Mỳ ăn liền Việt Nam ra khỏi danh sách kiểm soát an toàn thực phẩm của EU

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
Việc được đưa ra khỏi diện kiểm soát an toàn thực phẩm sẽ giúp mỳ ăn liền Việt Nam thuận lợi hơn trong mục tiêu tiếp cận thị trường EU, vốn có tiềm năng rất lớn với hơn 450 triệu dân.
Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Kể từ ngày 2/7 tới, sản phẩm mỳ ăn liền của Việt Nam sẽ chính thức ra khỏi diện sản phẩm chịu kiểm soát an toàn thực phẩm của Liên minh châu Âu (EU).

Phóng viên TTXVN tại Brussels cho biết tin vui với ngành xuất khẩu nông sản này của Việt Nam đã được Ủy ban châu Âu (EC) đăng trên Công báo ra ngày 12/6 trong Quy định số 2024/1662 về rà soát áp dụng các biện pháp tăng cường kiểm tra bổ sung, biện pháp khẩn cấp quản lý nhập khẩu hàng nông sản, thực phẩm từ các nước thứ 3 vào EU theo quy định 2019/1973. Tuy nhiên, tần suất kiểm tra tại cửa khẩu đối với mỳ ăn liền Việt Nam vẫn được duy trì ở mức 20%.

Theo ông Trần Ngọc Quân, Tham tán Thương mại Việt Nam tại Vương quốc Bỉ và EU, đây là kết quả từ nỗ lực của Bộ Công Thương, các cơ quan chức năng liên quan và các doanh nghiệp trong việc nâng cao chất lượng và đảm bảo an toàn thực phẩm cho sản phẩm mỳ ăn liền xuất khẩu sang EU.

Việc được đưa ra khỏi diện kiểm soát an toàn thực phẩm sẽ giúp mỳ ăn liền Việt Nam thuận lợi hơn trong mục tiêu tiếp cận thị trường EU, vốn có tiềm năng rất lớn với hơn 450 triệu dân. Đây cũng là thành quả của quá trình xây dựng thương hiệu quốc gia cho sản phẩm nông sản Việt Nam.

Bên cạnh mỳ ăn liền, EU cũng đã điều chỉnh quy định kiểm tra đối với một số sản phẩm nông sản khác của Việt Nam. Đối với thanh long, tần suất kiểm tra tại biên giới được tăng từ 20% lên 30%.

Mặt hàng ớt được chuyển từ Phụ lục I (kiểm soát 50%) sang Phụ lục II (kiểm soát 50% và kèm theo Giấy chứng nhận an toàn thực phẩm, kết quả phân tích kiểm nghiệm về dư lượng thuốc bảo vệ thực vật tồn dư trong sản phẩm).

Đậu bắp được giữ nguyên tần suất kiểm tra 50% và kèm theo Giấy chứng nhận an toàn thực phẩm, kết quả phân tích kiểm nghiệm về dư lượng thuốc bảo vệ thực vật tồn dư trong sản phẩm. Mặt hàng sầu riêng vẫn giữ nguyên tần suất kiểm tra 10%.

Việc EU điều chỉnh quy định kiểm tra đối với các sản phẩm nông sản của Việt Nam là một tín hiệu tích cực cho thấy sự tin tưởng của EU vào chất lượng và an toàn thực phẩm của Việt Nam.

Doanh nghiệp nước ta cần tiếp tục nỗ lực nâng cao chất lượng sản phẩm để đáp ứng các yêu cầu ngày càng cao của thị trường EU.

Có thể bạn quan tâm

Kông Chro quảng bá nông sản thông qua hội chợ

Kông Chro quảng bá nông sản thông qua hội chợ

(GLO)- Từ đầu năm đến nay, huyện Kông Chro (tỉnh Gia Lai) tổ chức thành công 4 hội chợ, phiên chợ và hội thi giới thiệu nông sản an toàn. Đây là dịp để các hợp tác xã (HTX), doanh nghiệp và người dân kết nối cung cầu, quảng bá sản phẩm đặc trưng của địa phương.

Kiểm soát hàng hóa qua sàn điện tử

Kiểm soát hàng hóa qua sàn điện tử

Một trong những nguyên nhân khiến lộ lọt thông tin từ camera an ninh của nhiều gia đình, mà Thanh Niên phản ánh trên số báo hôm nay, chính là mua phải hàng trôi nổi trên thị trường, trong đó số lượng không nhỏ đến từ các sàn thương mại điện tử đang bùng nổ mạnh mẽ tại VN.

Sản phẩm đặc trưng địa phương sẵn sàng cho Tuần lễ Hoa dã quỳ-Núi lửa Chư Đang Ya

Sản phẩm đặc trưng địa phương sẵn sàng cho Tuần lễ Hoa dã quỳ-Núi lửa Chư Đang Ya

(GLO)- Tuần lễ Hoa dã quỳ-Núi lửa Chư Đang Ya năm 2024 diễn ra từ ngày 6 đến 12-11 tại khu vực sân nhà rông làng Ia Gri (xã Chư Đang Ya, huyện Chư Păh). Ngoài hoạt động văn hóa-thể thao đặc sắc, sự kiện này còn là dịp để quảng bá các mặt hàng truyền thống của địa phương.

Sản phẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên: Khẳng định chỗ đứng trên thị trường

Sản phẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên: Khẳng định chỗ đứng trên thị trường

(GLO)- Tận dụng lợi thế vùng nguyên liệu sẵn có tại địa phương để tạo ra những sản phẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên, an toàn cho sức khỏe đang trở thành xu hướng của nhiều cơ sở sản xuất. Việc này không chỉ góp phần thay đổi thói quen của người tiêu dùng mà còn gia tăng giá trị của thảo mộc.

Gian nan cuộc chiến chống hàng giả, hàng nhái

Gian nan cuộc chiến chống hàng giả, hàng nhái

(GLO)- Đánh vào tâm lý một bộ phận người tiêu dùng thích hàng hiệu giá rẻ nên các đối tượng đưa hàng giả, hàng nhái vào thị trường, nhất là các kênh mua bán trực tuyến. Theo đó, lực lượng chức năng gặp nhiều khó khăn trong công tác kiểm tra, kiểm soát và xử lý vi phạm.

Nhập nhằng nhãn hiệu gạo ST25

Nhập nhằng nhãn hiệu gạo ST25

(GLO)- Hiện nay, nhiều loại gạo được gắn nhãn gạo ST25 để bán tràn lan trên thị trường với mức giá khác nhau. Sự nhập nhằng này khiến người tiêu dùng gặp không ít khó khăn trong việc lựa chọn.