Người đàn ông nhập viện cấp cứu vì ăn quá nhiều quả vả

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Một bệnh nhân nam (38 tuổi, quê ở Hà Giang) được đưa vào viện trong tình trạng đau bụng dữ dội kèm nôn nhiều do ăn quá nhiều quả vả.

Thông tin từ Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, các bác sĩ Khoa Nội soi tiêu hoá của bệnh viện này vừa tiếp nhận và điều trị cho một trường hợp có khối dị vật bã thức ăn lớn trong dạ dày. Bệnh nhân là nam 38 tuổi được chuyển đến từ Bệnh viện huyện Bắc Quang (tỉnh Hà Giang).

qua-va-chin-4217-4325.jpg
Quả vả chín. Ảnh minh họa

Khai thác bệnh sử được biết, gần đây bệnh nhân có ăn lượng lớn quả vả (còn gọi là quả ngoã, gần giống quả sung) trồng tại vườn nhà cùng mật ong, đặc biệt hay ăn khi đói.

Theo các bác sĩ, quả vả là một trong những loại trái cây nhiều chất xơ, sử dụng một lượng lớn có thể là một trong những nguy cơ hình thành bã thức ăn trong quá trình tiêu hóa. Đặc biệt, nếu ăn khi đói, vả có chất xơ dễ bị kết tủa làm kết dính các sợi xơ thực vật, tạo thành khối bã rắn chắc gây đầy bụng, khó tiêu, đau bụng, buồn nôn. Lâu ngày có thể nguy hiểm gây chảy máu dạ dày do loét ở vị trí khối bã thức ăn và gây tắc ruột

Các bác sĩ khuyến cáo mọi người nên hạn chế sử dụng thức ăn chứa nhiều chất xơ, nhất là không nên ăn khi đói, ăn chậm nhai kỹ và uống nhiều nước.

Nếu gặp tình trạng đau bụng, buồn nôn sau khi vô tình nuốt phải mảnh thức ăn lớn hoặc ăn các chất chát dính, nên đến cơ sở y tế uy tín để sớm phát hiện xử lý dị vật thức ăn, tránh biến chứng.

Có thể bạn quan tâm

Bác sĩ khám bệnh cho chị Ksor Hlai (làng Chan, xã Ia Pnôn, huyện Đức Cơ). Ảnh: N.N

Bệnh lao tiềm ẩn trong cộng đồng

(GLO)- Mỗi năm, toàn tỉnh Gia Lai phát hiện khoảng 700 bệnh nhân lao. Hiện vẫn còn khoảng 40% bệnh nhân lao tiềm ẩn trong cộng đồng, là nguồn lây lan bệnh nếu không kịp thời điều trị. Ngoài ra, số bệnh nhân lao kháng thuốc gia tăng đang là gánh nặng trong công tác phòng-chống lao tại tỉnh.

Bác sĩ Khoa Nội-Nhi-Nhiễm (Trung tâm Y tế TP. Pleiku) thăm khám cho bệnh nhi mắc sốt xuất huyết. Ảnh: N.N

Bệnh truyền nhiễm diễn biến phức tạp

(GLO)- Từ đầu năm 2025 đến nay, tình hình dịch bệnh truyền nhiễm trên địa bàn tỉnh Gia Lai diễn biến phức tạp, đặc biệt là bệnh sởi. Ngoài ra, năm nay còn được dự báo chu kỳ sốt xuất huyết có nguy cơ lây lan thành dịch. Trước tình hình đó, ngành Y tế đã chủ động tăng cường các biện pháp phòng ngừa.

5 khuyến cáo của Bộ Y tế đưa ra phòng chống bệnh sởi

5 khuyến cáo của Bộ Y tế đưa ra phòng-chống bệnh sởi

(GLO)- Theo thống kê của Bộ Y tế, từ đầu năm 2025 đến nay, cả nước ghi nhận khoảng 40.000 trường hợp nghi sởi, 5 trường hợp tử vong liên quan đến sởi; số trường hợp nghi sởi ghi nhận cao nhất tại khu vực miền Nam (57%), miền Trung (19,2%), miền Bắc (15,1%), Tây Nguyên (8,7%).