Người 39 năm làm già làng

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News

(GLO)- Ở tuổi 89, ông Han-già làng làng Chăm Nek (phường Chi Lăng, TP. Pleiku) vẫn siêng năm lao động, truyền dạy những kiến thức, kinh nghiệm cho bà con dân làng phát triển kinh tế, xây dựng đời sống.

Thường ngày, ông Han thức dậy từ 5 giờ sáng để tập thể dục và gọi con cháu dậy sớm chuẩn bị làm việc, học tập. Nhờ có đức tính chăm chỉ mà ông từng làm chủ hơn 7 ha cà phê xen canh với các loại cây ăn quả, hơn 7 sào lúa nước 2 vụ, 20 con bò, 27 con heo...

Năm 2015, tổng thu nhập của gia đình ông trên 500 triệu đồng, được khen thưởng là hộ sản xuất, chăn nuôi giỏi. Ông lần lượt dựng vợ gả chồng, phân chia ruộng đất, tài sản cho 6 người con. Hiện nay, ông sống với người con trai út tên Ranh và sở hữu hơn 1 ha cà phê, gần 2 sào lúa nước 2 vụ, 9 con bò...

“Mình cho các con kinh nghiệm và ruộng rẫy để chúng làm ăn, xây dựng cuộc sống. Mình còn sức khỏe thì còn làm việc, còn dạy bảo con cháu học tập, làm kinh tế để lo cho gia đình no ấm và chung tay xây dựng làng nông thôn mới”-ông Han vui vẻ nói.

Thấy ông làm giỏi, nói đúng, lại thường xuyên giúp đỡ những người khó khăn, bà con trong làng đã bầu chọn ông làm già làng Chăm Nek từ năm 1985 đến nay. Với trách nhiệm của mình, ông thường xuyên phối hợp với các cấp, các ngành tuyên truyền, vận động bà con giữ gìn tình đoàn kết, giúp nhau làm ăn, phát huy bản sắc văn hóa truyền thống, xóa bỏ các tập tục lạc hậu, chung sức xây dựng nông thôn mới theo tinh thần Chỉ thị số 12-CT/TU ngày 13-2-2018 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy.

Nhờ các cấp, các ngành quan tâm, vai trò của già làng, sự nỗ lực phấn đấu vươn lên của người dân mà làng Chăm Nek đã chuyển biến tích cực, đời sống người dân ngày càng ổn định.

Ông Han (bên trái) tuyên truyền, vận động các cháu thiếu nhi ở làng Chăm Nek đi học chuyên cần. Ảnh: H.M

Ông Han (bên trái) tuyên truyền, vận động các cháu thiếu nhi ở làng Chăm Nek đi học chuyên cần. Ảnh: H.M

Từ sự đi đầu vận động của già Han và nhận thấy lợi ích của cái chữ, người làng Chăm Nek bây giờ đã chú trọng đầu tư cho con em ăn học. Trẻ trong độ tuổi đều được huy động đến lớp, không như trước đây thường bỏ học theo người thân đi làm nương rẫy, chăn bò hoặc đi chơi lang thang. Làng Chăm Nek hiện có 8 sinh viên theo học đại học.

Ông Rơ Châm Djuk-Bí thư Chi bộ kiêm Trưởng thôn Chăm Nek-cho biết: “Những năm gần đây, dân làng Chăm Nek rất quan tâm đến việc học của con em. Kết quả đó có phần đóng góp công sức của già Han. Già tuyên truyền dân làng cho con em đi học cái chữ, có tri thức để sau này giúp ích bản thân, gia đình và quê hương".

Làng Chăm Nek hiện có 169 hộ, 770 người Jrai và người Bahnar. Làng giáp với các làng: Ia Lang, Ngol Tảh (phường Chi Lăng, TP. Pleiku) và Chăm Prông, Bông Lar (xã Ia Băng, huyện Đak Đoa). Trước đây, khu vực này thường xảy ra các vụ lộn xộn làm mất an ninh trật tự. Với sự vào cuộc của các cấp, các ngành, phát huy vai trò của già làng, người uy tín trong công tác giáo dục, răn đe nên tình hình có sự chuyển biến tích cực. Từ năm 2023 đến nay, ông Han cùng với các tổ chức tham gia hòa giải thành công 5 vụ việc phức tạp, trong đó có 3 vụ tranh chấp đất đai, 1 vụ thanh niên say rượu đánh nhau.

Trao đổi với P.V, ông Lê Giang Sơn-Chủ tịch UBND phường Chi Lăng-cho hay: Ông Han là người gương mẫu nên được mọi người tin tưởng, kính trọng. Không những thế, ông còn chủ động tham gia giải quyết các vụ việc phức tạp xảy ra trên địa bàn một cách nhanh gọn, không phát sinh ý kiến trái chiều và đơn thư khiếu nại, tố cáo vượt cấp. Ông xứng đáng là già làng uy tín ở vùng này”.

Có thể bạn quan tâm

Dự án “Giếng sạch trao buôn”: Thiết thực, ý nghĩa

Dự án “Giếng sạch trao buôn”: Thiết thực, ý nghĩa

(GLO)- Từ năm 2022 đến nay, Hội Chữ thập đỏ (CTĐ) huyện Chư Păh (tỉnh Gia Lai) phối hợp với Tổ chức ASIF tại Việt Nam và các đơn vị tài trợ đã triển khai có hiệu quả Dự án “Giếng sạch trao buôn” giúp bà con vùng đồng bào dân tộc thiểu số có nước sạch để sử dụng.

Gia Lai: Giao mục tiêu, nhiệm vụ thực hiện chương trình MTQG cho 2 huyện Krông Pa và Chư Pưh

Gia Lai: Giao mục tiêu, nhiệm vụ thực hiện chương trình MTQG cho 2 huyện Krông Pa và Chư Pưh

(GLO)- Ngày 12-11, UBND tỉnh Gia Lai có quyết định về việc giao mục tiêu, nhiệm vụ, yêu cầu cụ thể đối với từng chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) cho huyện Krông Pa và huyện Chư Pưh thực hiện thí điểm cơ chế phân cấp cho cấp huyện trong quản lý, tổ chức thực hiện các chương trình MTQG.

Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường Phạm Minh Trung khẳng định việc giao quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai sẽ tạo thuận lợi cho người dân lẫn cơ quan quản lý (ảnh nguồn internet).

Phân cấp thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất: Thuận lợi cho người dân lẫn cơ quan quản lý

(GLO)- Theo phân cấp, từ ngày 1-11-2024, chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai các huyện, thị xã, thành phố được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất, xác nhận thay đổi đối với trường hợp đăng ký biến động... tạo thuận lợi cho người dân lẫn cơ quan quản lý.

Ông Ksor Nai (thứ 2 từ phải sang) cùng người dân xã Chư Mố trao đổi về công tác hòa giải ở địa phương. Ảnh: H.M

Ksor Nai nhiệt tình với công tác hòa giải

(GLO)- Ngoài đảm nhận vai trò hòa giải viên tại Tòa án nhân dân (TAND) huyện Ia Pa, từ năm 1978 đến nay, ông Ksor Nai (SN 1956, thôn Plơi Apa Ama H’lắk, xã Chư Mố, huyện Ia Pa, tỉnh Gia Lai) còn tích cực tham gia công tác hòa giải ở địa phương.

Người dân làng Kmông phấn khởi khi công trình nước sạch được đưa vào sử dụng. Ảnh: N.H

Nước sạch về làng

(GLO)- Hàng trăm hộ dân ở làng Kmông và De Lung 1 (xã Ia Tô, huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai) vô cùng phấn khởi khi công trình nước sạch do Hội Liên hiệp phụ nữ xã kêu gọi doanh nghiệp hỗ trợ xây dựng đã hoàn thành đưa vào sử dụng.

Nông dân Hoàng Văn Câu làm giàu từ nuôi bò vỗ béo

Nông dân Hoàng Văn Câu làm giàu từ nuôi bò vỗ béo

(GLO)- Việc lựa chọn và chuyển đổi nghề phù hợp với điều kiện thực tế đã giúp gia đình anh Hoàng Văn Câu (SN 1988, làng Phung, xã Ia Piơr, huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai) trở thành triệu phú. Mỗi năm, gia đình anh thu về trên 600 triệu đồng từ mô hình nuôi bò vỗ béo.