Độc đáo món anam tơpung của người Jrai

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)-Mỗi khi gia đình có hiếu hỉ, người Jrai thường nấu nhiều món ăn truyền thống mang đậm bản sắc văn hóa của dân tộc mình. Trong số đó, không thể không nhắc đến món anam tơpung, một món canh bột độc đáo và hấp dẫn.

3de-che-bien-mon-anam-tbung-ngon-phai-trai-qua-nhieu-cong-doan-truoc-tien-nguyen-lieu-chinh-gom-co-gao-la-mi-xanh-non-la-yao-mot-loai-la-rung-co-vi-ngot-mui-thom-thit-heo-va-cac-loai-gia-vi-muoi-bot-ngot-hat-nem.jpg
Nguyên liệu chính để nấu món anam tơpung.Ảnh: R.H

Khi gia đình trong buôn làng Jrai tổ chức hiếu hỉ, ngay từ sáng sớm, các chị em phụ nữ sẽ tụ họp lại, phân công công việc để cùng nhau giúp đỡ gia chủ trong việc nấu ăn. Trong đó, việc nấu món anam tơpung có nhiều công đoạn và nguyên liệu nên mất nhiều thời gian hơn cả.

Theo chị Siu H’Myuk (làng Breng 1, xã Ia Dêr, huyện Ia Grai), nguyên liệu chính nấu món anam tơpung, gồm: gạo, lá mì non, lá yao (loại lá rừng có vị ngọt và mùi thơm đặc trưng), thịt heo và các loại gia vị như muối, bột ngọt, hạt nêm, tùy vào khẩu vị của mỗi gia đình. Để nấu món anam tơpung ngon, phải chuẩn bị rất kỹ lưỡng. Trước tiên, gạo được ngâm mềm, để ráo nước rồi dùng cối giã nhuyễn cùng với lá yao cho đến khi thành bột mịn, dẻo. Lá mì cũng được giã nhuyễn riêng biệt.

z5952434596765-c9c480561b3bfba69980430e2b3391ef.jpg
Chị Siu H’Myuk (làng Breng 1, xã Ia Dêr, huyện Ia Grai) nấu món anam tơpung. Ảnh: R.H

Khi nấu món anam tơpung, người Jrai thường bắt đầu bằng việc hầm thịt cho thật nhừ để ngấm gia vị. Sau đó, họ sẽ cho lá mì và hỗn hợp bột gạo đã giã nhuyễn vào nồi. Để món anam tơpung không bị cháy, người nấu phải đảo liên tục để bột gạo không lắng xuống dưới đáy nồi. Việc này giúp món ăn luôn có độ sệt, không bị khô hoặc vón cục, đảm bảo độ ngon và thơm béo. Khi canh đã chín, thêm các gia vị như muối, bột ngọt rồi nêm nếm cho vừa ăn là hoàn thành. Món anam tơpung có màu xanh đặc trưng của lá mì và lá yao, mùi thơm béo ngậy của thịt hầm tạo nên một món ăn vừa thơm ngon lại vô cùng hấp dẫn.

z5952423506955-be44c049aefb11971221432cca0ac2f5.jpg
Để món anam tơpung không bị cháy, người nấu phải đảo liên tục để bột gạo không lắng xuống dưới đáy nồi. Ảnh: R.H

Ngoài việc nấu với lá mì non, người Jrai còn có thể thay thế và nấu với nguyên liệu khác, như: bầu, bí, măng, mít non, rau cải hay rau lang. Mỗi nguyên liệu sẽ mang lại một hương vị khác nhau, nhưng vẫn giữ được nét độc đáo của món anam tơpung. Thông thường món anam tơpung thường được người Jrai ăn kèm với cơm trắng. Đặc biệt, khi ăn kết hợp với thịt heo, bò gác bếp chấm muối kiến vàng, muối cỏ groach, muối lá é, món ăn càng thêm phần đậm đà và hấp dẫn.

z5952410046191-ea72df6685497e64103b5e46a7ba2427.jpg
Món anam tơpung có màu xanh đặc trưng của lá mì, lá yao, khi ăn có vị béo ngậy của thịt. Ảnh: R.H

Anh Rmah Tay (thôn Plei Kte lớn B, xã Ia Yeng, huyện Phú Thiện) chia sẻ: Món anam tơpung thường được nấu trong những dịp sum họp gia đình. Đối với những người đã quen với món canh này, dù đi đâu xa, họ luôn mong được trở về quây quần bên gia đình để cùng nhau thưởng thức món ăn truyền thống, đậm đà hương vị quê hương. Vào các dịp lễ, Tết, ngoài việc thiết đãi khách bằng rượu ghè, món anam tơpung cũng thường được nấu để chiêu đãi. Món này tuy dân dã nhưng lại có hương vị thơm ngon, người Jrai ai cũng yêu thích.

Ngày nay, mặc dù nhiều món ăn nhà hàng thường được người Jrai thiết đãi khi tổ chức hiếu hỉ, nhưng món anam tơpung truyền thống này vẫn được duy trì, hiện diện trong mâm cơm như một phần không thể thiếu trong văn hóa ẩm thực của cộng đồng người Jrai. Điều này là cách để người Jrai duy trì và phát huy bản sắc văn hóa của mình qua từng thế hệ.

Có thể bạn quan tâm

Tháng Tư về nguồn

Tháng Tư về nguồn

(GLO)- Chúng tôi đến TP. Hồ Chí Minh giữa những ngày tháng Tư lịch sử, vào đúng dịp kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

Mưa đầu hạ

Mưa đầu hạ

(GLO)- Pleiku vào hạ không báo trước bằng cái nóng gắt gao, cũng chẳng cần đến tiếng ve râm ran hay sắc phượng rực trời. Chỉ cần một cơn mưa đầu mùa, bất chợt, ào ạt mà vô cùng êm dịu là biết hè đã chạm ngõ.

“Lặng lẽ trưởng thành” cùng sách

“Lặng lẽ trưởng thành” cùng sách

(GLO)- “Dáng vẻ của một người yên lặng đọc sách khá giống với những gì tôi cảm thấy khi nghĩ về một người đang trưởng thành trong lặng lẽ”-đó là cảm nhận của chị Trần Thị Kim Phùng Thủy-Trưởng ban Điều hành dự án “Văn hóa đọc Gia Lai” về giá trị sâu bền mà sách mang lại.

Hương ngọc lan

Hương ngọc lan

(GLO)- Hương ngọc lan là mùi hương thanh khiết nhất mà tôi được biết trong tuổi thơ của mình. Đó là sự dịu ngọt nhẹ nhàng và vô cùng gây thương nhớ cho người lữ khách.

Đọc để hiểu mình

Đọc để hiểu mình

(GLO)- Khi nhìn một người ngồi đọc sách, tôi thường có cảm giác rất bình an. Sự bình an như nguồn năng lượng được truyền đến từ hình ảnh rất đẹp trước mắt.

Cơn mưa ngang qua

Cơn mưa ngang qua

Tiết trời vào sáng sớm khá oi nồng, nhưng bầu trời lại phủ kín một màu mây xám đục chứ không trong trẻo như mọi khi. Rồi bất chợt mưa rào rào mà không có gió, có sấm báo trước.

Thơ Lenguyen: Mùa qua phố

Thơ Lenguyen: Mùa qua phố

(GLO)- Bài thơ "Mùa qua phố" của tác giả Lenguyen là một bức tranh dịu dàng, gợi cảm xúc, đưa người đọc bước vào không gian phố núi Pleiku trong thời khắc chuyển mùa. Với giọng điệu lãng mạn và sâu lắng, bài thơ khơi gợi vẻ đẹp bình dị nhưng đầy chất thơ của phố núi...

Cồng chiêng của người Bahnar là dàn âm thanh rất kỳ vĩ , đòi hỏi nghệ nhân chỉnh chiêng phải am hiểu sâu sắc về âm nhạc và có năng khiếu. Ảnh: Hoàng Ngọc

Trình diễn kỹ thuật chỉnh chiêng tại TP. Pleiku

(GLO)- Chiều 12-4, bên hông trụ đá 54 dân tộc anh em tại Quảng trường Đại Đoàn Kết (TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai), các nghệ nhân Bahnar, Jrai có cuộc gặp gỡ trình diễn kỹ thuật chỉnh chiêng. Đây là hoạt động nằm trong khuôn khổ Ngày hội văn hóa các dân tộc tỉnh Gia Lai lần thứ IV.