Năm 2020: Xây dựng chế độ tiền lương mới

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Thủ tướng Chính phủ vừa ký Quyết định 166/QĐ-TTg ban hành Chương trình tổng thể của Chính phủ về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2020.
Theo đó, liên quan đến việc quản lý, sử dụng lao động và thời gian lao động, Chương trình ban hành kèm theo Quyết định này, Thủ tướng yêu cầu các Bộ, ngành, cơ quan, đơn vị phải sắp xếp lại các chế độ phụ cấp hiện hành, không bổ sung các loại phụ cấp mới theo nghề.
Đồng thời, xây dựng chế độ tiền lương mới theo nội dung cải cách chính sách tiền lương, gắn với lộ trình cải cách hành chính, tinh giản biên chế.
 
Xây dựng chế độ tiền lương mới theo nội dung cải cách chính sách tiền lương, gắn với lộ trình cải cách hành chính, tinh giản biên chế
Đối với đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức dôi dư sau đại hội Đảng bộ cấp huyện, cấp xã nhiệm kỳ 2020 - 2025 tại những đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã mới hình thành, các địa phương phải bố trí, sắp xếp và giải quyết chế độ, chính sách phù hợp, đúng quy định.
Cùng với đó là giải thể những tổ chức không hoạt động hoặc hoạt động không hiệu quả; sắp xếp lại các đơn vị, văn phòng chuyên trách; chỉ duy trì đơn vị chuyên trách giúp việc hiện có nếu thực sự cần thiết nhưng phải bảo đảm tinh gọn, hiệu quả, không làm tăng biên chế.
Và hơn hết, đẩy mạnh cải cách hành chính, nhất là cải cách thủ tục hành chính, bảo đảm dân chủ, công khai, minh bạch và chuyên nghiệp hướng tới phục vụ người dân…
Quyết định có hiệu lực từ ngày 23-1-2020.
H.Lê (NLĐO)

Có thể bạn quan tâm

Thành phố Hồ Chí Minh lọt top 5 hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo hàng đầu Đông Nam Á

Thành phố Hồ Chí Minh lọt top 5 hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo hàng đầu Đông Nam Á

(GLO)- Theo báo cáo công bố chính thức của tổ chức StartupBlink, TP. Hồ Chí Minh tăng 1 bậc để lên vị trí 110 hệ sinh thái khởi nghiệp toàn cầu, đạt thứ hạng cao nhất từ trước đến nay và lần đầu tiên lọt vào top 5 hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo hàng đầu Đông Nam Á.

Ngôi trường vùng biên chật vật vì thiếu nước sinh hoạt

Ngôi trường vùng biên chật vật vì thiếu nước sinh hoạt

(GLO)- Vào mùa khô, Trường Mẫu giáo 2/9 (xã Ia O, huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai) lại chật vật vì thiếu nước sinh hoạt, ảnh hưởng đến chất lượng dạy và học. Có một hệ thống nước sạch ổn định để đảm bảo điều kiện sinh hoạt, học tập là mong mỏi bấy lâu của cô và trò ở ngôi trường vùng biên này.