Người bệnh đái tháo đường nên uống nước như thế nào?

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Nhiều bệnh nhân đái tháo đường (tiểu đường) có triệu chứng khô miệng, khát nước, đa phần nguyên nhân là do các tế bào trong cơ thể người bị thiếu nước trầm trọng. Để giải quyết tình trạng này người bệnh nên uống nước đúng cách.
Nước sạch lựa chọn đầu tiên
Nước đun sôi để nguội hiện được coi là loại nước uống phù hợp nhất với cơ thể con người. Bạn có thể uống nhiều lần thành từng ngụm nhỏ, uống từng ngụm lớn sẽ khiến dạ dày bị kích thích do sưng nhanh, khiến tế bào dạ dày tiết ra quá nhiều axit dịch vị và men tiêu hóa sẽ làm tổn thương niêm mạc dạ dày.
Thời gian uống thích hợp
Ai cũng biết uống quá nhiều nước trước khi đi ngủ có thể gây sưng phù mặt, nửa đêm luôn chạy vào nhà vệ sinh cũng ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ. 
Buổi sáng là thời điểm thích hợp để cung cấp nước, đồng thời cũng là lúc cơ thể cần được cấp ẩm. Tốt hơn hết bạn nên uống nước ấm hoặc 250ml sữa không đường ít béo khoảng 1 giờ trước khi đi ngủ, tránh vận động gắng sức và cố gắng đi tiểu trước khi ngủ để đảm bảo giấc ngủ đủ.
Uống trà nhạt một cách thích hợp
Nước chè nhạt, bệnh nhân đái tháo đường có thể uống phù hợp, nhưng cũng phải quan sát sự thay đổi của lượng đường trong máu.
Uống trà nhạt đúng cách sẽ có những lợi ích nhất định trong việc kiểm soát lượng đường trong máu cao, trong trà có chứa polyphenol có tác dụng chống oxy hóa, chống lão hóa, hỗ trợ cải thiện quá trình lão hóa mạch máu.
Nhưng không được uống trà đậm và không cho đường vào nước trà, các chất khác ảnh hưởng đến đường huyết.
Uống đủ lượng nước
Người bệnh tiểu đường nên uống 1600-2000 ml nước mỗi ngày (8-10 cốc nước 200 ml), ngoài ra nếu tiêu thụ nhiều thức ăn có chất đạm, cường độ vận động, ra nhiều mồ hôi thì cũng nên uống nhiều nước. 
Bệnh nhân tiểu đường không được kiểm soát lượng nước uống, không đợi khát mới uống nước, nhất là vào mùa hè nắng nóng, càng phải chú ý uống nhiều nước hơn.
HẠ MÂY (THEO ABOLUOWANG/LĐO)

Có thể bạn quan tâm

Trung Quốc phản đối gọi HMPV là 'vi-rút lạ'

Trung Quốc phản đối gọi HMPV là 'vi-rút lạ'

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Guo Jiakun ngày 10/1 cho biết, quy mô lây lan các bệnh truyền nhiễm đường hô hấp ở Trung Quốc năm nay thấp hơn so với cùng kỳ năm ngoái, và metapneumovirus ở người (HMPV) đã lưu hành hơn 60 năm, không phải chủng vi-rút mới.

Bệnh viêm phổi do virus HMPV nguy hiểm như thế nào?

Bệnh viêm phổi do virus HMPV nguy hiểm như thế nào?

Virus gây viêm phổi trên người (Human Metapneumovirus - HMPV) gây ra biến chứng nghiêm trọng như viêm phổi, viêm phế quản, cơn hen suyễn hoặc bùng phát bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD), suy hô hấp, viêm tiểu phế quản nặng đặc biệt là trẻ em.