Người trẻ ở Phú Quốc 'giải cứu' hơn 24 tấn dưa hấu cho nông dân Gia Lai

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Đến sáng 17.2, hơn 24 tấn dưa hấu của nông dân Gia Lai đã được người dân huyện đảo Phú Quốc (Kiên Giang) tiêu thụ gần hết. 
Chuyến dưa đầu tiên về đến điểm “giải cứu” ở ấp Cây Thông Ngoài - ẢNH: HOÀNG TRUNG
Chuyến dưa đầu tiên về đến điểm “giải cứu” ở ấp Cây Thông Ngoài - ẢNH: HOÀNG TRUNG
Đây là số dưa trong chương trình “Mỗi trái dưa, triệu tấm lòng vì đồng bào Gia Lai”, do một số thanh niên Phú Quốc phát động trong hoàn cảnh dịch Covid-19 đang diễn ra, nông dân Gia Lai đang gặp khó khăn trong việc tiêu thụ dưa vì không xuất khẩu sang Trung Quốc được.
Chỗ bán rẻ, chỗ cho không
Ngay khi dưa vừa về đến đảo, được đưa đến các điểm phân phối nhỏ lẻ thì người dân đã ồ ạt đến mua. Tại điểm “giải cứu” dưa ở gần ngã ba ấp Cây Thông Ngoài, do Xã đoàn và Hội LHPN xã Cửa Dương phát động, 1 tấn đưa đầu tiên nhanh chóng hết sạch chỉ sau hơn 30 phút “nhập kho”. Tại đây, dưa được niêm yết 5.000 đồng/kg, song nhiều người đến mua đã không cần phải cân và cũng không cần thối lại tiền thừa.
Người dân ồ ạt đến mua dưa - ẢNH: HOÀNG TRUNG
Người dân ồ ạt đến mua dưa - ẢNH: HOÀNG TRUNG
 Đơn cử như ông Trần Minh Hoàn (62 tuổi). Thường thì một trái dưa nặng chừng 4 kg, ông Hoàn mua 2 trái rồi trả cho người bán 50.000 đồng mà không cần cân hay thối tiền. “Thường tôi mua dưa ở chợ giá 10.000 đồng/kg, ở đây giá chỉ một nữa thì cân đo làm gì. Số tiền thừa coi như minh ủng hộ cho nông dân Gia Lai, hay ủng hộ tiền nước cho các cháu đoàn viên thanh niên làm việc này”, ông Hoàn chia sẻ.
Tối 16.2, sau khi bán hết gần 3 tấn dưa đầu tiên, cô giáo Trương Thị Đường, thành viên trong đội “giải cứu” dưa, cho biết dù trong người đã mệt nhưng cô vẫn cảm thấy rất vui vì mình đã giúp được phần nào cho nông dân Gia Lai.
Ngoài một số điểm bán dưa với giá cực rẻ, còn có một số điểm mua dưa về tặng cho người dân. Tại đoạn đường từ TT.Dương Đông đi khu du lịch Suối Đá Bàn (đoạn qua tổ 10, ấp Bến Tràm, xã Cửa Dương), có một điểm tặng dưa miễn phí với khối lượng 1 tấn, do chị Nguyễn Thị Phương Trang mua tặng.
Điểm tặng dưa miễn phí ở tổ 10, ấp Bến Tràm, xã Cửa Dương - ẢNH: HOÀNG TRUNG
Điểm tặng dưa miễn phí ở tổ 10, ấp Bến Tràm, xã Cửa Dương - ẢNH: HOÀNG TRUNG
“Hằng năm, cứ sau Tết Nguyên đán, gia đình tôi thường đi làm từ thiện ở đất liền. Năm nay, do có dịch Covid-19 nên không dám đi đâu. Hay tin dịch bệnh này ảnh hưởng đến việc tiêu thụ dưa hấu của nông dân Gia Lai nên tôi mua dưa hấu về tặng bà con, coi như ủng hộ cả 2 bên: nông dân Gia Lai và dân xóm mình”, chị Trang nói và cho biết thêm là rất tiếc vì số dưa mua được ít, trong khi chị muốn mua thêm nhưng lượng dưa đưa về đảo đã hết.
Chị Trang tặng dưa cho người dân - ẢNH: HOÀNG TRUNG
Chị Trang tặng dưa cho người dân - ẢNH: HOÀNG TRUNG
Gác việc nhà đi “giải cứu” dưa
Anh Lê Duy Cường (35 tuổi, chủ một doanh nghiệp nhôm kính ở Phú Quốc) có thể được xem là người đi đầu trong việc “giải cứu” dưa lần này tại Phú Quốc.
Trong công việc, anh Cường có quen với một số xe vận chuyển nhôm kính từ TP.HCM về Phú Quốc. Biết được những khó khăn của nông dân Gia Lai trong việc tiêu thụ dưa nên anh Cường đã ngõ ý cùng các anh em mua dưa về Phú Quốc bán. Sau khi được sự ủng hộ của các đoàn viên xã đoàn Cửa Dương, Hội LHPN xã Cửa Dương cùng một số người dân Phú Quốc, anh Cường quyết định thực hiện ý tưởng.
Xe chở dưa đến các điểm nhỏ lẻ trên địa bàn Phú Quốc để bán cho bà con, góp phần 'giải cứu' cùng nông dân Gia Lai - ẢNH: HOÀNG TRUNG
Xe chở dưa đến các điểm nhỏ lẻ trên địa bàn Phú Quốc để bán cho bà con, góp phần 'giải cứu' cùng nông dân Gia Lai - ẢNH: HOÀNG TRUNG
Anh Cường cho biết, giá dưa tại vườn ở Gia Lai 3.300 đồng/kg, tính thêm chi phí vận chuyển về Phú Quốc là 5.000 đồng, hoàn toàn không có lời. “Mục đích của tôi là giúp nông dân Gia Lai tiêu thụ dưa hấu, không quan tâm đến lợi nhuận. Cũng may cho tôi là một số anh em nhiệt tình ủng hộ bốc xếp dưa lên xe xuống tàu, chứ tính thêm chi phí bốc xếp nữa mà bán giá 5.000 đồng/kg là tôi lỗ nặng”, anh Cường chia sẻ.
Suốt từ chiều 16.2 đến sáng 17.2, anh Cường đã lái chiếc xe tải của mình chở nhiều chuyến chuyển dưa từ cảng Bãi Vòng (xã Hàm Ninh) đến các điểm nhỏ lẻ ở các xã Bãi Thơm, Dương Tơ, TT.An Thới... dù công việc ở cơ sở nhôm kính của anh khá bề bộn. Anh Cường mong muốn người dân Phú Quốc tiếp tục duy trì việc “giải cứu” dưa hấu cho đồng bào Gia Lai đến khi mọi việc ổn định trở lại.
Theo Hoàng Trung (ThanhNiên)

Có thể bạn quan tâm

Đổi đời trên quê mới

Đổi đời trên quê mới

(GLO)- Rời quê hương Thái Bình, Cao Bằng để đến với mảnh đất Ia Hla (huyện Chư Pưh), nhiều người mang theo ước mơ đổi đời. Qua bao thăng trầm, họ đã trở thành những điển hình sản xuất giỏi ở địa phương.

Anh Thuế bên vườn cà phê tái canh của gia đình

Kiểm soát vật tư đầu vào phục vụ tái canh cà phê

(GLO)- Gia Lai hiện có hơn 106 ngàn ha cà phê. Theo kế hoạch, năm 2025, toàn tỉnh tái canh 2.370 ha và ghép cải tạo 30 ha cà phê. Hiện ngành nông nghiệp và các địa phương trong tỉnh đang tăng cường kiểm soát chất lượng các vật tư đầu vào nhằm giúp nông dân thực hiện chương trình tái canh hiệu quả.

Xuất khẩu nông sản: Từ lợi thế địa phương đến sân chơi toàn cầu

Xuất khẩu nông sản: Từ lợi thế địa phương đến sân chơi toàn cầu

(GLO)- Đẩy mạnh xuất khẩu nông sản là hướng đi chiến lược để nâng cao giá trị, mở rộng thị trường và thúc đẩy nông nghiệp phát triển bền vững. Vì vậy, cần chuyển hóa lợi thế nông sản địa phương thành năng lực cạnh tranh thực thụ để đủ sức vươn xa trong chuỗi cung ứng toàn cầu.

Các sản phẩm OCOP của HTX Nông nghiệp và dịch vụ Nam Yang (ảnh đơn vị cung cấp).

Tự tin tham gia đánh giá sản phẩm OCOP cấp quốc gia

(GLO)- Sau nhiều nỗ lực, Hợp tác xã (HTX) Nông nghiệp và dịch vụ Nam Yang (huyện Đak Đoa) đã xây dựng thành công 5 sản phẩm cà phê và hồ tiêu đạt tiêu chuẩn chất lượng cao. Hiện các sản phẩm này đang được hoàn thiện hồ sơ đề nghị Trung ương đánh giá, công nhận OCOP cấp quốc gia (OCOP 5 sao).

Chư Păh đầu tư xây dựng nền nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao

Chư Păh đầu tư xây dựng nền nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao

(GLO)- Sau 5 năm triển khai Đề án số 02-ĐA/HU của Huyện ủy về phát triển sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao giai đoạn 2021-2025, huyện Chư Păh (tỉnh Gia Lai) đã từng bước hình thành vùng sản xuất nông nghiệp theo hướng hiện đại, nâng cao hiệu quả kinh tế, thích ứng với biến đổi khí hậu.

Cây dâu tằm “bén đất” Ia Pa

Cây dâu tằm “bén đất” Ia Pa

(GLO)- Mặc dù mới “bén đất” Ia Pa (tỉnh Gia Lai) hơn 1 năm nay, song mô hình trồng dâu nuôi tằm đã mang lại hiệu quả cao, mở ra cơ hội chuyển đổi cơ cấu cây trồng tại địa phương.