Ngày hội Du lịch Kbang: Thu hút hàng ngàn lượt du khách

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Với hoạt động trưng bày, giới thiệu, quảng bá sản phẩm du lịch văn hóa truyền thống cùng các sản phẩm nông nghiệp sạch và trải nghiệm trò chơi dân gian…, Ngày hội Du lịch Kbang năm nay đã thu hút gần 4.000 lượt du khách.
Tối 3-8, Ngày hội Du lịch Kbang năm 2018 đã khai mạc tại Quảng trường huyện Kbang. Về dự buổi lễ có các đồng chí: Dương Văn Trang-Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; Hồ Văn Niên-Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh; Đặng Phan Chung-Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh; Nguyễn Đức Hoàng-Phó Chủ tịch UBND tỉnh cùng lãnh đạo các sở, ban, ngành của tỉnh.
Quảng bá sản phẩm đặc trưng   
Ảnh: Đức Thụy
Ảnh: Đức Thụy
 
Ngày hội Du lịch Kbang năm 2018 (từ ngày 3 đến 5-8) đã trưng bày, giới thiệu đến du khách trên 15 loại thảo dược quý, 16 sản phẩm trái cây, 13 sản phẩm hạt, 9 sản phẩm rau, 8 loại thịt cá… Tham gia ngày hội, mỗi gian hàng mang đến những sản phẩm đặc trưng, thế mạnh riêng của địa phương mình như: gạo thơm (xã Sơ Pai); gạo đen, sâm khỏe (xã Kon Pne); cam, quýt đường (xã Sơn Lang); đông trùng hạ thảo (thị trấn Kbang); chế phẩm từ trùn quế (xã Đak Hlơ); heo quay với mắc mật (xã Tơ Tung)… Ông Nguyễn Văn Dũng-Phó Chủ tịch UBND huyện Kbang, Trưởng ban tổ chức Ngày hội Du lịch Kbang năm 2018-cho biết: “Đây là cơ hội để người dân giới thiệu các sản phẩm văn hóa truyền thống, lâm sản đặc trưng dưới tán rừng và nông sản sạch do chính họ nuôi trồng. Đây cũng là dịp để người dân, doanh nghiệp đẩy mạnh quảng bá sản phẩm, thu hút hợp tác đầu tư, sản xuất liên kết; hướng người dân sản xuất nông sản theo chuỗi giá trị làm ra các sản phẩm sạch, an toàn, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng và phát triển du lịch địa phương. Sau 3 ngày diễn ra, các gian hàng tham gia ngày hội đã thu về trên 1 tỷ đồng”.  
Hầu hết người dân tham gia chương trình đều kỳ vọng về đầu ra cho sản phẩm. Ông Lê Văn Quang-Phó Chủ tịch UBND xã Kon Pne-cho hay: “Chúng tôi mang đến những sản vật khai thác từ rừng của người dân bản địa như: sâm cau, sâm đá, chuối rừng, măng le khô, rau dớn, gạo đỏ, gạo đen và gà rừng Kon Pne... nhằm tìm đầu ra để từ đó quy hoạch, tổ chức trồng, khai thác và phát triển thêm nguồn sản phẩm”. Ông Quang cũng hy vọng sau ngày hội này sẽ có nhiều nhà đầu tư, doanh nghiệp đặt hàng thu mua sản phẩm của người dân Kon Pne. Còn với bà Trần Thị Cảm-Giám đốc Hợp tác xã Nông nghiệp-Dịch vụ và Xây dựng Kông Lơng Khơng (xã Kông Lơng Khơng) thì: “Chúng tôi muốn giới thiệu tới người tiêu dùng những sản phẩm sạch, an toàn. Đồng thời, nắm bắt thị hiếu người tiêu dùng để điều chỉnh, bổ sung các sản phẩm sản xuất trong hợp tác xã; dần định hình xây dựng thương hiệu cho những sản phẩm của các thành viên sản xuất”.
Tại ngày hội, anh Đinh Múi (làng Kon Bông 1, xã Đak Rong) đem tới các sản vật từ rừng như: mật ong, nấm linh chi, nấm ngọc cẩu, cổ cò, sâm đá, lan kim tuyến… “Ngoài việc trên rẫy thì người dân trong xã thường tranh thủ vào rừng thu hái sản vật để kiếm thêm thu nhập. Ngày hội Du lịch là dịp giúp người dân chúng tôi tiêu thụ các sản phẩm và hơn hết là giới thiệu cho nhiều người biết đến các sản phẩm từ rừng, đặc biệt là các loại dược liệu dưới tán rừng”-anh Múi chia sẻ. Những sản phẩm văn hóa truyền thống như: gùi, thổ cẩm… của người dân Bahnar cũng đã thu hút được sự chú ý của đông đảo du khách. Chị Đinh Thị Bản (xã Đông) vui vẻ nói: “Rất nhiều người tới gian hàng của chúng tôi để tìm hiểu và mua các sản phẩm thổ cẩm. Họ tỏ ra rất thích thú, còn chúng tôi thì thấy tự hào lắm”.
Các doanh nghiệp trên địa bàn huyện cũng tích cực tham gia ngày hội nhằm tìm kiếm đối tác. Doanh nghiệp tư nhân Chín Mỹ (thị trấn Kbang) mang tới ngày hội một gian hàng đầy ắp các mặt hàng lâm sản thảo dược. “Chúng tôi đưa tới hội chợ gần 50 sản phẩm gồm: sâm đá, lan kim tuyến, nấm lim xanh, sâm dây, nấm linh chi… Lượng hàng bán tại hội chợ cao hơn ở cửa hàng 30-50%. Tôi nghĩ, sau dịp này sẽ có nhiều đối tác muốn hợp tác với doanh nghiệp”-bà Phạm Thị Chín-Giám đốc doanh nghiệp Chín Mỹ-cho biết.
Thu hút khách du lịch
 Tham gia ngày hội, du khách được thưởng thức những màn trình diễn múa xoang đệp mắt. Ảnh: Đức Thụy
Tham gia ngày hội, du khách được thưởng thức những màn trình diễn múa xoang đệp mắt. Ảnh: Đức Thụy
Tham gia Ngày hội du lịch Kbang, khách du lịch còn được khám phá các hoạt động với nhiều nội dung đa dạng, phong phú và sinh động; được đắm mình trong tiếng cồng chiêng vui nhộn mà sâu lắng; được thả mình thưởng thức các giai điệu múa hát, độc tấu, hòa tấu ngọt ngào của các loại nhạc cụ dân tộc; xem trình diễn trang phục truyền thống đa sắc màu của các dân tộc trên địa bàn huyện; được trải nghiệm thực tế các môn thể thao của đồng bào dân tộc thiểu số, các trò chơi dân gian, loại hình nghệ thuật độc đáo; tham quan mua sắm tại các gian hàng nông sản, thủ công mỹ nghệ, thưởng thức ẩm thực đặc trưng của núi rừng Kbang.
Tham gia ngày hội với mong muốn các con sẽ có cơ hội hiểu thêm về văn hóa dân tộc Bahnar qua thực tế trải nghiệm, chị Võ Thị Trang (TP. Hồ Chí Minh) hào hứng chia sẻ: “Sau khi nghe tin về ngày hội, tôi sắp xếp công việc đưa các con về đây chơi. Những loại nông sản sạch, an toàn như: bơ, đậu đen, đậu đỏ, bắp, cam… đều có giá rất phải chăng. Bên cạnh việc mua sắm, gia đình tôi còn được xem múa xoang, cồng chiêng; biểu diễn trang phục đồng bào các dân tộc thiểu số; trình diễn nhạc cụ dân tộc, dân ca và được các nghệ nhân đến từ làng hướng dẫn, trải nghiệm chế tác nhạc cụ dân tộc, đan lát, tạc tượng, dệt thổ cẩm, giã gạo…”. Còn chị Phan Thị Thảo (huyện Kông Chro) cho biết: “Tôi mua được nhiều sản phẩm như: mật ong, lan rừng và một số dược liệu. Các sản phẩm tại đây đều chất lượng và giá cả rất hợp lý. Sau khi mua sắm xong, chúng tôi sẽ tranh thủ đi thăm thác Hang Dơi và cụm di tích Làng kháng chiến Stơr”.
Du khách ham quan mua sắm tại các gian hàng nông sản, thủ công mỹ nghệ, thưởng thức ẩm thực đặc trưng của núi rừng Kbang.
Du khách tham quan, mua sắm tại các gian hàng thủ công mỹ nghệ. Ảnh: Đức Thụy
Vượt hơn 90 km, chị Phùng Anh Thư (tỉnh Bình Định) cũng kịp đến dự ngày hội. “Ở đây không khí trong lành, quang cảnh hùng vĩ và con người rất thân thiện. Tôi rất ấn tượng với các sản phẩm thảo dược. Bây giờ, tôi mới biết được Kbang có nhiều đặc sản, lâm sản quý như vậy. Sau khi tham quan, tìm hiểu các gian hàng, tôi và bạn bè cùng nhau thưởng thức các món ăn như: cơm lam, gà nướng, heo quay lá mắc mật…”-chị Thư vui vẻ kể. Trong khi đó, ông Phạm Thanh Sơn (xã Sơn Lang) mong muốn: “Ngày hội thật sự rất ý nghĩa với người dân Kbang. Hàng năm, huyện cần duy trì tổ chức ngày hội như thế này để giới thiệu văn hóa truyền thống và các sản phẩm đặc trưng của huyện”.
Ông Võ Văn Phán-Chủ tịch UBND huyện Kbang-thông tin: “Theo thống kê sơ bộ, trong 3 ngày diễn ra ngày hội, có khoảng 4.000 lượt người dân và khách du lịch đến tham dự. Với kết quả khả quan này, chúng tôi hy vọng huyện Kbang sẽ trở thành điểm đến hấp dẫn của du khách trong và ngoài tỉnh; góp phần nâng cao thu nhập cho người dân, phát triển kinh tế-xã hội của huyện”.
Chủ tịch UBND huyện Kbang cũng cho biết: Từ đầu năm đến nay, có gần 3.000 lượt khách đến huyện Kbang tham quan du lịch, nghiên cứu lịch sử văn hóa, dã ngoại sinh thái, nghỉ dưỡng. Đây là tiền đề quan trọng để huyện từng bước hoàn thiện cơ sở hạ tầng, ký kết khai thác tiềm năng, lợi thế phát triển du lịch, đồng thời giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa các dân tộc trên địa bàn. Trong thời gian tới, huyện sẽ tập trung phát triển điểm du lịch văn hóa lịch sử như: Làng kháng chiến Stơr (xã Tơ Tung); Khu căn cứ cách mạng của tỉnh tại xã Krong; đồng thời phát triển du lịch Vườn mít-Cánh đồng Cô Hầu; thác Hang Dơi; đầu tư xây dựng đường vào thác 50 ở Khu Bảo tồn Thiên nhiên Kon Chư Răng gắn với xây dựng, phát triển du lịch cộng đồng; phối hợp với nhà đầu tư hình thành điểm du lịch thác Kon Lok (xã Đak Rong)…
Nhóm PHÓNG VIÊN

Có thể bạn quan tâm

Nghĩa tình nơi biên giới

Nghĩa tình nơi biên giới

(GLO)- Tôi có mấy người bạn thân từ Hà Nội và Quảng Ngãi lên thăm Gia Lai, nguyện vọng của họ là muốn lên biên giới, thăm những người lính Biên phòng. Vậy là mình lại có thêm cái cớ để ngược hướng biên cương.

Chư Pưh: Những thành tựu đáng tự hào

Chư Pưh: Những thành tựu đáng tự hào

(GLO)- Sau hơn 15 năm thành lập trên cơ sở chia tách từ huyện Chư Sê, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân các dân tộc huyện Chư Pưh (tỉnh Gia Lai) đã đoàn kết, chung sức vượt qua mọi khó khăn, thách thức và đạt được nhiều thành tựu đáng tự hào.

Gia Lai sửa đổi, bổ sung 2 thủ tục hành chính trong lĩnh vực công tác dân tộc

Gia Lai sửa đổi, bổ sung 2 thủ tục hành chính trong lĩnh vực công tác dân tộc

(GLO)- Ngày 29-4, Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Rah Lan Chung đã ký Quyết định số 420/QĐ-UBND về việc công bố danh mục gồm 2 thủ tục hành chính (TTHC) sửa đổi, bổ sung trong lĩnh vực công tác dân tộc thuộc thẩm quyền giải quyết của UBND các huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn tỉnh.

Ia Pa: Dấu ấn 22 năm

Ia Pa - Dấu ấn 22 năm

(GLO)- Trải qua 22 năm xây dựng và phát triển, cán bộ và đồng bào các dân tộc huyện Ia Pa (tỉnh Gia Lai) đã không ngừng nỗ lực vượt qua khó khăn, khai thác tiềm năng, lợi thế để phát triển kinh tế-xã hội, giữ vững quốc phòng-an ninh.

Nông thôn làng Thơh Ga B ngày càng khởi sắc, khang trang, sạch đẹp. Ảnh: Quang Tấn

Chư Pưh: Đổi thay ở làng nông thôn mới Thơh Ga B

(GLO)- Với sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị và sự chung sức, đồng lòng của nhân dân, diện mạo nông thôn của làng Thơh Ga B (xã Chư Don) đã có nhiều thay đổi tích cực. Nhờ đó, làng đã được UBND huyện Chư Pưh công nhận đạt chuẩn nông thôn mới (NTM).

Nghĩa tình với người dân thôn Plei Hek

Nghĩa tình với người dân thôn Plei Hek

(GLO)- Ngày 29-4, đoàn y, bác sĩ Bệnh viện Y dược cổ truyền và Phục hồi chức năng, Công ty Thiên Phúc Farma, Công ty CPTM Natulife Việt Nam tổ chức chương trình khám bệnh, phát thuốc miễn phí và tặng quà bà con thôn Plei Hek (xã Chư A Thai, huyện Phú Thiện)-thôn kết nghĩa với Sở Y tế Gia Lai.

Pleiku: Thành phố trẻ trên cao nguyên xanh

Pleiku: Thành phố trẻ trên cao nguyên xanh

(GLO)- Giữa bạt ngàn đồi núi Tây Nguyên, Pleiku hiện lên như một viên ngọc thô đang dần được mài giũa. Không ồn ào náo nhiệt như TP. Hồ Chí Minh hay cổ kính, trầm mặc như Huế… song Pleiku lại có một sức hút riêng, khiến bất kỳ ai đã đến đây đều không thể quên.

Gia Lai: Bãi bỏ ít nhất 30% điều kiện kinh doanh không cần thiết trong năm 2025

Gia Lai: Bãi bỏ ít nhất 30% điều kiện kinh doanh không cần thiết trong năm 2025

(GLO)- Ngày 25-4, UBND tỉnh Gia Lai đã ban hành kế hoạch triển khai thực hiện Chỉ thị số 10/CT-Ttg ngày 25-3-2025 của Thủ tướng Chính phủ về thúc đẩy phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh. Trong đó có việc bãi bỏ ít nhất 30% điều kiện kinh doanh không cần thiết trong năm 2025.