Một loại thuốc "cũ" bất ngờ đẩy lùi dạng ung thư quý ông sợ nhất

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Một thuốc bấy lâu được dùng để trị ung thư phổi, bàng quang... có hiệu quả bất ngờ khi thí nghiệm với ung thư tuyến tiền liệt - dạng ung thư gây tử vong cao, gây biến chứng rối loạn cương dương, tiểu không tự chủ mà quý ông ám ảnh.
Theo Science Daily, nghiên cứu đã được thực hiện trên 799 nam giới ở Mỹ, Canada, Úc và một số nước châu Âu, Nam Mỹ. Bệnh nhân được lựa chọn ngẫu nhiên để được xạ trị di căn xương - một biến chứng của ung thư tuyến tiền liệt giai đoạn nặng, 1 nhóm khác được sử dụng thuốc Ipilimumab, là một liệu pháp miễn dịch đã được phê duyệt lâu nay để điều trị ung thư phổi, bàng quang và ung thư hắc tố (một loại ung thư da).

Ung thư tuyến tiền liệt ảnh hưởng nặng nề đến sức khỏe của nam giới và có tỉ lệ tử vong khá cao - Ảnh minh họa từ Internet
Ung thư tuyến tiền liệt ảnh hưởng nặng nề đến sức khỏe của nam giới và có tỉ lệ tử vong khá cao - Ảnh minh họa từ Internet
Bài công bố trên tạp chí khoa học European Urology cho biết sau các mốc 3, 4 và 5 năm theo dõi, nhóm được điều trị bằng liệu pháp miễn dịch đã có tỉ lệ sống sót cao hơn đến 2-3 lần so với nhóm đối chứng.
Bác sĩ Michael Kranier từ Khoa Y của Bệnh viện Đa khoa MedUni Vienna (Áo), thành viên của nhóm nghiên cứu quốc tế này, giải thích rằng thuốc Ipilimumab là một kháng thể IgG1 đơn dòng, có hoạt tính chống lại phân từ CTLA-4, vốn có chức năng kiểm soát hệ miễn dịch. Tế bào ung thư trốn tránh hệ thống miễn dịch để tồn tại bằng cách vô hiệu hóa CTLA-4. Thuốc này có tác dụng gỡ bỏ sự "cầm tù" đối với CTLA-4, từ đó giúp hệ miễn dịch đủ sức mạnh tự đánh bại các tế bào ung thư.
Đây là một nghiên cứu lâm sàng giai đoạn 3 và đã cho kết quả hoàn toàn mỹ mãn. Việc có thể tận dụng một thuốc sẵn có đem lại rất nhiều lợi ích trong điều trị bởi bệnh nhân có nhiều cơ hội tiếp cận với nó hơn, thuốc có thể được ứng dụng mà không phải trải qua quá nhiều thử nghiệm tốn kém và lâu dài như một thuốc mới.
Theo thống kê của Anh Quốc, ung thư tuyến tiền liệt là một trong những dạng ung thư phổ biến nhất ở nam giới, 1/8 dân số có thể gặp phải nó ít nhất một lần trong đời. Ngoài các biến chứng ảnh hưởng lớn đến cuộc sống như rối loạn cương dương, tiểu không tự chủ, nó còn là một căn bệnh "sát thủ", ước tính đã gây ra 11.800 cái chết mỗi năm chỉ tại Anh.
Anh Thư (NLĐO)

Có thể bạn quan tâm

Gia Lai: Hướng dẫn chuyên môn về điều tra, xử lý vụ ngộ độc thực phẩm

Gia Lai: Hướng dẫn chuyên môn về điều tra, xử lý vụ ngộ độc thực phẩm

(GLO)- Ngày 18-12, tại TP. Pleiku, Chi cục An toàn Vệ sinh thực phẩm Gia Lai tổ chức hội nghị hướng dẫn chuyên môn về điều tra, xử lý vụ ngộ độc thực phẩm, lấy mẫu thực phẩm và bệnh phẩm khi xảy ra vụ ngộ độc thực phẩm và triển khai kế hoạch của Ban Chỉ đạo liên ngành về an toàn thực phẩm tỉnh.

Việt Nam ghi nhận 2 ca bệnh cực hiếm, toàn cầu mới có 4 trường hợp

Việt Nam ghi nhận 2 ca bệnh cực hiếm, toàn cầu mới có 4 trường hợp

Ngày 14/12, tại Hội nghị Khoa học Kỹ thuật với chuyên đề “Nâng cao hiệu quả và chất lượng điều trị tai mũi họng” được Bệnh viện Tai Mũi Họng TPHCM tổ chức, các bác sĩ đã chính thức công bố về 2 ca mắc bệnh cực hiếm vừa được ghi nhận tại Việt Nam, y văn thế giới mới chỉ có 4 trường hợp được báo cáo.

Gia Lai thêm 2 huyện được công nhận loại trừ sốt rét

Gia Lai thêm 2 huyện được công nhận loại trừ sốt rét

(GLO)- Ngày 11-12, tại Trung tâm Y tế Mang Yang (tỉnh Gia Lai), ông Nguyễn Văn Đồng-Phó Giám đốc phụ trách Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh (CDC) đã trao quyết định của CDC về việc công nhận huyện Mang Yang đạt tiêu chí loại trừ bệnh sốt rét năm 2024 cho đại diện lãnh đạo Trung tâm Y tế huyện.

Cán bộ y tế TP. Pleiku tuyên truyền về phòng-chống sốt rét đến người dân. Ảnh: N.N

Pleiku loại trừ sốt rét

(GLO)- Ngày 6-12 vừa qua, TP. Pleiku được công nhận đạt tiêu chí loại trừ bệnh sốt rét năm 2024. Đây là thành quả cho những nỗ lực của địa phương trong công tác phòng-chống một trong những căn bệnh tồn tại dai dẳng trong cộng đồng.