạnh tranh gay gắt từ các nền tảng thông tin khác và những biến đổi hành vi tiếp nhận thông tin của công chúng, Chủ tịch nước nhấn mạnh: "Mỗi người làm báo phải không ngừng tự học, tự nghiên cứu, chủ động hội nhập quốc tế, đổi mới sáng tạo mạnh mẽ, hành nghề chuyên nghiệp, cung cấp thông tin chất lượng, tin cậy, thuyết phục trên nền tảng truyền thống và nhất là nền tảng công nghệ số, để đủ sức thu hút, giữ được niềm tin, sự tôn trọng của công chúng, chinh phục, chiếm lĩnh sự quan tâm của công chúng".

Có thể bạn quan tâm

Thơ Lê Vi Thủy: Mẹ

Thơ Lê Vi Thủy: Mẹ

(GLO)- Đằng sau những người chiến sĩ cống hiến máu xương cho Tổ quốc là sự hy sinh lặng lẽ của những người mẹ. Họ lặng thầm tiễn lần lượt chồng, con lên đường để rồi mòn mỏi chờ đợi, nỗi đau dằng dặc đổi lấy niềm vui chung của quê hương, đất nước...

Nhà báo-nhà văn Nguyễn Hoàng Thu: Cả đời gắn bó với Tây Nguyên

Nhà báo-nhà văn Nguyễn Hoàng Thu: Cả đời gắn bó với Tây Nguyên

(GLO)- Tôi bước vào nghề báo thì gặp anh Nguyễn Hoàng Thu. Bấy giờ, anh cũng mới vào Báo Thanh Niên, thường trú ở Tây Nguyên. Lúc này, anh còn độc thân, sống ở Buôn Ma Thuột. Anh hơn tôi đến chục tuổi, thường đội chiếc mũ beret màu đen trông rất lãng tử, nhưng tính tình khá trẻ trung và cá tính.

Thơ Phạm Đức Long: Mây trắng trời quê

Thơ Phạm Đức Long: Mây trắng trời quê

(GLO)- Biết bao nhiêu người đã ngã xuống, đổi máu xương cho đất nước, quê hương thanh bình. Thương xót và biết ơn, những dòng thơ của nhà thơ Phạm Đức Long cũng trở nên da diết: "Xin người hóa núi hóa sông/Ngàn năm mây trắng phiêu bồng bóng quê!"...

Ông Siu Phơ (bìa phải) thực hiện nghi lễ cúng với sự hỗ trợ của ông Rah Lan Hieo. Ảnh: Vũ Chi

Phú Thiện: Khai mạc lễ hội cầu mưa Yang Pơtao Apui

(GLO)- Sáng 30-4, tại Khu Di tích lịch sử-văn hóa cấp quốc gia Plei Ơi (xã Ayun Hạ, huyện Phú Thiện, tỉnh Gia Lai), UBND huyện Phú Thiện khai mạc lễ hội cầu mưa Yang Pơ tao Apui và Hội thi văn hóa thể thao các dân tộc thiểu số lần thứ XV năm 2024.
Thơ Lữ Hồng: Cho người ở lại

Thơ Lữ Hồng: Cho người ở lại

(GLO)- Chúng ta đều yêu Pleiku nhưng không phải ai cũng chọn ở lại và gắn bó. Một lúc nào đó, vào chặng cuối cuộc đời, người Pleiku tha hương mới dâng đầy nỗi nhớ. Bài thơ của Lữ Hồng ngỡ là lời của một người ra đi gửi cho người ở lại, mà cũng có thể là lời của người ở lại gửi cho chính mình...

Gương mặt thơ: Phạm Thùy Vinh

Gương mặt thơ: Phạm Thùy Vinh

(GLO)- Thường thì người Nghệ hay đi làm ăn xa và họ thành đạt ở đấy. Văn nghệ sĩ lại càng thế. Là tôi nhận ra điều này từ những người bạn văn của mình, tất nhiên, vẫn có ngoại lệ hoặc có thể tôi sai.