Nghiêm túc, quyết liệt hơn trong phòng-chống bệnh dại tại Gia Lai

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

(GLO)- Chiều 6-9, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Dương Mah Tiệp chủ trì cuộc họp sơ kết công tác phòng-chống bệnh dại trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2022-2030. Tham dự cuộc họp có lãnh đạo các sở, ngành liên quan và đại diện 17 huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn tỉnh.

Quang cảnh cuộc họp. Ảnh: Lam Nguyên
Quang cảnh cuộc họp. Ảnh: Lam Nguyên

Năm 2022, tỉnh Gia Lai có tổng đàn chó trên 211 ngàn con; năm 2024 trên 207 ngàn con. Hình thức nuôi chủ yếu là thả rông, không có rọ mõm khi đi ra nơi công cộng, gây nguy hiểm cho người đi đường.

Theo thống kê, giai đoạn 2022-2024, toàn tỉnh đã ghi nhận 24 trường hợp tử vong do bệnh dại, cao nhất cả nước. Riêng từ đầu năm 2024 đến nay, Gia Lai có 5 trường hợp tử vong do bệnh này tại 4 huyện gồm: Chư Sê, Kbang, Đức Cơ và Đak Đoa.

Trong khi đó, công tác tiêm phòng vắc xin dại cho đàn chó, mèo lại chưa đạt và đạt rất thấp theo Quyết định số 2151/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ; Kế hoạch số 568/KH-UBND của UBND tỉnh về phòng-chống bệnh dại trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2022-2030. Tỷ lệ chó, mèo được tiêm phòng tăng từ 5,1% (năm 2021) lên 21,7% so với tổng đàn (năm 2024) nhưng vẫn thấp hơn rất nhiều so với mục tiêu đạt trên 80% tổng đàn.

Kết luận cuộc họp, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Dương Mah Tiệp đề nghị các cơ quan chuyên môn, UBND các xã, phường, thị trấn tập trung triển khai nghiêm túc, quyết liệt các biện pháp phòng-chống bệnh dại nhằm kiểm soát bệnh trên đàn chó, mèo nuôi, phấn đấu không có người tử vong vì bệnh dại, tiến tới loại trừ bệnh này trên động vật và người vào năm 2030.

Cùng với đó khẩn trương cân đối, bố trí nguồn lực của địa phương để triển khai các nhiệm vụ, giải pháp theo kế hoạch phòng-chống bệnh dại trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2022-2030; kế hoạch phòng-chống dịch bệnh động vật trên cạn và thủy sản trên địa bàn tỉnh năm 2024 đã được UBND tỉnh phê duyệt.

Tiêm phòng cho đàn chó, mèo là giải pháp kiểm soát bệnh dại hiệu quả. Ảnh: Lam Nguyên

Tiêm phòng cho đàn chó, mèo là giải pháp kiểm soát bệnh dại hiệu quả. Ảnh: Lam Nguyên

Phó Chủ tịch UBND tỉnh cũng yêu cầu Sở Nông nghiệp và PTNT chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính nghiên cứu, tham mưu đề xuất cấp có thẩm quyền bố trí ngân sách tỉnh đảm bảo cho công tác phòng-chống dịch bệnh động vật trong thời gian tới, nhất là mua vắc xin tiêm phòng cho đàn chó, mèo của tỉnh nhằm đạt tỷ lệ tối thiểu 80% ngay từ năm 2025.

Sở Y tế cũng được yêu cầu tổ chức, bố trí đầy đủ các điểm tiêm phòng, vật tư trang thiết bị để điều trị dự phòng bệnh dại cho người tại các địa phương, đảm bảo mỗi địa phương cấp huyện có ít nhất 1 điểm tiêm phòng dại, tiêm vắc xin miễn phí cho các đối tượng theo quy định.

Có thể bạn quan tâm

Lợi ích của lá tía tô

Lợi ích của lá tía tô

(GLO)- Lá tía tô không chỉ được dùng làm gia vị mà còn là một vị thuốc bắc tương đối phổ biến, có giá trị dinh dưỡng và giá trị y học cao. Hơn nữa, đối với cơ thể con người, nếu ăn tía tô thường xuyên, đúng cách sẽ mang lại nhiều lợi ích hơn cho cơ thể.

Bác sĩ Phạm Tỵ: 10 lần được nhận bằng lao động sáng tạo

Bác sĩ Phạm Tỵ: 10 lần được nhận bằng lao động sáng tạo

(GLO)- Với tình yêu nghề và tinh thần lao động sáng tạo, Tiến sĩ-bác sĩ Phạm Tỵ-Trưởng khoa Phẫu thuật thần kinh cột sống (Bệnh viện Đa khoa tỉnh) được Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam trao tặng Bằng Lao động sáng tạo năm 2024. Đây là Bằng Lao động sáng tạo thứ 10 của bác sĩ Phạm Tỵ.
Đề xuất thanh toán bảo hiểm y tế cho điều trị vô sinh, hiếm muộn

Đề xuất thanh toán bảo hiểm y tế cho điều trị vô sinh, hiếm muộn

(GLO)- Tại dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế 2024 đang được lấy ý kiến của các bộ, ngành, địa phương, một số chuyên gia đề xuất việc thanh toán bảo hiểm y tế cho điều trị vô sinh, hiếm muộn bởi đây là gánh nặng, áp lực kinh tế mà nhiều gia đình Việt gặp phải.