Nghe điện thoại 'thông báo kết quả xét nghiệm Covid-19', người phụ nữ mất hơn 250 triệu

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Giả danh nhân viên y tế gọi điện thông báo kết quả xét nghiệm Covid-19, sau đó dùng nhiều thủ đoạn để lấy thông tin tài khoản ngân hàng rồi cuỗm sạch tiền của nạn nhân.
Trưa 21.5, trao đổi với Thanh Niên, một lãnh đạo Công an Q.Hà Đông (Hà Nội) cho biết, cơ quan này đang phối hợp với các đơn vị liên quan điều tra vụ lừa đảo chiếm đoạt tài sản với thủ đoạn giả danh nhân viên y tế gọi điện thông báo kết quả xét nghiệm Covid-19, sau đó lấy thông tin ngân hàng để chiếm đoạt tiền.
Theo thông tin ban đầu, sáng 12.5, chị N. (32 tuổi, trú Q.Hà Đông) nhận cuộc gọi từ số máy lạ, tự xưng là cán bộ y tế thông báo chị N. có đi xét nghiệm Covid-19 nhưng không chịu nhận kết quả. Sau đó, người này nói chị N. bị lộ thông tin cá nhân, cần liên hệ Công an TP.Hà Nội để được giải quyết.
Theo kịch bản dựng sẵn, người lạ chuyển cuộc gọi cho chị N. gặp một người khác tự xưng là công an và nói chị có liên quan đến đường dây rửa tiền, buôn bán ma túy và đã có lệnh bắt giữ.
Thấy chị N. nhẹ dạ, gã “công an dởm” yêu cầu chị N. cung cấp tài khoản ngân hàng và mật khẩu để xác minh. Sau khi làm theo hướng dẫn, chị N. phát hiện toàn bộ số tiền hơn 250 triệu đồng trong tài khoản của mình bốc hơi.
Biết bị lừa, chị N. đã đến Công an Q.Hà Đông trình báo.
Đây không phải trường hợp đầu tiên bị lừa bằng thủ đoạn này. Trước đó, rất nhiều người dân ở Hà Nội nhẹ dạ cả tin đã bị các đối tượng lừa, chiếm đoạt số tiền hàng trăm triệu đồng, thậm chí cả tiền tỉ.
Công an TP.Hà Nội khuyến cáo người dân cần cảnh giác, nhắc nhở người thân, bạn bè về thủ đoạn lợi dụng dịch bệnh mạo danh nhân viên y tế, cơ quan công an, điện lực,… để lừa đảo, chiếm đoạt tài sản.
Người dân tuyệt đối không cung cấp thông tin tài khoản ngân hàng, mã OTP và chuyển tiền cho các đối tượng. Khi phát hiện các trường hợp có dấu hiệu lừa đảo như trên, người dân cần báo ngay cho công an gần nhất.
Theo Trần Cường (TNO)

Có thể bạn quan tâm

Bác thông tin bé trai 6 tuổi bị bắt cóc ở Pleiku

Bác thông tin bé trai 6 tuổi bị bắt cóc ở Pleiku

(GLO)- Chiều 31-3, Thượng tá Trần Trọng Sơn-Trưởng phòng Phòng An ninh mạng và phòng-chống tội phạm sử dụng công nghệ cao (Công an tỉnh Gia Lai) cho biết thông tin bé trai bị bắt cóc ở TP. Pleiku đang được lan truyền trên mạng xã hội là tin giả.

Bà Ksor H’Nhir (bìa phải, buôn Ma H’Rai, xã Ia Hiao) phấn khởi khi nước sạch được dẫn về tận nhà. Ảnh: H.T

Niềm vui nước sạch về làng

(GLO)- Dự án cấp nước sạch trên địa bàn 2 xã Ia Peng và Ia Hiao (huyện Phú Thiện, tỉnh Gia Lai) vừa hoàn thành giai đoạn 1. Theo đó, 484 hộ dân nơi đây được sử dụng nguồn nước hợp vệ sinh, đảm bảo an toàn cho sức khỏe cũng như giảm thiểu các bệnh tật liên quan đến nguồn nước.