Ngăn chặn, xử lý nghiêm trường hợp buôn bán, vận chuyển trái phép lợn qua biên giới vào Gia Lai

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Ngày 4-8, UBND tỉnh Gia Lai có Công văn số 2065/UBND-NL về tập trung ngăn chặn, phát hiện và xử lý nghiêm các trường hợp buôn bán, vận chuyển trái phép lợn qua biên giới vào tỉnh.

Thực hiện Công điện số 694/CĐ-TTg ngày 1-8-2023 của Thủ tướng Chính phủ về ngăn chặn, phát hiện và xử lý nghiêm các trường hợp buôn bán, vận chuyển trái phép lợn qua biên giới vào Việt Nam, UBND tỉnh yêu cầu UBND các huyện, thị xã, thành phố chỉ đạo các cơ quan chuyên môn và UBND cấp xã chủ động giám sát chặt chẽ tình hình chăn nuôi tại địa phương, kịp thời phát hiện phát hiện sự biến động, tăng số lượng đột biến do có sự cấu kết, hợp thức hoá nguồn gốc lợn được vận chuyển, nhập lậu; hợp thức hoá, làm giả, làm trái quy định về kiểm dịch nhập khẩu, kiểm dịch vận chuyển động vật.

Đẩy mạnh kiểm tra, giám sát, kiểm soát tại các cửa khẩu, đường mòn, lối mở khu vực biên giới, quốc lộ 14, 19,... để kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm các trường hợp buôn bán, vận chuyển trái phép lợn qua biên giới vào tỉnh. Ảnh nguồn internet

Đẩy mạnh kiểm tra, giám sát, kiểm soát tại các cửa khẩu, đường mòn, lối mở khu vực biên giới, quốc lộ 14, 19,... để kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm các trường hợp buôn bán, vận chuyển trái phép lợn qua biên giới vào tỉnh. Ảnh nguồn internet

Đồng thời, chỉ đạo các lực lượng địa phương tăng cường công tác kiểm tra, giám sát tại các cơ sở thu gom, giết mổ gia súc nhất là các địa điểm tiếp giáp biên giới; tăng cường công tác kiểm tra và truy xuất nguồn gốc đối với việc vận chuyển lợn tiêu thụ trên địa bàn; kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm pháp luật.

Các huyện có đường biên giới giáp ranh với Campuchia (Đức Cơ, Ia Grai, Chư Prông): Tổ chức tuyên truyền cho Nhân dân khu vực biên giới về tác hại, ảnh hưởng của việc buôn bán, vận chuyển lợn không được kiểm dịch, không rõ nguồn gốc qua biên giới và nguy cơ về các dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm xâm nhiễm từ nước ngoài; tăng cường vận động người dân không tham gia, không tiếp tay cho việc vận chuyển, kinh doanh động vật, sản phẩm động vật, đặc biệt là lợn nhập khẩu trái phép vào Việt Nam.

Ủy ban nhân dân tỉnh giao Sở Nông nghiệp và PTNT chủ động theo dõi, nắm bắt chặt chẽ diễn biến tình hình dịch bệnh động vật trong nước và các nước láng giềng; kịp thời tham mưu, đề xuất UBND tỉnh chỉ đạo các biện pháp phòng-chống không để dịch bệnh lây lan vào địa bàn tỉnh. Đẩy mạnh công tác giám sát chủ động, kịp thời phát hiện sớm các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm trên đàn lợn của tỉnh; tăng cường chỉ đạo, hướng dẫn các trại chăn nuôi xây dựng thành công cơ sở an toàn dịch bệnh động vật. Chỉ đạo Chi cục Chăn nuôi và Thú y tăng cường công tác quản lý kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật ra, vào tỉnh qua các trạm kiểm dịch động vật; kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm.

Bên cạnh đó, UBND tỉnh giao Sở Thông tin và Truyền thông, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh, Cục Hải quan Gia Lai - Kon Tum, Cục Quản lý thị trường tỉnh, Công an tỉnh theo chức năng, nhiệm vụ được giao phối hợp đẩy mạnh công tác truyên truyền, kiểm tra, giám sát, kiểm soát, đặc biệt tại các cửa khẩu, đường mòn, lối mở khu vực biên giới, quốc lộ 14,... để kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm các trường hợp buôn bán, vận chuyển trái phép lợn qua biên giới vào Việt Nam. Trường hợp phát hiện lợn nhập khẩu bất hợp pháp phải thực hiện nghiêm việc tái xuất hoặc phối hợp tiêu hủy ngay, đồng thời xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm.

Có thể bạn quan tâm

Những tỷ phú mía ở Pờ Tó

Những tỷ phú mía ở Pờ Tó

(GLO)- Mặc dù trải qua không ít khó khăn nhưng nhiều nông dân vẫn gắn bó với cây mía và xây dựng cánh đồng mía lớn. Nhờ đưa cơ giới hóa vào sản xuất, cây mía đã giúp nhiều hộ dân ở Pờ Tó (huyện Ia Pa, tỉnh Gia Lai) trở thành tỷ phú.

Nguy cơ mất mùa sầu riêng

Nguy cơ mất mùa sầu riêng

(GLO)- Từ đầu năm 2025 đến nay, thời tiết trên địa bàn tỉnh Gia Lai diễn biến thất thường đã ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình ra hoa, đậu quả của cây sầu riêng. Người trồng sầu riêng đang đối diện với nỗi lo mất mùa.

Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP huyện Krông Pa tổ chức Hội nghị đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP cấp huyện thuộc Chương trình mỗi xã một sản phẩm năm 2025. Ảnh: Lê Nam

Krông Pa đánh giá 13 sản phẩm OCOP

(GLO)- Sáng 13-5, Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP huyện Krông Pa tổ chức Hội nghị đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP cấp huyện thuộc Chương trình mỗi xã một sản phẩm năm 2025 cho 13 sản phẩm (3 sản phẩm đánh giá lại) của 5 chủ thể.

Mang Yang đầu tư phát triển nông sản đặc trưng

Mang Yang đầu tư phát triển nông sản đặc trưng

(GLO)-Nhờ nguồn vốn Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) và vốn địa phương, nhiều hợp tác xã (HTX), doanh nghiệp và hộ kinh doanh trên địa bàn huyện Mang Yang (tỉnh Gia Lai) đã đầu tư nâng tầm một số nông-lâm sản đặc trưng đạt tiêu chuẩn OCOP, đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng trong và ngoài tỉnh.

Đổi đời trên quê mới

Đổi đời trên quê mới

(GLO)- Rời quê hương Thái Bình, Cao Bằng để đến với mảnh đất Ia Hla (huyện Chư Pưh), nhiều người mang theo ước mơ đổi đời. Qua bao thăng trầm, họ đã trở thành những điển hình sản xuất giỏi ở địa phương.

Các sản phẩm OCOP của HTX Nông nghiệp và dịch vụ Nam Yang (ảnh đơn vị cung cấp).

Tự tin tham gia đánh giá sản phẩm OCOP cấp quốc gia

(GLO)- Sau nhiều nỗ lực, Hợp tác xã (HTX) Nông nghiệp và dịch vụ Nam Yang (huyện Đak Đoa) đã xây dựng thành công 5 sản phẩm cà phê và hồ tiêu đạt tiêu chuẩn chất lượng cao. Hiện các sản phẩm này đang được hoàn thiện hồ sơ đề nghị Trung ương đánh giá, công nhận OCOP cấp quốc gia (OCOP 5 sao).