Người dân Ayun được hỗ trợ sinh kế để thoát nghèo

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Từ nguồn vốn các chương trình mục tiêu quốc gia, huyện Chư Sê (tỉnh Gia Lai) quan tâm tạo sinh kế cho các hộ nghèo, cận nghèo và hộ mới thoát nghèo của xã Ayun.

Vừa lùa đàn bò vào chuồng, anh Siu Lôh (làng H’Vắt) đã vội đi lấy nước đổ vào máng cho chúng uống. Anh Lôh cho biết, 12 con bò này là của anh và các hộ dân trong làng (mỗi hộ 1 con) vừa được huyện cấp cách đây hơn 1 tuần. Theo anh Lôh, gia đình anh tách hộ năm 2015, là hộ cận nghèo. Nhà anh có 5 sào mì, 3 sào lúa nước. Mỗi năm, gia đình thu nhập chỉ hơn 20 triệu đồng, trong khi có đến 4 miệng ăn. Vì vậy, khi được hỗ trợ bò sinh sản, anh rất vui, xem như động lực để vươn lên thoát nghèo. Anh sẽ ra sức chăm sóc với hy vọng năm tới bò sẽ đẻ bê con.

Anh Siu Lôh (làng H’Vắt, xã Ayun) cho biết, khi được hỗ trợ bò sinh sản, anh rất vui, xem như động lực để vươn lên thoát nghèo. Ảnh: M.P

Anh Siu Lôh (làng H’Vắt, xã Ayun) cho biết, khi được hỗ trợ bò sinh sản, anh rất vui, xem như động lực để vươn lên thoát nghèo. Ảnh: M.P

Anh Lôh cho biết, để đàn bò phát triển tốt, các hộ dân được cấp bò đã họp bàn thành lập nhóm chăn nuôi, bầu ra tổ trưởng để quản lý việc trông coi và phân công nhiệm vụ cho các thành viên. Nhóm cũng thống nhất cắt cử 2 người/ngày thay nhau chăn thả đàn bò, ai bận việc thì nhờ người khác thay rồi chăn thả bù vào những ngày sau.

Là hộ khá trong làng nên anh Kpuih Đe-Bí thư Chi bộ kiêm Trưởng thôn H’Vắt không có trong danh sách được cấp bò sinh sản. Thế nhưng, anh lại được các hộ tin tưởng bầu làm nhóm trưởng của một nhóm hộ chăn nuôi khác trong làng, quản lý việc chăm sóc đàn bò của 15 hộ dân vừa được cấp. Chưa hết, anh còn dành ra một phần diện tích đất của mình rồi huy động mỗi hộ góp 300 ngàn đồng mua tôn lợp mái, mua lưới sắt làm rào xung quanh, hướng dẫn thanh niên trong làng chặt cây dựng chuồng bò. Anh Đe còn hướng dẫn bà con cách chăm sóc đàn bò một cách tốt nhất, xem đây là cơ hội để người dân trong làng cải thiện thu nhập, vươn lên thoát nghèo.

Anh Kpuih Đe-Bí thư Chi bộ, Trưởng thôn H'Vắt không được cấp bò nhưng được các hộ tin tưởng bầu làm nhóm trưởng nhóm hộ chăn nuôi quản lý việc chăm sóc đàn bò. Ảnh: M.P

Anh Kpuih Đe-Bí thư Chi bộ, Trưởng thôn H'Vắt không được cấp bò nhưng được các hộ tin tưởng bầu làm nhóm trưởng nhóm hộ chăn nuôi quản lý việc chăm sóc đàn bò. Ảnh: M.P

Trao đổi về vấn đề này, Phó Chủ tịch UBND xã Phạm Ngọc Tuấn thông tin: Từ nguồn vốn Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, huyện đã hỗ trợ bò sinh sản cho 22 hộ dân làng Amil (mỗi hộ 1 con) với tổng kinh phí hơn 422 triệu đồng; cấp bò cho 20 hộ dân làng A Chông với tổng kinh phí 384 triệu đồng. Còn từ nguồn vốn Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, huyện đã triển khai dự án đa dạng hóa sinh kế, phát triển mô hình giảm nghèo thông qua việc cấp 27 con bò sinh sản cho dân làng H’Vắt. Tới đây, huyện tiếp tục triển khai 2 dự án hỗ trợ bò sinh sản cho 2 nhóm hộ (tổng cộng 43 hộ) của làng Keo với tổng kinh phí 829 triệu đồng.

Phó Chủ tịch UBND xã Ayun cho biết: Trước khi triển khai các dự án hỗ trợ chăn nuôi bò sinh sản, xã đã tiến hành tập huấn cho các hộ dân về kỹ thuật chăn nuôi, cách phòng bệnh, phối giống, vệ sinh chuồng trại. Ngoài ra, xã cũng tổ chức họp bình xét những hộ đủ điều kiện tham gia dự án; xây dựng phương án thành lập nhóm sản xuất cộng đồng cho từng nhóm hộ. Đặc biệt, xã tổ chức xây dựng chuồng trại chăn nuôi tập trung, đồng thời giao trách nhiệm cho các nhóm trưởng theo dõi, quản lý quá trình chăm sóc bò của từng hộ; phân công việc chăn thả, cắt cỏ, lấy rơm nhằm đảm bảo đàn bò sinh trưởng, phát triển tốt.

“Trước đây, một số hộ được cấp bò nhưng bỏ bê không chăm sóc nên không mang lại hiệu quả kinh tế. Rút kinh nghiệm, lần này, xã sẽ tổ chức giám sát, quản lý và theo dõi chặt chẽ, đồng thời hướng dẫn các nhóm cộng đồng tập trung chăn nuôi để đàn bò phát triển tốt nhất nhằm nâng cao thu nhập, tạo động lực cho các hộ vươn lên thoát nghèo”-ông Tuấn nêu giải pháp.

Cũng theo Phó Chủ tịch UBND xã Ayun, cùng với các chương trình hỗ trợ chăn nuôi, xã cũng tập huấn chuyển đổi nghề cho các hộ dân thông qua việc mở các lớp đào tạo nghề nông thôn. Đến thời điểm này, xã còn 205 hộ nghèo, chiếm 23%. “Hy vọng với việc triển khai các chương trình, dự án hỗ trợ sản xuất, chăn nuôi trong thời gian tới, tỷ lệ hộ nghèo của xã được kéo giảm nhiều hơn”-ông Tuấn nói.

Liên quan đến vấn đề này, ông Nguyễn Văn Thắng-Trưởng phòng Dân tộc huyện Chư Sê-cho biết: Việc triển khai các phương án sản xuất từ nguồn vốn Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi là giải pháp quan trọng giúp xã Ayun hoàn thành các tiêu chí xây dựng nông thôn mới như: thu nhập, hộ nghèo, lao động có việc làm và tổ chức sản xuất.

“Các phương án hỗ trợ sản xuất cộng đồng này sẽ góp phần giải quyết việc làm, tận dụng được nguồn lực lao động nhàn rỗi tại các gia đình và nguồn thức ăn sẵn có tại địa phương, nhất là phụ phẩm nông nghiệp để giảm chi phí trong chăn nuôi; qua đó tạo nguồn thu nhập cho các hộ tham gia dự án, giúp giảm tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn xã”-Trưởng phòng Dân tộc huyện nhấn mạnh.

Có thể bạn quan tâm

Tập huấn sử dụng hệ thống quản lý văn bản iDesk

Tập huấn sử dụng hệ thống quản lý văn bản iDesk

(GLO)- Ngày 27-6, Chi cục Lâm nghiệp- Kiểm lâm (Sở Nông nghiệp và Môi trường tỉnh Gia Lai) tổ chức tập huấn sử dụng hệ thống quản lý văn bản iDesk sau sáp nhập tỉnh. Tham dự có lãnh đạo Chi cục cùng lãnh đạo các phòng chuyên môn, Hạt Kiểm lâm và 3 Đội Kiểm lâm cơ động và phòng cháy chữa cháy rừng.

Xuất khẩu gạo đạt 2,34 tỷ USD. Ảnh: Nguồn internet

Xuất khẩu gạo đạt 2,34 tỷ USD

(GLO)- Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Môi trường, trong tháng 5-2025, Việt Nam đã xuất khẩu 1,1 triệu tấn gạo, trị giá hơn 573 triệu USD. Tính chung 5 tháng đầu năm 2025, Việt Nam đã xuất khẩu 4,5 triệu tấn gạo, trị giá 2,34 tỷ USD.

Đòn bẩy phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Đòn bẩy phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số

(GLO)- Sau hơn 4 năm triển khai (2021-2025), Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi đã góp phần giảm nghèo bền vững và tạo động lực để các địa phương phát triển. Chương trình là đòn bẩy cho sự phát triển vùng đồng bào DTTS.

Giấc mơ của những người tha hương

Giấc mơ của những người tha hương

(GLO)- Khu vực gần Cửa khẩu Quốc tế Lệ Thanh (thuộc làng Bi, xã Ia Dom, huyện Đức Cơ) từng được ví như vùng đất “chó ăn đá, gà ăn sỏi” bởi sự hoang vắng và cằn cỗi. Ấy thế mà với những người dân miền Tây Nam Bộ tha hương, nơi đây trở thành miền đất hứa và cùng xây dựng quê hương thứ hai.

Cộng đồng chung tay bảo vệ rừng ở Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh

Cộng đồng chung tay bảo vệ rừng ở Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh

(GLO)- Từ nguồn kinh phí chi trả dịch vụ môi trường rừng, những năm gần đây, Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh đã triển khai giao khoán quản lý, bảo vệ rừng (QLBVR) cho cộng đồng dân cư sinh sống ở vùng đệm; qua đó, tạo sinh kế, giúp người dân cải thiện thu nhập và bảo vệ tài nguyên rừng tốt hơn.

Đầu tư thâm canh tăng năng suất, chất lượng hồ tiêu

Đầu tư thâm canh tăng năng suất, chất lượng hồ tiêu

(GLO)- Khoảng 2 năm trở lại đây, hồ tiêu tăng giá giúp bà con nông dân có lợi nhuận khá. Dù vậy, hiện nay, người dân không ồ ạt đầu tư trồng mới mà chỉ trồng dặm tại những trụ hồ tiêu bị chết và trồng xen vào vườn cà phê, cây ăn quả. Đồng thời, đầu tư thâm canh tăng năng suất, chất lượng hồ tiêu.

null