Mùa rau buồn ở An Phú

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Nhiều hộ trồng rau ở xã An Phú (TP. Pleiku) đang rất buồn khi giá rau xanh các loại giảm mạnh so với cách đây khoảng 1 tháng. Ở một số diện tích trồng rau ngò, cải cúc... người dân đã phải cày bỏ để làm đất chuẩn bị quay vòng vụ mới.

Từ lâu, xã An Phú đã được coi là vựa rau của tỉnh. Những ngày này, hầu hết người trồng rau nơi đây đang rất buồn khi giá các loại rau xanh đều giảm mạnh, ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống, sản xuất khi Tết Nguyên đán cận kề.

 

Một hộ dân thôn 3 (xã An Phú) thu hoạch bắp sú dù giá giảm. Ảnh: N.D
Một hộ dân thôn 3 (xã An Phú) thu hoạch bắp sú dù giá giảm. Ảnh: N.D

Theo đó, giá cải ngọt tại ruộng hiện chỉ còn khoảng 1.000-2.000 đồng/kg, bắp sú 2.000-3.000 đồng/kg, rau cải cúc 500 đồng/bó, hành tươi khoảng 5.000-6.000 đồng/kg, cà chua khoảng 4.000 đồng/kg, rau ngò 500 đồng/bó, khổ qua 3.000 đồng/kg… Mức giá này thấp hơn rất nhiều so với cách đây 1 tháng. Đơn cử như giá hành tươi cách đây 1 tháng là trên 10.000 đồng/kg. Đặc biệt, giá rau cải cúc, ngò chỉ còn 500 đồng/bó buộc nhiều hộ phải cày bỏ để làm đất chuẩn bị cho vụ mới.

Đang thu hoạch hơn 1 sào cải ngọt trồng xen đậu cô ve, ông Nguyễn Văn Bảy (thôn 8, xã An Phú) ngậm ngùi cho biết: “Hầu hết các loại rau xanh hiện nay đều giảm giá mạnh, ảnh hưởng rất lớn đến đời sống của người nông dân. Như giá cải ngọt hiện chỉ khoảng 1.000 -2.000 đồng/kg thì không đủ tiền trả công cắt chứ chưa nói đến tiền vốn đầu tư”. Tương tự, ông Nguyễn Văn Tuấn  (thôn 8) nói: “Cách đây khoảng 1 tháng, giá rau còn đỡ. Còn bây giờ, giá các loại rau đều tuột dốc khiến nhiều hộ bị lỗ nặng”.

Bà Trần Thị Phương-Phó Chủ tịch UBND xã An Phú, cho biết: Vụ rau này, bà con trong xã trồng khoảng 500 ha rau xanh các loại. Hiện nay, đầu ra sản phẩm còn hạn chế, giá cả xuống thấp đã ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống của người dân. Trong thời gian tới, xã sẽ chuyển đổi cây trồng phù hợp, xây dựng kế hoạch cụ thể cho từng vùng, khu vực. Trong đó, xã tập trung đầu tư xây dựng hệ thống lưới điện, đường giao thông nội đồng phục vụ người dân sản xuất. Bên cạnh đó, xã sẽ định hướng cho bà con sản xuất các loại rau xanh phù hợp với điều kiện thực tế. Đồng thời, phối hợp với các đơn vị của thành phố mở rộng chợ An Phú để thành lập chợ đầu mối của xã giúp  việc tiêu thụ rau xanh được thuận lợi. 

Nguyễn Diệp

Có thể bạn quan tâm

Công nhận sản phẩm OCOP 4 sao cho 18 sản phẩm

Công nhận sản phẩm OCOP 4 sao cho 18 sản phẩm

(GLO)-Ngày 14-1, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Dương Mah Tiệp ký ban hành Quyết định số 28/QĐ-UBND về việc công nhận kết quả đánh giá, phân hạng và cấp giấy chứng nhận sản phẩm OCOP 4 sao thuộc Chương trình mỗi xã một sản phẩm đợt II-2024.

Trung Quốc ra cảnh báo với sầu riêng, mít Việt Nam

Trung Quốc ra cảnh báo với sầu riêng, mít Việt Nam

Liên tiếp các lô hàng trái cây tươi của Việt Nam xuất khẩu bị nhiều nước nhập khẩu cảnh cáo vì không tuân thủ yêu cầu về kiểm dịch thực vật và an toàn thực phẩm, ảnh hưởng nghiêm trọng đến uy tín và thương hiệu nông sản Việt Nam trên thị trường quốc tế.

Hệ thống kênh nhánh dẫn nước tại thủy lợi Plei Keo về làng Vơng Chép (xã Ayun). Ảnh: N.D

Chư Sê chủ động ứng phó với nguy cơ thiếu nước tưới

(GLO)- Trước thông tin dự báo về thời tiết diễn biến khắc nghiệt, cộng với việc công trình hồ thủy lợi Ia Ring gặp sự cố, huyện Chư Sê (tỉnh Gia Lai) đã chủ động xây dựng phương án ứng phó với nguy cơ thiếu nước tưới cuối vụ Đông Xuân 2024-2025 nhằm giảm thiểu thiệt hại cho sản xuất nông nghiệp.

“Làng yến” trên cao nguyên

“Làng yến” trên cao nguyên

(GLO)- Năm 2022, Hợp tác xã (HTX) Phố Yến (thôn Thắng Lợi 3, xã Ia Sol, huyện Phú Thiện) bắt đầu triển khai xây dựng mô hình “làng yến” với nhiều nhà nuôi yến được quy hoạch bài bản, khoa học. Mô hình mới này bước đầu đang mang lại hiệu quả kinh tế cao.