Ngày trở về của gia đình ông Siu Blêh

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News

(GLO)-Tin theo lời dụ dỗ của các đối tượng lưu vong ở nước ngoài, ông Siu Blêh (SN 1962, trú làng Khô Roa, xã Ia Rong, huyện Chư Pưh, tỉnh Gia Lai) đã cùng vợ, con vượt biên sang Thái Lan và đã trải qua những ngày tháng khó khăn nhất trong cuộc đời.

z5967104293628-17dd771e135eafbf20f32afe83dbfe8e-362-557.jpg
Sau khi trở về địa phương, ông Siu Blêh đã chấp hành tốt các quy định của pháp luật, tu chí làm ăn. Ảnh: R.H

Giữa trưa, biết chúng tôi đến thăm, ông Blêh gác lại công việc đang gặt lúa trong làng rồi chạy về nhà để tiếp đón. Dù đã trở về địa phương nhưng khi nhắc lại những ngày tháng sống chui lủi ở nơi đất khách quê người ông Blêh không muốn nhớ và tỏ ra rất ân hận. Ông Blêh cho biết: Gia đình ông có 2 ha điều, 4,5 sào ruộng lúa, quanh năm thu hoạch cuộc sống no đủ. Song, vào tháng 12-2022, tin theo lời kẻ xấu nói rằng qua Thái Lan làm việc sẽ được các tổ chức giúp đỡ đưa đi định cư ở nước thứ 3 và có nhiều tiền, cuộc sống sung sướng hơn. Nghe vậy, ông đã bàn bạc với vợ bán 1 con bò cùng nông sản được 40 triệu đồng làm lộ phí vượt biên trái phép sang nước ngoài.

Ngày 30-12-2022, ông Blêh cùng vợ, con gái út bắt xe khách từ Gia Lai vào các tỉnh miền Nam. Sau đó, gia đình ông bị yêu cầu phải đưa toàn bộ số tiền mang theo cho đối tượng dẫn đường để làm lộ phí. Ở Thái Lan, gia đình ông thuê trọ trong căn phòng chật chội, công việc chủ yếu là phụ hồ, bốc vác nặng nhọc nhưng nhận được mức lương ít ỏi. Chi phí sinh hoạt cao cùng khác biệt về ngôn ngữ khiến cuộc sống của gia đình ông rơi vào bế tắc. Ngoài ra, do không có giấy tờ hợp pháp, ông cũng thường xuyên trốn tránh sự kiểm tra của lực lượng cảnh sát Thái Lan.

“Tôi tin lời kẻ xấu nói qua Thái Lan làm việc rồi sẽ được tạo điều kiện đưa đi định cư ở nước thứ 3 để có cuộc sống giàu sang. Song, khi đến nơi, tôi mới biết những lời nói của bọn chúng là lừa dối, tôi phải tự tìm công việc để kiếm tiền trang trải cuộc sống hàng ngày. Công việc làm thuê không ổn định; ngày có, ngày không nên nhiều lúc không có tiền gia đình phải ăn đọt keo và xin thức ăn của người Thái, còn những kẻ từng hứa hẹn thì bặt tăm, không ai hỏi thăm, giúp đỡ. Không có giấy tờ hợp pháp, tôi cũng bị cảnh sát Thái Lan bắt giữ 2 lần. Già yếu lại thường xuyên làm việc nặng nhọc khiến tôi đổ bệnh, tay chân cứng, miệng bị méo do tai biến, không thể nói chuyện. May mắn chủ trọ giúp đỡ nên vượt qua cơn bạo bệnh. Hoàn cảnh sống khổ cực, tôi rất nhớ quê nhà và mong mỏi tìm cách trở về”-ông Blêh bộc bạch.

z5967104339644-9660c350e8a668c15e673bcd8f689805-1-8971-1077.jpg
Khi nhắc lại những ngày tháng sống chui lủi, bất hợp pháp ở Thái Lan, ông Siu Blêh (bìa trái) tỏ ra rất ân hận. Ảnh: R.H

Đến tháng 5-2024, ông Blêh cùng vợ, con đã tìm đường và tự trốn về xã Ia Rong. Nhận thức được hành vi sai trái, ông đã đến UBND xã gặp cán bộ để bày tỏ lòng ăn năn, hối cải và mong nhận sự được tha thứ của mọi người. Thấy ông mắc bệnh, chính quyền địa phương đã quan tâm, hỗ trợ làm thẻ bảo hiểm y tế để ông tiếp tục điều trị bệnh tật tại cơ sở y tế. Đến nay, sức khỏe của ông đã hồi phục và làm việc bình thường.

Ông Siu Đer-Bí thư Chi bộ kiêm Trưởng thôn Khô Roa chia sẻ: "Sau khi trở về địa phương, ông Blêh đã chấp hành tốt các quy định của pháp luật, tu chí làm ăn, đóng góp tích cực vào công việc của cộng đồng. Hiện, ông Blêh là thành viên của tổ thủy lợi của làng".

Trao đổi với P.V, ông Đặng Vĩ Hùng Vương-Chủ tịch UBND xã Ia Rong-thông tin: Vì thiếu hiểu biết và mong muốn có cuộc sống giàu sang, ông Blêh đã cùng vợ, con tin theo lời dụ dỗ của kẻ xấu và vượt biên trái phép. Sau khi trở về, chính quyền địa phương đã phối hợp với các ban ngành, đoàn thể thăm hỏi, động viên và hỗ trợ các nhu yếu phẩm để giúp gia đình ông Blêh ổn định cuộc sống. “UBND xã giao cho hệ thống chính trị làng Khô Roa và Công an xã quản lý, giáo dục gia đình ông Blêh tái hòa nhập cộng đồng, không lầm đường lạc bước nữa”-ông Vương nói.

Có thể bạn quan tâm

Thay mặt Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Thị Thanh Lịch (thứ 2 từ phải sang) trao tặng phần quà cho buôn Chư Krih, xã Chư Drăng, huyện Krông Pa. Ảnh: Yến Thụy

Bình xét danh hiệu văn hóa: Công khai, minh bạch

(GLO)- Trên cơ sở Quyết định số 60/2024/QĐ-UBND ngày 11-11 của UBND tỉnh Gia Lai quy định tiêu chuẩn xét tặng danh hiệu “Gia đình văn hóa”, “Thôn, tổ dân phố văn hóa”, “Xã, phường, thị trấn tiêu biểu”, các địa phương đã triển khai bình xét các danh hiệu nghiêm túc, đảm bảo công khai, minh bạch.

FAO đánh giá người lớn và trẻ em khu vực bắc Gaza đang chết đói

FAO đánh giá người lớn và trẻ em khu vực bắc Gaza đang chết đói

(GLO)- Giám đốc Văn phòng khẩn cấp và phục hồi của Tổ chức Nông Lương Liên Hợp Quốc (FAO) Rein Paulsen trong phiên họp của Hội đồng Bảo an diễn ra ngày 12/11, cho biết “Ủy ban Đánh giá Nạn đói đã phát hiện ra khả năng cao là nạn đói đang xảy ra hoặc sắp xảy ra ở các khu vực phía bắc dải Gaza”.

Gia Lai: Quy định xét tặng danh hiệu “Gia đình văn hóa”, “Thôn, tổ dân phố văn hóa”, “Xã, phường, thị trấn tiêu biểu”

Gia Lai: Quy định xét tặng danh hiệu “Gia đình văn hóa”, “Thôn, tổ dân phố văn hóa”, “Xã, phường, thị trấn tiêu biểu”

(GLO)- Ủy ban Nhân dân tỉnh Gia Lai ban hành Quyết định số 60/2024/QĐ-UBND ngày 11-11-2024 quy định chi tiết tiêu chuẩn xét tặng danh hiệu “Gia đình văn hóa”, “Thôn, tổ dân phố văn hóa”, “Xã, phường, thị trấn tiêu biểu” trên địa bàn tỉnh Gia Lai.

Quang cảnh bàn giao nhà Đại đoàn kết cho hộ nghèo tại thị xã Ayun Pa Ảnh N.A

Ayun Pa: Hơn 1 tỷ đồng hỗ trợ hộ nghèo

(GLO)- Từ tháng 10-2023 đến nay, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam các cấp trên địa bàn thị xã Ayun Pa (tỉnh Gia Lai) phối hợp với Ban vận động Quỹ “Vì người nghèo” cùng cấp đã huy động được hơn 1 tỷ đồng ủng hộ Quỹ “Vì người nghèo”.

Mắt người già thật là... phức tạp

Mắt người già thật là... phức tạp

(GLO)- Ngày còn trẻ, tôi có tính hay bị “dị ứng” với những người mang kính. Nhưng đúng là “ghét của nào trời trao của nấy”, tuổi chưa đầy 50, tôi đã phải gắn bó với cặp kính. Mới đầu rất khó chịu, không có kính thì không thấy đường đọc, mà mang kính vào thì vướng víu đủ điều.