Ngân hàng Đông Á thiệt hại vì kinh doanh ngoại tệ trái pháp luật

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Cựu Chủ tịch HĐQT Ngân hàng Đông Á Trần Phương Bình
Cựu Chủ tịch HĐQT Ngân hàng Đông Á Trần Phương Bình
Dù không được cấp phép kinh doanh ngoại hối trên thị trường nước ngoài, nhưng Ngân hàng TMCP Đông Á vẫn thực hiện mua bán dẫn tới khoản thiệt hại hàng trăm tỷ đồng.
Theo truy tố của Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Trần Phương Bình, nguyên Chủ tịch HĐQT Ngân hàng TMCP Đông Á (DAB) và 25 đồng phạm khác đã có hành vi phạm vào tội Lạm dụng chức vụ quyền hạn chiếm đoạt tài sản, Cố ý làm rái các quy định của nhà nước về quản lý kinh tế gây thiệt hại nghiêm trọng.
Tổng số tiền các bị can gây thiệt hại cho DAB là hơn 3.600 tỷ đồng.
Một phần thiệt hại này xuất phát từ việc kinh doanh ngoại hối trái pháp luật.
Theo đó, từ năm 2001 - 2005, DAB mở các tài khoản giao dịch USD tại Ngân hàng UOB (Singapore) để kinh doanh ngoại hối tại thị trường quốc tế. Bị can Trần Phương Bình chỉ đạo trực tiếp Phòng Kinh doanh DAB do Nguyễn Huỳnh Đăng làm Trưởng phòng, Nguyễn Thị Ái Lan, Nguyễn Thị Kim Loan làm nhân viên.
Các cá nhân này thực hiện các giao dịch trực tiếp với Ngân hàng OUB thông qua kênh liên lạc là màn hình, thể hiện dưới dạng lệnh kinh doanh (lệnh Deal). Nội dung lệnh Deal thể hiện DAB mua loại ngoại tệ gì, giá cả số lượng, phải thanh toán cho đối tác loại tiền gì.
Ban đầu hoạt động này diễn ra bình thường nhưng từ năm 2003 - 2005, DAB thường xuyên thua lỗ theo lệnh Deal đã đặt.
Để bù đắp thua lỗ, Trần Phương Bình chỉ đạo Phòng Kinh doanh liên hệ, thỏa thuận với Ngân hàng UOB kéo dài thời hạn thanh toán số tiền lỗ này bằng việc gia hạn các lệnh Deal còn dư nợ.
Ngân hàng UOB chấp thuận là do DAB đang có 15,5 triệu USD tiền gửi có kỳ hạn và hơn 4,7 triệu USD tiền ký quỹ tại Ngân hàng UOB.
Để che giấu hành vi trả nợ trong hoạt động kinh doanh ngoại hối, Trần Phương Bình và các nhân viên Phòng Kinh doanh lập 15 phiếu thu, nhập ngoại tệ “khống” từ Ngân hàng UOB với tổng số tiền là hơn 20 triệu USD với nội dung thể hiện là DAB đã rút, nhập ngoại tệ, đưa về kho quỹ.
DAB còn kinh doanh ngoại tệ với Ngân hàng Banca Adamas. DAB mở các tài khoản tại ngân hàng này để mua bán ngoại tệ. Do việc kinh doanh thua lỗ, đến tháng 5/2006, Trần Phương Bình và các lãnh đạo nhân viên Phòng Kinh doanh lập, ký và hạch toán khống chứng từ nhập ngoại tệ mặt từ Ngân hàng Banca Adamas với số tiền trên 3 triệu USD.
Các phiếu thu nhập ngoại tệ mặt “khống” nêu trên làm tăng âm quỹ tiền mặt (ngoại tệ USD) cho Ngân quỹ DAB. Trần Phương Bình đã chỉ đạo Nguyễn Huỳnh Đăng, Nguyễn Thị Ái Lan, Nguyễn Thị Kim Loan và các nhân viên Trần Thị Lan, Nguyễn Đức Vinh (Phòng Ngân quỹ DAB) cho xuất bán 24.993 lượng vàng và 70 tỷ đồng tiền tại Kho quỹ Hội sở DAB không có chứng từ.
Số tiền thu được mua hơn 23 triệu USD tại các hiệu vàng ở TP Hồ Chí Minh nhập quỹ ngoại tệ mặt để bù các phiếu nhập khống ngoại tệ nêu trên.  
Theo quy định tại Điều 71 Luật các tổ chức tín dụng 1997 có hiệu lực tại thời điểm DAB kinh doanh ngoại hối, tổ chức tín dụng được kinhd oanh ngoại hối và vàng trên thị trường trong nước và thị trường quốc tế khi NHNN cho phép.
Kết quả xác minh tại DAB cho thấy trước thời điểm ngày 10/12/2008, DAB không có giấy phép của NHNN cấp để thực hiện việc mua bán các loại ngoại tệ ở thị trường nước ngoài.
Cơ quan điều tra xác định, hành vi kinh doanh ngoại hối trái pháp luật của các bị can đã gây thiệt hại hơn 384 tỷ đồng (hơn 21 triệu USD) cho DAB.
Được biết, Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an đã yêu cầu tương trợ tư pháp thông qua Viện KSND tối cao gửi các nước Singapore, Thụy Sỹ đề nghị phối hợp điều tra, xác minh, làm rõ. Đến nay chưa có phúc đáp. Nhưng đây là các tài liệu bổ trợ, không làm ảnh hưởng đến bản chất sự thật khách quan của vụ án.
Bùi Trang (ĐTCK)

Có thể bạn quan tâm

Ngành Thuế Chư Pưh tiếp tục đôn đốc, khai thác tốt các nguồn thu

Ngành Thuế Chư Pưh tiếp tục đôn đốc, khai thác tốt các nguồn thu

(GLO)- Đến thời điểm này, huyện Chư Pưh đã thu được gần 29 tỷ đồng nộp ngân sách, đạt khoảng 120% dự toán tỉnh và HĐND huyện giao (trừ tiền sử dụng đất). Từ nay đến hết năm 2024, ngành Thuế huyện tiếp tục triển khai các giải pháp để quản lý thuế, chống thất thu cũng như khai thác tốt các nguồn thu.

Tiếp tục giảm 2% thuế VAT tới 1.7.2025

Tiếp tục giảm 2% thuế VAT tới 1.7.2025

Quốc hội đồng ý tiếp tục giảm 2% thuế VAT trong nửa đầu năm 2025; đồng thời yêu cầu chấm dứt việc miễn thuế với hàng giá trị dưới 1 triệu nhập khẩu qua các sàn thương mại điện tử như Shopee, Temu.

Tập huấn kiểm kê tài sản công

Tập huấn nghiệp vụ tổng kiểm kê tài sản công

(GLO)- Ngày 28 và 29-11, Sở Tài chính tỉnh Gia Lai phối hợp với Cục Quản lý Công sản (Bộ Tài chính) tập huấn nghiệp vụ tổng kiểm kê tài sản công tại cơ quan, tổ chức, đơn vị, tài sản kết cấu hạ tầng do Nhà nước đầu tư, quản lý thuộc phạm vi quản lý của tỉnh Gia Lai.