Người Huế đầu tiên hiến tạng cứu được 2 người bị suy thận giai đoạn cuối

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
Bệnh viện T.Ư Huế (Thừa Thiên-Huế) vừa thực hiện thành công ca ghép tạng cứu sống 2 người bị suy thận giai đoạn cuối. Đây là trường hợp hiến tạng sau khi chết não đầu tiên tại Huế và khu vực miền Trung.
Ngày 9.6, Bệnh viện T.Ư Huế cho biết đội ngũ y bác sĩ của bệnh viện vừa thực hiện thành công một ca phẫu thuật ghép thận cho 2 người nhận đồng thời diễn ra, hiện tại sức khỏe cả 2 đã ổn định.
Theo GS.TS Phạm Như Hiệp, Giám đốc bệnh viện, đây là trường hợp hiến tạng sau khi chết não đầu tiên tại Thừa Thiên-Huế và khu vực miền Trung.
 
Các bác sĩ thực hiện ca phẫu thuật. Ảnh: CTV
Các bác sĩ thực hiện ca phẫu thuật. Ảnh: CTV
Trước đó, ngày 3.6, Phòng Điều phối ghép tạng, Bệnh viện T.Ư Huế tiếp nhận nguyện vọng hiến tạng từ gia đình của bệnh nhân đang điều trị tại khoa Gây mê hồi sức B. Bệnh nhân nam 33 tuổi, trú tại TP.Huế, không may mắc bệnh hiểm nghèo, mê sâu đang thở máy hỗ trợ…; tình trạng bệnh rất nặng, tiên lượng tử vong.
Các bác sĩ đã tận lực điều trị tích cực, theo dõi và đánh giá tình trạng bệnh nhân. Tuy nhiên, diễn tiến lâm sàng của bệnh nhân không thay đổi trong quá trình hồi sức.
Ngay sau đó, Hội đồng đánh giá chết não của bệnh viện tiến hành các xét nghiệm và đánh giá lâm sàng xác định bệnh nhân đã chết não vào ngày 4.6.
Được biết, em họ của bệnh nhân cũng là một trong số những bệnh nhân suy thận mạn giai đoạn cuối đang chạy thận định kỳ tại bệnh viện và đăng ký chờ đợi cơ hội được ghép thận. Thấu hiểu sự mong mỏi của các bệnh nhân cần ghép thận, gia đình có ý nguyện hiến thận để cứu sống người em và các bệnh nhân khác.
Hội đồng ghép thận của Bệnh viện T.Ư Huế đã họp khẩn cấp để chọn bệnh nhân nhận thận trong danh sách chờ ghép và có chỉ số phù hợp.
Đúng 13 giờ 30 ngày 5.6, ca phẫu thuật ghép thận cho 2 người nhận đồng thời diễn ra và đã có nước tiểu tại bàn mổ sau khi ghép, hiện tại sức khỏe của cả 2 đã ổn định.
Lãnh đạo bệnh viện T.Ư Huế cũng cho biết, sau khi ca ghép thận thành công, đội ngũ y bác sĩ sắp xếp chuẩn bị đưa người hiến về với mẹ cha, gia đình.
Giây phút tiễn đưa ai cũng nghẹn ngào xúc động và cảm kích tấm lòng cũng như suy nghĩ cởi mở của gia đình người hiến...
GS.TS Phạm Như Hiệp cùng đội ngũ y bác sĩ xúc động cảm kích trước tấm lòng của gia đình người hiến tạng. Ảnh: CTV
GS.TS Phạm Như Hiệp cùng đội ngũ y bác sĩ xúc động cảm kích trước tấm lòng của gia đình người hiến tạng. Ảnh: CTV
“Đây là trường hợp hiến tạng sau khi chết não đầu tiên tại Huế và khu vực miền Trung, đã xoá tan nỗi trăn trở trong suốt 21 năm qua. Hy vọng nghĩa cử cao đẹp của đại gia đình người hiến sẽ góp phần thay đổi cách nhìn cũng như quan điểm về hiến tạng sau khi chết để những bệnh nhân suy tạng có thể được cứu sống nhiều hơn nữa”, GS-TS Hiệp nói.
Ngày 31.7.2001 là cột mốc đánh dấu cho hành trình 21 năm ghép tạng của Bệnh viện T.Ư Huế kể từ ca ghép thận đầu tiên của người mẹ hiến cho con trai, cả 2 mẹ con hiện vẫn sống và làm việc bình thường, sức khỏe ổn định.
Từ đó đến nay, Bệnh viện T.Ư Huế đã thực hiện hơn 1.200 ca ghép thận, nhưng nguồn tạng hiến vẫn từ người cho sống. GS-TS Phạm Như Hiệp cho biết: "Điều làm chúng tôi trăn trở là khi hàng ngày chứng kiến những số phận không may bị bệnh tật, tai nạn giao thông… không thể qua khỏi; là người thầy thuốc, với mong muốn trước khi về với cát bụi, một phần cơ thể họ có thể được tái sinh lần nữa trong những người không may bị suy tạng cần được ghép từ người hiến chết não. Thế nhưng điều làm chúng tôi đau buồn và day dứt mãi là đã thất bại trong vận động gia đình người hiến chết não, bởi quan niệm từ bao đời của người miền Trung. Mỗi lần, Trung tâm Điều phối ghép tạng quốc gia thông báo có ca chết não hiến tạng từ Hà Nội, TP.HCM… đưa quả tim về cho Huế, quá trình nhận điều phối tạng thực sự là một cuộc chiến cam go về thời gian, không gian và nhân lực của cả hệ thống y tế, công an, các hãng hàng không; trải qua những lần như vậy chúng tôi lại thêm đau đáu nỗi niềm tại sao miền Trung mình lại không làm được, chúng tôi vẫn kiên trì và không nản lòng"….
Theo Bùi Ngọc Long - Lê Hoài Nhân (TNO)

Có thể bạn quan tâm

Nâng cao năng lực chăm sóc và hồi sức trẻ sơ sinh

Nâng cao năng lực chăm sóc và hồi sức trẻ sơ sinh

(GLO)- Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Gia Lai phối hợp với Bệnh viện Đa khoa tỉnh và Bệnh viện Nhi tỉnh vừa tổ chức 2 lớp đào tạo về chăm sóc trẻ sơ sinh bệnh lý và hồi sức trẻ sơ sinh cho 40 cán bộ y tế tuyến huyện trên địa bàn tỉnh.

Bệnh viện Hùng Vương Gia Lai triển khai hiệu quả kỹ thuật lọc máu liên tục trong hồi sức cấp cứu

Bệnh viện Hùng Vương Gia Lai triển khai hiệu quả kỹ thuật lọc máu liên tục trong hồi sức cấp cứu

(GLO)- Đi vào hoạt động, Bệnh viện Hùng Vương Gia Lai không ngừng đầu tư đồng bộ về mọi mặt, triển khai nhiều kỹ thuật cao trong điều trị. Trong đó, kỹ thuật lọc máu liên tục trong hồi sức cấp cứu được đơn vị triển khai hiệu quả cứu sống nhiều ca bệnh nặng, nguy kịch.

Buổi hiến máu thu hút đông đảo người dân huyện Ia Pa tham gia. Ảnh: Vũ Chi

Ia Pa tiếp nhận 316 đơn vị máu an toàn

(GLO)- Sáng 28-10, Ban Chỉ đạo vận động hiến máu tình nguyện huyện Ia Pa (tỉnh Gia Lai) phối hợp với Khoa Huyết học-Truyền máu Bệnh viện Đa khoa tỉnh tổ chức hiến máu nhân đạo đợt 2 năm 2024.

Gia Lai: Gần 100 chuyên gia và cán bộ y tế dự hội thảo khoa học Cập nhật kỹ thuật lọc máu liên tục trong hồi sức cấp cứu

Gia Lai: Gần 100 chuyên gia và cán bộ y tế dự hội thảo khoa học Cập nhật kỹ thuật lọc máu liên tục trong hồi sức cấp cứu

(GLO)- Ngày 26-10, tại TP. Pleiku, Bệnh viện Hùng Vương Gia Lai phối hợp với Hội Hồi sức cấp cứu chống độc Việt Nam, Công ty TNHH Baxter Việt Nam Healthcare tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề: "Cập nhật kỹ thuật lọc máu liên tục trong hồi sức cấp cứu".