Nan giải kinh phí khôi phục rừng

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Ngoài việc chỉ đạo đóng cửa rừng tự nhiên, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc còn yêu cầu đến năm 2020, các tỉnh Tây Nguyên phải nâng tỷ lệ che phủ rừng ở khu vực này lên 59%. Thế nhưng, các phương án trồng rừng tại Gia Lai lại đang gặp khó vì chưa có kinh phí thực hiện.

Kế hoạch dài hơi
 

Theo kết quả tổng điều tra kiểm kê rừng toàn quốc năm 2015, độ che phủ của rừng giảm mạnh từ 62,8% (năm 1992) xuống chỉ còn 45,8% (năm 2015). Riêng khu vực Tây Nguyên bình quân mỗi năm độ che phủ rừng giảm 0,7%. Tổng cục Lâm nghiệp (Bộ Nông nghiệp và PTNT) cũng xác nhận, việc triển khai trồng lại rừng từ các dự án được thực hiện rất chậm. Giai đoạn 2011-2015, toàn quốc chỉ trồng được gần 49,5 ngàn ha. Các chủ rừng chưa thực hiện tốt vai trò quản lý bảo vệ rừng, để người dân lấn chiếm, xảy ra tranh chấp.

Do vậy, tại đề án bảo vệ, khôi phục và phát triển rừng bền vững vùng Tây Nguyên giai đoạn 2016-2025, Tổng cục Lâm nghiệp đặt mục tiêu bảo vệ diện tích rừng hiện có, chặn đứng tình trạng mất rừng, đồng thời khôi phục, phát triển rừng. Đến năm 2025, diện tích rừng ở khu vực Tây Nguyên tăng từ 2,56 triệu lên 2,76 triệu ha; độ che phủ rừng được nâng lên 49,6%. Để thực hiện đề án này, Tổng cục Lâm nghiệp dự tính cần đến hơn 19.856 tỷ đồng.

 

Tổng nhu cầu kinh phí thực hiện Nghị định 75 trên địa bàn tỉnh trong năm 2017 trên 144,5 tỷ đồng. Ảnh: Minh Nguyễn
Tổng nhu cầu kinh phí thực hiện Nghị định 75 trên địa bàn tỉnh trong năm 2017 trên 144,5 tỷ đồng. Ảnh: Minh Nguyễn

Mới đây, UBND tỉnh Gia Lai đã gửi Bộ Nông nghiệp và PTNT kế hoạch về nhu cầu kinh phí triển khai việc khoán bảo vệ rừng; hỗ trợ bảo vệ rừng và khoanh nuôi tái sinh rừng có trồng bổ sung; hỗ trợ gạo cho người dân trong thời gian trồng rừng thay thế nương rẫy theo Nghị định 75/2015/NĐ-CP của Chính phủ. tổng kinh phí thực hiện những nội dung trên trong năm 2017 là 144,5 tỷ đồng. Trong đó, phần khoán bảo vệ rừng giao cho các hộ là người đồng bào dân tộc thiểu số, người kinh nghèo ở các xã khu vực II, III dự kiến hơn 50 tỷ đồng. Đối với hơn 9.000 ha thuộc quy hoạch đất lâm nghiệp đang có hiện trạng nương rẫy (do các hộ gia đình canh tác nhưng chưa có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc quyết định giao đất của cấp có thẩm quyền) và đất trống không có cây gỗ tái sinh (diện tích giao cho các đơn vị chủ rừng và UBND các xã quản lý) được đưa vào trồng rừng sản xuất, phòng hộ và phát triển lâm sản ngoài gỗ, dự kiến mức hỗ trợ gần 91 tỷ đồng (10 triệu đồng/ha).

Vẫn chờ kinh phí

Trao đổi với P.V về đề án khôi phục và phát triển rừng của Tổng cục Lâm nghiệp, ông Nguyễn Nhĩ-Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT kiêm Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm Gia Lai cho biết: Đề án này chỉ mới bắt đầu xây dựng, đang còn là dự thảo. Địa bàn Gia Lai cũng nằm trong kế hoạch triển khai thực hiện của đề án. Do vậy, nếu được Chính phủ thông qua, công tác bảo vệ, khôi phục và phát triển rừng ở Tây Nguyên sẽ có nhiều chuyển biến tích cực.

Ông Nhĩ thông tin: Đề án tập trung vào 2 mảng lớn, đó là bảo vệ và phát triển rừng. Cụ thể, bảo vệ diện tích rừng tự nhiên hiện có, không để rừng bị tiếp tục xâm hại; vận động, xã hội hóa vấn đề trồng rừng tại Tây Nguyên, đây là khâu mà hiện tại tỉnh ta còn yếu. “Muốn bảo vệ rừng tự nhiên thì phải đi đôi với vấn đề trồng rừng. Hiện tại, nguồn lực để khoán bảo vệ rừng rộng rãi cho người dân so với nhu cầu còn thiếu rất lớn. tỉnh Gia Lai mới chỉ khoán được 1/6 diện tích rừng”-ông Nhĩ cho biết.

 

Công tác trồng rừng đòi hỏi một nguồn kinh phí rất lớn. Ảnh: Đức Thụy
Công tác trồng rừng đòi hỏi một nguồn kinh phí rất lớn. Ảnh: Đức Thụy

Ngoài ra, số tiền khoán trên 1 ha rừng hiện nay rất thấp, chỉ ở mức 200.000 đồng/năm. Theo tính toán, nếu khoán tối đa 1 hộ gia đình là 30 ha thì 1 năm chỉ có thu nhập 6 triệu đồng, không đủ trang trải cuộc sống. Chính vì vậy, người dân chưa yên tâm, hết lòng bảo vệ rừng. Do vậy, theo kế hoạch thực hiện năm 2017, Sở đã xây dựng phương án nâng mức hỗ trợ lên 400.000 đồng/ha/năm.  “Chúng tôi sẽ rà soát diện tích đất lâm nghiệp bị xâm lấn trước đây trả lại cho các đơn vị quản lý rừng để họ liên doanh, liên kết trồng rừng. Đồng thời, chúng tôi cũng mạnh dạn giao đất cho dân tại những nơi gần rừng phát triển theo mục đích lâm nghiệp có hưởng lợi theo một số chính sách của nhà nước quy định tại Nghị định 75 như hỗ trợ giống cây-con, gạo, các sản phẩm thu được…”-ông Nhĩ khẳng định.

Tuy nhiên, dự án bảo vệ và khôi phục và phát triển rừng của Tổng cục Lâm nghiệp vẫn đang còn là… bản dự thảo. Trong khi đó, Nghị định 75 đã có hiệu lực thi hành từ tháng 11-2015 nhưng đến nay Sở Nông nghiệp và PTNT chỉ mới xây dựng kế hoạch kinh phí cho năm 2017. Vì vậy, mặc dù Sở này đã làm việc với các đơn vị liên quan nhưng vẫn đang tiếp tục chờ Trung ương bố trí vốn thì mới tính đến việc triển khai thực hiện. Xem ra việc bảo vệ, khôi phục và phát triển rừng tại Tây Nguyên nói chung, Gia Lai nói riêng vẫn còn là vấn đề nan giải.

 Minh Nguyễn

Có thể bạn quan tâm

Công nhận sản phẩm OCOP 4 sao cho 18 sản phẩm

Công nhận sản phẩm OCOP 4 sao cho 18 sản phẩm

(GLO)-Ngày 14-1, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Dương Mah Tiệp ký ban hành Quyết định số 28/QĐ-UBND về việc công nhận kết quả đánh giá, phân hạng và cấp giấy chứng nhận sản phẩm OCOP 4 sao thuộc Chương trình mỗi xã một sản phẩm đợt II-2024.

Hội Liên hiệp phụ nữ xã Kon Thụp triển khai "Công trình cây xanh" tại làng Dơ Nâu để góp phần tăng lượng cây xanh trồng trên địa bàn. Ảnh: Người dân cung cấp.

Mang Yang thực hiện tốt mục tiêu trồng cây phân tán

(GLO)-Triển khai Nghị quyết số 05-NQ/HU ngày 7-5-2021 của Ban thường vụ Huyện ủy Mang Yang về trồng cây phân tán trên địa bàn huyện giai đoạn 2021-2025, các cấp, ngành của huyện đã tăng cường huy động nguồn lực xã hội, thực hiện đa dạng hóa nguồn vốn triển khai để trồng và bảo vệ cây xanh.

Trung Quốc ra cảnh báo với sầu riêng, mít Việt Nam

Trung Quốc ra cảnh báo với sầu riêng, mít Việt Nam

Liên tiếp các lô hàng trái cây tươi của Việt Nam xuất khẩu bị nhiều nước nhập khẩu cảnh cáo vì không tuân thủ yêu cầu về kiểm dịch thực vật và an toàn thực phẩm, ảnh hưởng nghiêm trọng đến uy tín và thương hiệu nông sản Việt Nam trên thị trường quốc tế.

Hệ thống kênh nhánh dẫn nước tại thủy lợi Plei Keo về làng Vơng Chép (xã Ayun). Ảnh: N.D

Chư Sê chủ động ứng phó với nguy cơ thiếu nước tưới

(GLO)- Trước thông tin dự báo về thời tiết diễn biến khắc nghiệt, cộng với việc công trình hồ thủy lợi Ia Ring gặp sự cố, huyện Chư Sê (tỉnh Gia Lai) đã chủ động xây dựng phương án ứng phó với nguy cơ thiếu nước tưới cuối vụ Đông Xuân 2024-2025 nhằm giảm thiểu thiệt hại cho sản xuất nông nghiệp.

“Làng yến” trên cao nguyên

“Làng yến” trên cao nguyên

(GLO)- Năm 2022, Hợp tác xã (HTX) Phố Yến (thôn Thắng Lợi 3, xã Ia Sol, huyện Phú Thiện) bắt đầu triển khai xây dựng mô hình “làng yến” với nhiều nhà nuôi yến được quy hoạch bài bản, khoa học. Mô hình mới này bước đầu đang mang lại hiệu quả kinh tế cao.