Ngày giáp Tết ở Nghĩa trang Liệt sĩ huyện Chư Prông

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Khắc sâu đạo lý "Uống nước nhớ nguồn", cùng với cấp ủy, chính quyền, những ngày này, nhiều tổ chức, cá nhân đã đến Nghĩa trang Liệt sĩ huyện Chư Prông (tỉnh Gia Lai) thăm viếng, chăm sóc các phần mộ liệt sĩ. 

Nghĩa trang Liệt sĩ huyện Chư Prông nằm ở tổ 2, thị trấn Chư Prông, trên ngọn đồi cao thoáng mát, có nhiều cây xanh tươi tốt quanh năm. Nghĩa trang hình thành từ trước năm 1980 với tổng diện tích khoảng 3 ha, gồm các hạng mục: cổng tam quan hiện đại, sân hành lễ, đài tưởng niệm, nhà thờ Bác Hồ, nhà bia, nhà vọng cảnh, tháp chuông, khu mộ liệt sĩ, các hàng ghế đá, hệ thống bồn hoa, điện nước...

Nghĩa trang hiện có 1.731 ngôi mộ liệt sĩ, trong đó có trên 100 mộ liệt sĩ người dân tộc thiểu số ở địa phương, có 310 ngôi mộ chưa biết tên. Phần lớn những ngôi mộ chưa biết tên là hài cốt liệt sĩ được quy tập tại chiến trường Plei Me.

Ông Phạm Quang Trung-quản trang Nghĩa trang Liệt sĩ huyện Chư Prông xúc động nói: "Các liệt sĩ nằm đây quê quán ở 40 tỉnh, thành phố, nhưng nhiều nhất vẫn là tỉnh Thanh Hóa với gần 200 liệt sĩ. Nhiều liệt sĩ người Thanh Hóa chưa biết họ tên đầy đủ, thuộc Trung đoàn 66, Sư đoàn 304, Quân đoàn 2. Trung đoàn 66 đã trực tiếp chiến đấu, chiến thắng vẻ vang quân đội Mỹ trong những trận đánh oanh liệt tại thung lũng Ia Drăng vào cuối năm 1965".

Các cơ quan viếng Nghĩa trang Liệt sĩ huyện Chư Prông. Ảnh: Hoàng Cư
Huyện Chư Prông tổ chức lễ viếng các liệt sĩ tại Nghĩa trang Liệt sĩ huyện. Ảnh: Hoàng Cư


Hầu hết các liệt sĩ yên nghỉ ở Nghĩa trang Liệt sĩ huyện Chư Prông đều hy sinh khi mới tuổi đôi mươi, trong thời kỳ chống Mỹ cứu nước. Rất nhiều người trong số họ đã hy sinh trong chiến dịch Plei Me huyền thoại. Những năm qua, Đảng, Nhà nước và các tổ chức, cá nhân đã ủng hộ hàng chục tỷ đồng để cải tạo, tu bổ, nâng cấp các hạng mục công trình trong khuôn viên nghĩa trang.

"Nhờ đó mà nghĩa trang thêm phần khang trang, tôn nghiêm đáp ứng nhu cầu thăm viếng của thân nhân gia đình liệt sĩ và cán bộ, người dân địa phương, nhất là dịp lễ, Tết hàng năm. Sắp tới, Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội sẽ cấp thêm cho huyện 3 tỷ đồng để đầu tư xây dựng hoa viên rộng khoảng 2.000 m2 ở ngay trước cổng nghĩa trang "-ông Huỳnh Trọng Mỹ-Trưởng phòng Lao động-Thương binh và Xã hội huyện Chư Prông phấn khởi chia sẻ.

Đến thăm Nghĩa trang Liệt sĩ huyện Chư Prông, anh Kpăk Dinh (làng Sơr, xã Ia Boòng) bày tỏ: "Mình có người bác là Rơ Lan Danh tham gia cách mạng, hy sinh từ năm 1968, góp phần vào thành tích chung của xã Ia Boòng Anh hùng. Thấy mộ bác được xây dựng kiên cố, sạch đẹp, có người chăm sóc thường xuyên, dân làng minh ai cũng yên tâm".

Người dân viếng Nghĩa trang Liệt sĩ huyện Chư Prông. Ảnh: Hoàng Cư
Cán bộ, người dân huyện Chư Prông thắp hương trên mộ phần các liệt sĩ. Ảnh: Hoàng Cư


Còn ông Phạm Quang Trung cho biết thêm: "Thời gian gần đây, nhất là vào những ngày lễ, Tết, bà con người Jrai, Bahnar, Thái, Mường... trong vùng thường đến đây viếng các anh hùng liệt sĩ. Như một nét đẹp văn hóa, Đoàn Thanh niên, các trường học thường đưa các cháu thanh thiếu nhi, học sinh đến thăm viếng, thắp hương mộ liệt sĩ, giáo dục truyền thống rất tốt".
 

HOÀNG CƯ

Có thể bạn quan tâm

Gia Lai: Nhiều biện pháp kiểm soát hoạt động kinh doanh online

Gia Lai: Nhiều biện pháp kiểm soát hoạt động kinh doanh online

(GLO)- Theo Luật số 56/2024/QH15 ngày 29-11-2024 của Quốc hội, trong đó có sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản lý Thuế (gọi tắt là Luật Quản lý Thuế sửa đổi, bổ sung), kể từ 1-4-2025, tất cả các sàn thương mại điện tử phải có trách nhiệm khấu trừ thuế của người kinh doanh trên sàn.

Pleiku: Hội thảo lần thứ nhất Lịch sử Đảng bộ phường Trà Bá (1975-2023)

Pleiku: Hội thảo lần thứ nhất Lịch sử Đảng bộ phường Trà Bá (1975-2023)

(GLO)- Hội đồng Chỉ đạo công tác nghiên cứu, biên soạn lịch sử của Đảng bộ TP. Pleiku vừa tổ chức hội thảo lần thứ nhất để thảo luận góp ý đề cương chi tiết Lịch sử Đảng bộ phường Trà Bá (1975-2023) vào chiều 12-2. Ông Võ Phúc Ánh-Phó Bí thư thường trực Thành ủy Pleiku chủ trì hội thảo.

Nghề nấu đường thủ công ở An Khê

Nghề nấu đường thủ công ở An Khê

(GLO)- Cách đây vài chục năm, bà con nông dân ở An Khê không bán mía cây như bây giờ mà tự thu hoạch mía, ép lấy nước, nấu lên thành đường thô, rồi mới bán sản phẩm này cho các cơ sở ly tâm đường. Các cơ sở ly tâm đường tiến hành tinh luyện đường thô thành đường vàng để xuất đi các tỉnh khác.

Huyện Đak Đoa tổ chức lấy ý kiến của các cơ quan, tổ chức, cá nhân và cộng đồng dân cư về lập Điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2030. Ảnh: Hà Duy

Đak Đoa: Lấy ý kiến lập điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2030

(GLO)- Ủy ban nhân dân huyện Đak Đoa vừa có thông báo số 5/TB-UBND về việc tổ chức lấy ý kiến của các cơ quan, tổ chức, cá nhân và cộng đồng dân cư về lập điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2030 và kế hoạch sử dụng đất năm đầu của điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất huyện Đak Đoa.

Hội xuân ở xã Tơ Tung. Ảnh: Ngọc Minh

Hội Xuân ở xã Tơ Tung

(GLO)- Hội Xuân văn hóa-thể thao các dân tộc mừng Đảng, mừng Xuân Ất Tỵ năm 2025 và liên hoan văn hóa cồng chiêng lần thứ IV do UBND xã Tơ Tung (huyện Kbang, tỉnh Gia Lai) tổ chức ngày 7-2 thu hút nhiều người dân và du khách tham gia.