Một ngày với Đồn Biên phòng Ia Lốp

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Chúng tôi vừa đến thăm Đồn Biên phòng Ia Lốp (huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai). Đây là đồn cuối cùng về phía Nam trên dải biên cương của tỉnh.

Đồn Biên phòng Ia Lốp được thành lập vào tháng 5-2003 và nằm ở phía Nam xã Ia Mơ. Vùng đất này nằm trong khu vực cư trú truyền thống của người Jrai, nhưng riêng tại đây, cho đến thời điểm đó vẫn không có cộng đồng dân cư nào chọn làm địa bàn sinh sống. Nguyên nhân có lẽ bởi khí hậu khắc nghiệt, đất đai cằn cỗi.

Vậy nên, hơn 20 năm qua, cùng với nhiệm vụ giữ vững 14,825 km đường biên, cán bộ, chiến sĩ của Đồn Biên phòng Ia Lốp còn làm nhiều việc giúp cho dải đất này hồi sinh, trong đó có việc xây dựng 2 khu dân cư mới: làng Ring và Suối Khôn.

Đại úy Nguyễn Văn Luân trong một giờ dạy tại lớp xóa mù chữ làng Suối Khôn. Ảnh: Huy Tịnh

Đại úy Nguyễn Văn Luân trong một giờ dạy tại lớp xóa mù chữ làng Suối Khôn. Ảnh: Huy Tịnh

Làng Ring nằm bên quốc lộ 14C, được hình thành từ Dự án Làng thanh niên lập nghiệp Ia Mơ, theo quyết định của Trung ương Đoàn nhằm xây dựng cụm dân cư khu vực biên giới để phát triển kinh tế-xã hội, gắn với đảm bảo quốc phòng-an ninh. Năm 2007, 8 thanh niên đầu tiên xung phong lên đây lập nghiệp. Đến năm 2009, làng có 130 hộ dân.

Nhưng khó khăn nơi biên cương đã khiến nhiều người không thể trụ lại. Số thanh niên như các anh Nguyễn Văn Toàn, Lê Văn Hồng… phải đấu tranh quyết liệt với chính mình mới có thể bám trụ tới hôm nay.

Theo thời gian, những người ở lại tiếp tục đón nhận thêm các thành viên mới. Nhờ vậy mà hiện nay, làng Ring là nơi an cư của 78 hộ với 316 khẩu, thuộc 7 dân tộc anh em (Kinh, Mường, Thái, Dao, Tày, Nùng, Jrai). Những nỗ lực của cộng đồng dân cư này đã làm cho làng Ring ngày càng trù phú, bức tranh vùng biên ngày càng sáng lên màu của hy vọng, ấm no.

Nếu làng Ring cách Đồn Biên phòng Ia Lốp chỉ hơn 10 km, điều kiện giao thông khá thuận lợi thì con đường từ Đồn vào làng Suối Khôn dài tới 27 km, vất vả hơn nhiều. Có đoạn dài hơn 10 km, ngoài xe máy, chỉ có các loại xe độ chế mới có thể lưu thông được. Khi nghe Trung tá Nguyễn Văn Thành-Chính trị viên Đồn Biên phòng Ia Lốp kể về lớp xóa mù chữ ở Suối Khôn, chúng tôi vội tới thăm.

Ngồi sau xe máy của Đại úy Nguyễn Văn Luân-Đội trưởng Đội Vận động quần chúng, tôi phải bám thật chắc mới khỏi ngã. Vừa đi, Luân vừa vui vẻ trò chuyện. Thứ sáu tuần nào, Luân cũng chạy trên con đường này vào khu dân cư để cùng anh em trong tổ phụ trách địa bàn đứng lớp dạy xóa mù chữ cho bà con đến khuya mới về.

Thế rồi, địa điểm cần đến cũng hiện ra. Tôi nhờ anh em Biên phòng tìm giúp một người lớn tuổi và được trò chuyện cùng ông Kpă Choăn. Gia đình ông Choăn là 1 trong 15 hộ đầu tiên từ làng Piơ (nay thuộc xã Ia Piơr) theo ông Siu Din sang phía Tây suối Khôn dựng chòi, làm rẫy và sinh sống ở đây từ năm 1982. Đến nay, nơi đây đã phát triển thành cụm dân cư có 101 hộ với 557 khẩu, thuộc 6 dân tộc cùng chung sống.

Nhiều năm qua, bộ phận dân cư này sống trên địa bàn xã Ia Mơ, nhưng lại là người của xã Ia Piơr. Vì vậy, chính quyền địa phương gặp nhiều khó khăn về cơ sở pháp lý để chăm lo phát triển kinh tế-xã hội cho cộng đồng. Từ tháng 1-2024, làng Suối Khôn mới chính thức được thành lập, thuộc xã Ia Mơ.

Trước đây, do là cụm dân cư tự phát ở địa bàn cách trở nên trẻ em ở làng Suối Khôn không có điều kiện đến trường. Ông Kpă Choăn có 4 người con. Người học cao nhất cũng chỉ tới lớp 4. Nhưng do bỏ học đã lâu nên có người đã tái mù chữ. Bé gái Rơlan Ha Na (sinh năm 2013) cho biết: Cháu học lớp 1 và 2 ở điểm trường làng Xâm (xã Ia Piơr). Từ lớp 3 đến lớp 5, cháu học ở Trường Tiểu học Hoàng Hoa Thám (trung tâm xã Ia Piơr), cách làng 9 km. Vì quá xa nên số trẻ em của làng đến trường không nhiều.

Đầu năm 2023, làng Suối Khôn có 71 người Jrai không biết chữ, chiếm hơn 12% dân số. Trong số này, có 45 người mong muốn được đi học. Xác định việc mở lớp xóa mù và tái mù chữ là nhiệm vụ trọng tâm của công tác vận động quần chúng, Ban Chỉ huy Đồn Biên phòng Ia Lốp đã tuyên truyền, vận động, hỗ trợ kinh phí để khai giảng lớp học.

Hơn 1 năm qua, tại địa điểm tổ phụ trách địa bàn làng Suối Khôn, Đồn Biên phòng Ia Lốp đã tổ chức 3 lớp xóa mù chữ. Đến nay, 25 học viên đã hoàn thành chương trình và 15 học viên đang theo học. Những người trực tiếp đứng lớp là Đại úy Nguyễn Văn Luân và Trung tá quân nhân chuyên nghiệp Vũ Văn Hoằng.

Câu chuyện còn đang dang dở, nhưng mây ùn ùn kéo đến làm cho bầu trời sầm tối. Mọi người thúc giục hãy mau trở về Đồn kẻo trời đổ mưa sẽ không thấy đường đi. Bám chặt sau xe Luân để cậu ấy yên tâm mà phóng, tôi hỏi: “Đường sá và mưa gió thế này, đêm hôm đi dạy về có khi nào xe bị hư không?”.

Luân cười. Chả biết tôi có “ăn mắm ăn muối” gì không mà sau đó một đoạn, Luân bảo tôi: “Cô ơi, xe thủng lốp!”.

Nhìn Luân loay hoay dắt xe, tôi càng thêm thương, thêm quý những người lính mang quân hàm xanh vất vả ngày đêm vì sự bình yên nơi biên cương Tổ quốc.

Có thể bạn quan tâm

Hướng dẫn 24 của Bộ Nội vụ, gợi ý sắp xếp tổ cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp tỉnh, cấp huyện

Hướng dẫn 24 của Bộ Nội vụ, gợi ý sắp xếp tổ cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp tỉnh, cấp huyện

(GLO)- Ngày 18-12, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà thay mặt Ban Chỉ đạo về tổng kết thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW của Chính phủ ký ban hành Công văn số 24/CV-BCDDTKNQ18 về Định hướng, gợi ý một số nội dung về sắp xếp tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp tỉnh, cấp huyện.

Tư vấn pháp luật

Tư vấn pháp luật

(GLO)- * Bạn đọc N.H.O. hỏi: Người chưa thành niên điều khiển xe mô tô gây tổn hại về sức khỏe cho người khác thì phải bồi thường như thế nào?

Ảnh: Internet

UBND tỉnh Gia Lai trả lời giải quyết kiến nghị của cử tri liên quan chất lượng của bác sĩ tại Trung tâm Y tế huyện Krông Pa

(GLO)- Báo Gia Lai trích đăng nội dung UBND tỉnh giải quyết kiến nghị của cử tri về xem xét chất lượng của bác sĩ tại Trung tâm Y tế huyện Krông Pa; hỗ trợ các đối tượng chính sách, người có công được nhận quà của tỉnh nhân Ngày Thương binh Liệt sĩ 27-7;...

Đoạn đường Trường Sơn Đông đi qua địa phận xã Ia Trok, huyện Ia Pa

UBND tỉnh Gia Lai trả lời giải quyết kiến nghị của cử tri liên quan đường Trường Sơn Đông xuống cấp

(GLO)- Báo Gia Lai trích đăng nội dung UBND tỉnh giải quyết kiến nghị của cử tri về tình trạng sạt lở bờ suối ăn sâu vào khu vực tường bao xung quanh Trường Tiểu học Cù Chính Lan (xã la Nan, huyện Đức Cơ); đoạn đường Trường Sơn Đông đi qua địa phận xã Ia Trok (huyện Ia Pa) xuống cấp;...

Triển khai thi công tỉnh lộ 669-đoạn từ thị xã An Khê đi huyện Kbang. Ảnh: Minh Phương

UBND tỉnh Gia Lai trả lời cử tri về tỉnh lộ 669 từ An Khê đi Kbang nhưng chưa đấu nối với đường dân sinh

(GLO)- Báo Gia Lai trích đăng nội dung UBND tỉnh giải quyết kiến nghị của cử tri liên quan việc thi công tỉnh lộ 669 từ An Khê đi Kbang nhưng chưa đấu nối với đường dân sinh; chỉ tiêu tuyển sinh tại Trường THPT DTNT Đông Gia Lai, Trường THCS DTNT Đak Pơ ít không đáp ứng nhu cầu học tập;...

Trung tâm huyện Đức Cơ nhìn từ trên cao. Ảnh: Vĩnh Hoàng

UBND tỉnh Gia Lai trả lời giải quyết kiến nghị của cử tri liên quan việc cấp GCNQSD đất trên đất lâm nghiệp do Ban Quản lý rừng phòng hộ Bắc An Khê quản lý

(GLO)- Báo Gia Lai trích đăng nội dung UBND tỉnh giải quyết kiến nghị của cử tri liên quan việc cấp GCNQSD đất trên đất lâm nghiệp do Ban Quản lý rừng phòng hộ Bắc An Khê quản lý; nghiên cứu và lập các dự án đầu tư trồng rừng đối với diện tích đất rừng khộp chưa có rừng...

Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện hỗ trợ bò sinh sản cho hộ nghèo ở làng Bua, xã Ia Pnôn. Ảnh: V.H

Đức Cơ quan tâm tạo sinh kế cho hộ nghèo

(GLO)- Cuối năm 2023, tỷ lệ hộ nghèo của huyện Đức Cơ (tỉnh Gia Lai) chiếm 10,19%. Nhưng đến nay, tỷ lệ hộ nghèo của huyện giảm xuống còn 7,92%. Để có được kết quả này, huyện đã triển khai nhiều giải pháp cụ thể, đặc biệt là tạo sinh kế giúp hộ nghèo chủ động vươn lên trong cuộc sống.