Nâng cao giá trị sản xuất cà phê

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Vài năm trở lại đây, Dự án Hỗ trợ nông nghiệp, nông dân và nông thôn tỉnh (Dự án IFAD) đã giúp nhiều hộ đồng bào dân tộc thiểu số ở huyện Đak Đoa liên kết thành lập các nhóm chung sở thích trồng cà phê theo tiêu chuẩn 4C mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Liên kết sản xuất cà phê

Cây cà phê hiện diện trên vùng đất Đak Đoa từ năm 1986 nhưng đến những năm 1990 mới phát triển mạnh. Hiện nay, toàn huyện có khoảng 27.000 ha cà phê. Đây là loại cây trồng đem lại nguồn thu nhập chính của nhiều hộ gia đình. Theo Ban Hỗ trợ kinh doanh nông nghiệp huyện Đak Đoa, từ khi Dự án Hỗ trợ nông nghiệp, nông dân và nông thôn (IFAD) được triển khai tại các xã A Dơk, Ia Pết, Kon Gang, xã Trang và Hà Đông với mục đích xây dựng các ngành hàng có tiềm năng và thế mạnh, đến nay, toàn huyện đã thành lập được 116 nhóm chung sở thích, trong đó có 70 nhóm chung sở thích trồng cà phê. Phần lớn các nhóm chung sở thích có đến 60% thành viên là hộ nghèo và cận nghèo ở các vùng đồng bào dân tộc thiểu số liên kết lại để thực hiện mua bán chung, thay cho hình thức sản xuất, mua bán riêng lẻ trước đây. Sau khi thành lập nhóm, người trồng cà phê được tập huấn chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật, chia sẻ kinh nghiệm sản xuất để cùng nhau vươn lên thoát nghèo bền vững. Theo kế hoạch năm 2016, tỷ lệ hộ nghèo trong các nhóm của vùng Dự án đăng ký thoát nghèo là 139 hộ, đạt tỷ lệ 33,5%.

 

Tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật tại nhóm chung sở thích xã Trang. Ảnh: N.D
Tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật tại nhóm chung sở thích xã Trang. Ảnh: N.D

Ông Siu Hing (làng Blo, xã A Dơk) cho biết: Nhóm chung sở thích trồng cà phê chúng tôi gồm 12 thành viên với diện tích cà phê trên 10 ha. Từ khi tham gia Dự án Hỗ trợ nông nghiệp, nông dân và nông thôn, cả nhóm được tập huấn những kỹ thuật về sản xuất cà phê bền vững theo bộ quy tắc 4C nên mọi người rất phấn khởi vì sản phẩm làm ra được doanh nghiệp đến tận nơi bao tiêu với giá cao. Nguồn vật tư cung ứng rất kịp thời và đúng thời vụ nên năng suất và chất lượng cà phê ngày một tăng lên. Vụ thu hoạch vừa rồi, cả nhóm bán cho doanh nghiệp trên 26 tấn cà phê đạt tiêu chuẩn 4C với giá khá cao so với cà phê sản xuất theo lối thông thường. Dự án đã giúp bà con thay đổi rất nhiều về nếp nghĩ, cách làm trong sản xuất cà phê đạt tiêu chuẩn quốc tế.

Cùng niềm vui này, chị Hồ Thị Vân (thôn Kốp, xã Kon Gang) nói: Dự án rất hiệu quả và thiết thực, hỗ trợ vốn, khoa học kỹ thuật… giúp người trồng cà phê chúng tôi có điều kiện tiếp cận những phương thức sản xuất mới. Nhờ đó, năng suất và sản lượng cà phê được nâng lên rõ rệt, tình đoàn kết trong nhóm hiện rất tốt.

Doanh nghiệp và nông dân cùng gắn kết

 

Ông Lê Viết Phẩm-Chủ tịch UBND huyện Đak Đoa cho hay: Dự án hỗ trợ nông nghiệp, nông dân và nông thôn đã giúp đỡ nông dân trên địa bàn huyện chia sẻ với nhau về kinh nghiệm trồng, chăm sóc, đưa khoa học kỹ thuật và giống mới vào sản xuất cà phê bền vững theo tiêu chuẩn 4C mang lại hiệu quả thiết thực. Trong thời gian tới, huyện sẽ thành lập thêm các nhóm chung sở thích cho nhiều hộ cùng tham gia.

Một trong những yếu tố giúp các nhóm chung sở thích trồng cà phê trên địa bàn các xã được hưởng lợi từ Dự án phát triển mạnh trong thời gian qua là nhờ các doanh nghiệp thu mua cà phê trên địa bàn huyện mạnh dạn phối hợp cùng chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật cho người dân sản xuất. Việc cung cấp vật tư phân bón kịp thời đã kích thích người dân mạnh dạn thành lập các nhóm chung sở thích trồng cà phê để cùng nhau phát triển bền vững.

Ông Trần Ngọc Huy-Phó Giám đốc Công ty TNHH một thành viên Ngọc Chương (xã Ia Băng) cho hay: Công ty chúng tôi ký hợp đồng với 200 hộ tại 2 xã Ia Pết và A Dơk sản xuất cà phê 4C từ vài năm nay. Hàng năm, Công ty tổ chức các buổi tập huấn về sản xuất cà phê bền vững theo bộ quy tắc chất lượng 4C và được bạn hàng nước ngoài phản hồi rất tích cực. Trong niên vụ vừa qua, Công ty đã thu mua của các nhóm chung sở thích trên 451 tấn cà phê đạt tiêu chuẩn 4C để bán cho các đối tác trong và ngoài nước. Còn  với sản xuất cà phê thường, Công ty cũng đã ký kết hợp tác lâu dài với 624 hộ tại các xã Ia Pết, A Dơk và một số hộ dân trồng cà phê tại xã Trang, sản lượng thu mua được 1.551 tấn. Công ty cung ứng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật đến tận các thôn, làng xa xôi, đảm bảo chất lượng giúp người dân yên tâm sản xuất. Dự án hỗ trợ nông nghiệp, nông dân và nông thôn đã giúp các nhóm chung sở thích trồng cà phê hiện nay rất tốt. Hỗ trợ người trồng cà phê về kỹ thuật, canh tác theo hướng bền vững… sự gắn kết giữa nhà doanh nghiệp, nhà nông ngày càng bền chặt.

 Nguyễn Diệp

Có thể bạn quan tâm

Gia Lai từng bước thực hiện xã hội hóa nhà đầu tư hạ tầng cụm công nghiệp

Gia Lai từng bước thực hiện xã hội hóa nhà đầu tư hạ tầng cụm công nghiệp

(GLO)- Lần đầu tiên chủ trương xã hội hóa nhà đầu tư hạ tầng cụm công nghiệp (CCN) được thực hiện ở Gia Lai. Đây là một trong những điểm nhấn nổi bật để từng bước hoàn thiện cơ sở hạ tầng các CCN trên địa bàn, từ đó đẩy mạnh thu hút đầu tư nhằm đa dạng hóa sản phẩm công nghiệp của địa phương.

Người dân đến làm thủ tục hành chính tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính công của UBND TP. Pleiku. Ảnh Hà Duy

Công bố danh mục 1 thủ tục hành chính mới trong lĩnh vực đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư

(GLO)- Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Gia Lai Trương Hải Long vừa ký ban hành Quyết định số 164/QĐ-UBND công bố danh mục 1 thủ tục hành chính mới trong lĩnh vực đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Kế hoạch và Đầu tư, Ban Quản lý Khu kinh tế tỉnh.
“Tiếp sức” cho doanh nghiệp phát triển

“Tiếp sức” cho doanh nghiệp phát triển

(GLO)- Hàng loạt hoạt động hỗ trợ được tỉnh Gia Lai triển khai thời gian qua đã tiếp thêm niềm tin cho cộng đồng doanh nghiệp khôi phục và phát triển sản xuất kinh doanh. Đi kèm với đó, số doanh nghiệp thành lập mới cũng như hoạt động trở lại ngày càng nhiều.
Điều chuyển hơn 57 tỷ đồng trồng rừng thay thế

Điều chuyển hơn 57 tỷ đồng trồng rừng thay thế

(GLO)- Cục Lâm nghiệp (Bộ Nông nghiệp và PTNT) vừa có công văn đề nghị UBND các tỉnh, TP. Hà Nội và đơn vị liên quan chỉ đạo, thông báo các chủ dự án nộp hơn 57,3 tỷ đồng tiền trồng rừng thay thế để điều chuyển cho tỉnh Gia Lai kịp thời trồng rừng.
Dựa vào dân để giữ rừng

Dựa vào dân để giữ rừng

(GLO)- Thời gian qua, các địa phương, đơn vị chủ rừng trên địa bàn tỉnh Gia Lai đã đẩy mạnh triển khai công tác giao đất, giao rừng cho cộng đồng dân cư và cá nhân sống gần rừng.