Ngân hàng Nhà nước bơm hơn 60.000 tỉ đồng chỉ trong 3 ngày

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Trong ngày 1-2, thêm gần 24.000 tỉ đồng đã được Ngân hàng Nhà nước bơm ra cho các thành viên tham gia đấu thầu trên thị trường mở, hỗ trợ thanh khoản thị trường.

Đây là thông tin được Ngân hàng Nhà nước cho biết từ kết quả đấu thầu thị trường mở cùng ngày.

Theo đó, có 13 thành viên tham gia đấu thầu đã trúng thầu với kỳ hạn 7 ngày, lãi suất 6%/năm với khối lượng 23.999 tỉ đồng. Nghiệp vụ thị trường mở là việc Ngân hàng Nhà nước thực hiện việc mua, bán giấy tờ có giá với các thành viên tham gia, là một công cụ thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia.

Trước đó, ngày 31-1, Ngân hàng Nhà nước cũng hỗ trợ thanh khoản cho thị trường qua việc bơm ra hơn 24.034 tỉ đồng kỳ hạn 7 ngày cho 10 thành viên tham gia đấu thầu, với lãi suất 6%/năm.

Chỉ trong ngày hôm nay có tổng cộng gần 24.000 tỉ đồng được bơm ra thị trường qua kênh đấu thầu trên thị trường mở

Chỉ trong ngày hôm nay có tổng cộng gần 24.000 tỉ đồng được bơm ra thị trường qua kênh đấu thầu trên thị trường mở

Trong vòng 3 ngày qua, cơ quan quản lý đã bơm tổng cộng trên 60.000 tỉ đồng qua nghiệp vụ thị trường mở nhằm hỗ trợ thanh khoản cho các tổ chức tín dụng.

Trên thị trường liên ngân hàng, lãi suất tiếp tục duy trì ở mức cao khi kỳ hạn qua đêm tính đến ngày 31-1 là 6,23%/năm; kỳ hạn 1 tuần là 6,66%/năm; kỳ hạn 2 tuần 6,81%... Các giao dịch của tổ chức tín dụng trên thị trường liên ngân hàng chủ yếu kỳ hạn qua đêm với doanh số trên 237.000 tỉ đồng trong ngày 31-1.

Tại báo cáo thị trường tiền tệ mới nhất, Công ty Chứng khoán SSI cho rằng thanh khoản trên thị trường có phần nào bớt dồi dào hơn vào tuần trước, khi nhu cầu thanh toán tăng mạnh trước kỳ nghỉ Tết. Tuy nhiên, so với các giai đoạn trước Tết trong quá khứ, trạng thái vẫn khá ổn định khi Ngân hàng Nhà nước phát hành tín phiếu nhằm trung hòa lượng tiền bơm vào hệ thống thông qua kênh mua ngoại tệ, để duy trì mặt bằng lãi suất liên ngân hàng ở mức hợp lý.

Có thể bạn quan tâm

Chư Sê đưa nguồn vốn ưu đãi đến với người dân

Chư Sê đưa nguồn vốn ưu đãi đến với người dân

(GLO)- Thông qua 15 điểm giao dịch xã, thị trấn, Phòng Giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Chư Sê (tỉnh Gia Lai) đã tổ chức các phiên giao dịch định kỳ mỗi tháng để giải ngân cho vay và cung cấp dịch vụ ngân hàng đến tận tay người dân.

Khát vọng trung tâm tài chính toàn cầu

Khát vọng trung tâm tài chính toàn cầu

Thế giới hiện có 119 trung tâm tài chính quốc tế, song chỉ có khoảng 20 trung tâm thành công, hiệu quả. 'Sinh sau đẻ muộn', làm sao để trung tâm tài chính tại VN cạnh tranh được với các trung tâm rất lớn của khu vực như Thượng Hải (Trung Quốc), Dubai, Singapore…?

Tăng tốc xử lý tài chính, ngân sách nhà nước trước khi sắp xếp lại đơn vị hành chính

Tăng tốc xử lý tài chính, ngân sách nhà nước trước khi sắp xếp lại đơn vị hành chính

(GLO)- Sở Tài chính Gia Lai và các đơn vị liên quan đang tăng tốc rà soát, tổng hợp số liệu xử lý tài chính, ngân sách nhà nước trước khi tổ chức lại đơn vị hành chính các cấp. Đồng thời, hướng dẫn các đơn vị xây dựng phương án bàn giao nguồn tài chính, ngân sách theo đúng quy định.

Ngành Thuế siết chặt quản lý hóa đơn điện tử

Ngành Thuế siết chặt quản lý hóa đơn điện tử

(GLO)- Thông qua việc siết chặt quản lý hóa đơn điện tử, Chi cục Thuế khu vực XIV đã chủ động phát hiện, cảnh báo và ngăn chặn các hành vi vi phạm nhằm góp phần phòng-chống gian lận thương mại, chống thất thu ngân sách nhà nước.

Lập Trung tâm tài chính quốc tế để Việt Nam bứt phá - Bài 1: Mở lối thu hút dòng vốn mới

Lập Trung tâm tài chính quốc tế để Việt Nam bứt phá - Bài 1: Mở lối thu hút dòng vốn mới

Với việc hình thành Trung tâm tài chính quốc tế tại TPHCM và Đà Nẵng, một giai đoạn mới cho phát triển của các vùng kinh tế đặc thù, hình thành cầu nối hút vốn mới cho nền kinh tế. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều vấn đề cần giải quyết để tạo hành lang cho các trung tâm tài chính vận hành.

Đồng Yên mệnh giá 5.000 và 10.000 của Nhật Bản. (Ảnh: Internet)

Quốc gia nào đang là “chủ nợ” lớn nhất thế giới?

(GLO)- Lần đầu tiên sau 34 năm, Nhật Bản không còn là quốc gia nắm giữ vị thế chủ nợ lớn nhất thế giới, khi bị Đức vượt qua về quy mô tài sản ròng ở nước ngoài. Đây là một cột mốc đáng chú ý, diễn ra trong bối cảnh tài sản ròng ở nước ngoài của Nhật vẫn tăng lên mức cao kỷ lục trong năm 2024.

null