Ngủ trưa quá nhiều làm tăng nguy cơ bị đột quỵ

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Ngủ trưa hay ngủ đêm quá nhiều đều làm tăng đáng kể nguy cơ bị đột quỵ.

 Ngủ trên 9 tiếng/ngày có thể làm tăng đáng kể nguy cơ đột quỵ -Ảnh minh họa: Shutterstock
Ngủ trên 9 tiếng/ngày có thể làm tăng đáng kể nguy cơ đột quỵ -Ảnh minh họa: Shutterstock



Các nhà nghiên cứu tin rằng người trung niên hoặc trên 60 tuổi là những đối tượng cần cần đặc biết chú ý đến giấc ngủ.

Mỗi ngày ngủ nhiều hơn 9 tiếng, bất kể là ngủ ban đêm hay ban ngày, đều sẽ làm tăng đến 85% nguy cơ bị đột quỵ, theo Health24.

Ngoài ra, nếu những người thường xuyên ngủ trưa và ngủ trưa từ 90 phút/ngày trở lên sẽ có nguy cơ bị đột quỵ nhiều hơn 25% so với người không ngủ trưa hoặc ngủ trưa 30 phút/ngày.

Trong nghiên cứu, các nhà khoa học đã thu thập dữ liệu sức khỏe của gần 32.000 người Trung Quốc. Độ tuổi trung bình của họ là 62. Trong khoảng 6 năm theo dõi, nhóm ghi nhận hơn 1.500 trường hợp đột quỵ, theo Health24.

Sau khi đã loại bỏ các ảnh hưởng của các yếu tố như huyết áp cao, tiểu đường, hút thuốc, nhóm nghiên cứu vẫn nhận thấy mối liên kết lớn giữa ngủ nhiều và đột quỵ.

Mọi người, đặc biệt là người trung niên và cao tuổi, nên chú ý hơn đến thời lượng và chất lượng ngủ mỗi ngày.

Ngủ trưa với một khoảng thời gian vừa phải và chất lượng giấc ngủ tốt có thể là cách để ngăn ngừa nguy cơ đột quỵ, tiến sĩ Trương Hiểu Minh tại Đại học Khoa học và Công Nghệ Hoa Trung (Trung Quốc), một trong những tác giả nghiên cứu, cho biết.

Tuy nhiên, các nhà khoa học Trung Quốc lưu ý là nghiên cứu chỉ phát hiện ngủ quá nhiều sẽ làm tăng đáng kể nguy cơ đột quỵ chứ không phải là nguyên nhân gây đột quỵ. Hiện tại, họ vẫn chưa rõ cơ chế sinh học đằng sau mối liên kết này, theo Health24.

Một số nghiên cứu trước đây có thể giúp giải thích phần nào cho câu hỏi này. Các bằng chứng khoa học cho thấy ngủ quá nhiều hay chất lượng giấc ngủ kém có thể liên quan đến tình trạng gia tăng nồng độ choelesterol trong máu và béo phì. Cả hai yếu tố này đều làm tăng nguy cơ bị đau tim và đột quỵ.

Ngoài ra, việc dành quá nhiều thời gian để ngủ cũng đồng nghĩa với việc dành ít thời gian để vận động, tập thể dục. Tình trạng này kéo dài làm tăng nguy cơ béo phì, biến động đường huyết và huyết áp. Đây cũng là những yếu tố có thể dẫn đến đột quỵ, theo Health24.

Theo Ngọc Quý (thanhnien)

Có thể bạn quan tâm

An Khê: Nỗ lực tăng tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế

An Khê: Nỗ lực tăng tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế

(GLO)- Xác định công tác bảo hiểm y tế (BHYT) là nhiệm vụ trọng tâm nhằm đảm bảo an sinh xã hội, các cấp, các ngành thị xã An Khê (tỉnh Gia Lai) đã tăng cường phối hợp triển khai nhiều biện pháp, nâng cao tỷ lệ bao phủ BHYT. Nhờ đó đến nay, toàn thị xã có 91,24% người dân tham gia BHYT, tăng 4,6% so với cùng kỳ năm 2021.
Nguy cơ đến năm 2030, 12 triệu người cao tuổi ở Việt Nam không có lương hưu

Nguy cơ đến năm 2030, 12 triệu người cao tuổi ở Việt Nam không có lương hưu

(GLO)- Theo tính toán của Tổ chức Lao động quốc (ILO), với tốc độ già hóa như hiện nay, nếu không tăng tốc bao phủ bảo hiểm xã hội (BHXH) thì đến năm 2030, 12 triệu người cao tuổi của Việt Nam đứng trước nguy cơ không có lương hưu. Đây sẽ là gánh nặng lớn đối với hệ thống an sinh xã hội trong tương lai.