Muối cá lá é của mẹ

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Chỉ từ nguyên liệu cá khô và vài loại lá gia vị, người Tây Nguyên đã chế biến ra món muối chấm mang hương vị đặc trưng. Nếu có dịp bước vào gian bếp của người bản địa, bạn sẽ dễ dàng bắt gặp món ăn dân giã này. Hơn cả một thức chấm, muối cá giã trở thành món ăn mang giá trị văn hóa tinh thần đặc sắc của đồng bào dân tộc thiểu số.

Bóng nắng lên cao cũng là lúc bà Hmach (làng Piơm, thị trấn Đak Đoa) kịp cắt xong gùi cỏ nặng từ cánh đồng Kơ Dơ để trở về nhà. Vào bếp thổi bùng ngọn lửa từ tro than luôn âm ỉ, bà nướng vài con cá rô phi đã phơi khô để giã muối. Khi những con cá nướng vàng giòn trên than hồng, bà thổi cho bay bụi tro, rồi bẻ nhỏ và bỏ vào cối giã. Gia vị đi cùng có chút muối hột, dăm quả ớt chín đỏ, bột ngọt. “Mình bị đau dạ dày đã 20 năm nay nên cho ít ớt thôi, chứ muối cá giã càng nhiều ớt càng ngon”-bà Hmach trò chuyện trong lúc miệt mài giã muối.

Vét muối ra chén nhỏ, bà xới thêm chén cơm gạo mới và cho biết, đây là bữa ăn hàng ngày của các thành viên trong gia đình. Trước sự chân tình của chủ nhà và vị giác bị đánh thức bởi mùi cơm mới thơm sực cả gian bếp ngay từ khi bước vào, tôi đã có một bữa ăn ngon khó tả. Sự hòa quyện giữa vị ngọt của cơm gạo mới, cùng vị thơm của muối cá nướng và cay nồng của ớt, càng ăn càng kích thích vị giác.

Bà Hmach chia sẻ, món muối giã này có nhiều biến tấu. Chỉ cần thêm vào nắm lá é, củ sả tươi, chút cỏ ngọt… hương vị muối sẽ khác. Hay chỉ thay ớt chín bằng ớt hiểm còn xanh, muối cũng đổi vị. “Nhưng muối cá giã với dăm quả ớt, chút bột ngọt là cách chế biến quen thuộc của người dân, nhất là vào những ngày mưa ngại ra khỏi nhà. Lúc làm cá để phơi, mình đã ngâm muối, khi chế biến, muốn mặn thì cho thêm muối hột, còn thường thì không cần”-bà Hmach cho biết.

Bà Hmach giã muối cá lá é-món ăn dân dã hàng ngày của người bản địa Tây Nguyên. Ảnh: Hoàng Ngọc

Bà Hmach giã muối cá lá é-món ăn dân dã hàng ngày của người bản địa Tây Nguyên. Ảnh: Hoàng Ngọc

Bà Hmach kể rằng, xưa kia trên cánh đồng Kơ Dơ có rất nhiều cá. Cá tươi ăn không hết, người dân móc bỏ ruột, ướp qua muối hột rồi phơi khô trữ ăn dần, nhất là vào mùa mưa. Món ăn phổ biến chế biến từ cá khô là dùng để giã muối. Trước đây, đời sống còn nghèo khó, vài con cá khô giã thành chén muối là đủ ăn cho cả gia đình đông con. Tuy nhiên, từ nguyên liệu dễ kiếm này, người bản địa còn chế biến đủ món ăn ngon.

“Cá đồng phơi khô khi nướng hoặc chiên lên thì hết mùi tanh, giã ra nấu canh rau lang, xào với lá mì, cà đắng đều rất ngon và đậm đà. Hay đơn giản là kho với thật nhiều ớt ăn đã rất tốn cơm. Trước đây, cánh đồng Kơ Dơ có nhiều cá lóc, trê, rô, diếc, có cả cá thác lác… loại nào cũng có thể làm khô cá. Nhưng bây giờ chỉ có rô phi là chủ yếu. Bà con cũng có thể giã muối với cá biển như cá nục hay cá trích khô. Nhưng yếu tố làm nên hương vị đặc trưng nhất cho món muối phải kể đến lá é và ớt”-bà nói.

Gia đình bà Hmach giờ đã là hộ khá giả của làng Piơm, nhưng với người phụ nữ Bahnar này, cơm ăn với muối cá giã bắt từ cánh đồng Kơ Dơ vẫn là ngon nhất, không món gì sánh được.

Từ món ăn dân dã của đa số người bản địa Tây Nguyên, món muối cá lá é đã trở thành đặc sản, thương mại hóa và rất đắt khách cả trên các trang mạng chuyên kinh doanh ẩm thực truyền thống. Trang cá nhân của cô gái Gia Lai Nguyễn Thị Thu Nhi-người đang sở hữu kênh Facebook Eat Clean Hong-Thu Nhi với trên 940 ngàn người theo dõi, trong đó có hướng dẫn kỹ thuật làm món muối cá lá é.

Ngay đầu clip, cô gái Gia Lai đã giới thiệu: “Đây là một món ăn trên Tây Nguyên của mình”. Clip hướng dẫn các công đoạn làm món ăn dân dã này thu hút gần 32 ngàn lượt like và hàng ngàn lượt bình luận.

Hoa hậu H’Hen Niê trong rất nhiều clip chia sẻ cuộc sống đời thường ở quê nhà Cư M’gar (tỉnh Đak Lak), đã không ít lần hé lộ bữa ăn hàng ngày mà cô yêu thích là ăn cơm cùng với món muối cá lá é giã với thật nhiều ớt. Hình ảnh đời thường gần gũi cùng những bữa ăn giản dị của hoa hậu khiến người hâm mộ càng thêm yêu mến.

Còn chàng trai Rcom Dam Mơ Ai (phường Đoàn Kết, thị xã Ayun Pa) khai thác hương vị đặc trưng của muối chấm có nguyên liệu bản địa và cũng đã kinh doanh khá thành công.

Muối giã cùng các nguyên liệu bản địa hiện đã trở thành đặc sản. Ảnh: Hoàng Ngọc

Muối giã cùng các nguyên liệu bản địa hiện đã trở thành đặc sản. Ảnh: Hoàng Ngọc

Đối với nhiều người Tây Nguyên, món muối chấm mang đậm hình bóng quê nhà gắn với kỷ niệm thuở ấu thơ. Ca sĩ Ksor Sơn (thị trấn Phú Thiện), hiện công tác tại Nhà hát Trưng Vương (Đà Nẵng) cho biết: “Ngày nhỏ, tôi thường một buổi đi học, một buổi đi chăn bò hoặc theo chân các anh chị đi bắt cá ngoài đồng về làm bữa ăn cho gia đình. Mẹ hoặc chị tôi nướng cá lên rồi đem giã với muối, ớt, lá é. Gia đình nghèo, lại đông anh chị em, nhiều bữa ăn chỉ có cơm với chén muối cá lá é nhưng ngon lạ lùng. Tôi xa gia đình từ sớm, đi nhiều nơi, ăn nhiều món ngon, nhưng có lẽ món muối mẹ làm vẫn là ngon hơn cả. Bây giờ mỗi khi đi xa về, mẹ thường hỏi ăn gì, chúng tôi cũng chỉ nói được ăn cơm với muối lá é, với lá mì cà đắng mẹ làm”.

Muối chấm là gia vị như bao gia vị khác trong căn bếp, trên bàn ăn mỗi gia đình. Nhưng thức chấm này còn đậm vị, đậm tình buôn làng, quê hương của người dân Tây Nguyên. Người ta nói, con đường ngắn nhất đến trái tim là đi qua dạ dày và có lẽ con đường thú vị nhất để khám phá văn hóa của mỗi vùng đất, con người cũng nên bắt đầu từ ẩm thực là vậy.

Có thể bạn quan tâm

Chợ chiều Phú Túc

Chợ chiều Phú Túc

(GLO)-

Có ai đó đã từng nói, muốn tìm hiểu về một vùng đất, hãy đến phiên chợ của nơi ấy. Và chợ chiều thị trấn Phú Túc (huyện Krông Pa, tỉnh Gia Lai) là nơi như thế khi hội tụ những nét đặc sắc rất riêng của miền quê vùng chảo lửa mà hiếm nơi nào có được.

Cô gái Jrai và hành trình lan tỏa ẩm thực truyền thống

E-magazineCô gái Jrai và hành trình lan tỏa ẩm thực truyền thống

(GLO)- Từng hờ hững với những món ăn truyền thống của dân tộc mình nhưng giờ đây, chị Rơ Châm H’Liên (SN 1989; làng Ó, xã Ia Sao, huyện Ia Grai) đã trở thành “sứ giả” của ẩm thực Jrai. Nhiều đoạn video clip ngắn của H'Liên về những món ăn dân dã đang gây sốt trên mạng xã hội với hàng triệu lượt xem.

Độc đáo món xôi nếp ngũ sắc

Độc đáo món xôi nếp ngũ sắc

(GLO)- Nếu một lần được thưởng thức món xôi nếp ngũ sắc của người Thái, bạn sẽ không thể quên hương vị đậm đà, thơm ngon của nó. Tại ngày hội ẩm thực được tổ chức trong khuôn viên Bảo tàng tỉnh Gia Lai vừa qua, du khách còn biết thêm về cách làm ra món xôi độc đáo này.

Học ăn

Học ăn

(GLO)- Tục ngữ có câu: “Học ăn, học nói, học gói, học mở”. Tôi hiểu ăn trong câu nói trên là ăn cho lễ phép, gọn gàng, có quy tắc cư xử trong khi ăn.
Xáo chuối: Món ăn nhớ về lịch sử

Xáo chuối: Món ăn nhớ về lịch sử

(GLO)- Trong hầu hết mâm cỗ cúng đình miếu ở vùng An Khê và Đak Pơ (tỉnh Gia Lai) đều có món xáo chuối. Đây là món đạm bạc nhưng lại hàm ẩn nhiều giá trị lịch sử và nhân văn mà người dân nơi đây muốn gửi gắm, trao truyền cho các thế hệ sau.
Thương nhớ cá đồng

Thương nhớ cá đồng

(GLO)- Khác với miền Nam quanh năm ấm áp, sản vật dồi dào, miền Bắc 4 mùa xuân, hạ, thu, đông rõ rệt nên thường là mùa nào thức ấy. Trong đó, loài cá, đặc biệt là cá đồng thì phải đúng mùa ăn mới thơm ngon.
Ẩm thực Việt Nam chinh phục người dân Nam Phi

Ẩm thực Việt Nam chinh phục người dân Nam Phi

Với mong muốn mang đến hương vị phong phú của các món ăn Việt Nam khác nhau đến với người dân Nam Phi, ngày 2/3, nhà hàng Obento tại thành phố Johannesburg đã tổ chức sự kiện Ẩm thực Việt Nam được đông đảo thực khách địa phương quan tâm.
Bún quậy... lên non

Bún quậy... lên non

(GLO)- Bún quậy còn có tên là bún nước. Có lẽ đó là cách ông bà ta gọi theo những gì nhìn thấy. Ngoài ra, nó còn có tên khác là bún rạm, cua (có nơi còn chế biến với cá, tôm, mực, bò...), tùy theo loại thực phẩm kèm với bún.

“Đại thụ” về ẩm thực ở làng Tiêng 2

“Đại thụ” về ẩm thực ở làng Tiêng 2

(GLO)- Bà H’Nut được coi là “đại thụ” về ẩm thực truyền thống ở làng Tiêng 2 (xã Tân Sơn, TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai)Ở tuổi 70, bà là người duy nhất ở làng đã dành trọn đời mình để giữ vẹn nguyên hương vị ẩm thực Jrai bao đời.
Những mùa kiệu... ngọt

Những mùa kiệu... ngọt

(GLO)- Ngày Tết cổ truyền của dân tộc, trong mâm cơm của gia đình người Việt, nhất là ở phía Nam, món dưa kiệu là món không bao giờ thiếu. Không gì bằng món dưa kiệu (ngâm cùng với đu đủ xanh, cà rốt, củ cải... tùy sở thích của người dùng) ăn cùng với bánh tét, bánh chưng.