Moody's nâng hạng tín nhiệm ngân hàng Việt Nam từ "ổn định" lên "tích cực"

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Chiều 1-11, thông tin từ Ngân hàng Nhà nước cho biết, Tổ chức xếp hạng tín nhiệm quốc tế Moody’s vừa nâng mức đánh giá triển vọng của hệ thống ngân hàng Việt Nam từ “ổn định” lên “tích cực”.

 
Moody’s vừa nâng mức đánh giá triển vọng của hệ thống ngân hàng Việt Nam từ “ổn định” lên “tích cực”
Moody’s vừa nâng mức đánh giá triển vọng của hệ thống ngân hàng Việt Nam từ “ổn định” lên “tích cực”



Theo Ngân hàng Nhà nước, đây là lần thứ 2 Moody’s nâng hạng cho hệ thống ngân hàng Việt Nam trong vòng 6 năm trở lại đây. Trước đó, vào tháng 12-2014, Moody’s đã nâng triển vọng của hệ thống ngân hàng Việt Nam từ “tiêu cực” lên “ổn định” (mức độ “tiêu cực” cho hệ thống ngân hàng Việt Nam được Moody’s đánh giá tại báo cáo vào tháng 9-2011).


 Trong báo cáo năm nay, Moody’s xếp hạng tín nhiệm cho 15 ngân hàng Việt Nam (các ngân hàng này chiếm gần 58% tổng tài sản của toàn hệ thống tính đến 30-6-2017); trong đó có 3 ngân hàng thương mại nhà nước và 12 ngân hàng thương mại cổ phần. Báo cáo đánh giá triển vọng mức độ tín nhiệm của hệ thống ngân hàng Việt Nam trong 12-18 tháng tiếp theo dựa trên 5 yếu tố: môi trường hoạt động (ổn định); tài chính và thanh khoản (đang thiếu hụt nhẹ); chất lượng tài sản và vốn (ổn định), khả năng sinh lợi và hiệu quả hoạt động (ổn định); và hỗ trợ hệ thống (ở mức tích cực).

Trong đó, Moody’s đã nâng hạng cho 4 yếu tố lên tích cực hơn.

Thứ nhất, môi trường hoạt động của các ngân hàng sẽ được hưởng lợi từ việc tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ dựa trên việc hạ tầng cơ sở được cải thiện, cơ cấu dân số thuận lợi và chính phủ tiếp tục tập trung vào cải cách để hỗ trợ cho đầu tư nước ngoài.

Thứ hai, chất lượng tài sản của các ngân hàng sẽ duy trì ở mức ổn định trong thời gian 12-18 tháng tới với mức nợ xấu là 7,1% vào cuối năm 2016, thấp hơn so với mức 7,5% vào cuối năm 2015. Moody’s dự báo tỷ lệ nợ xấu sẽ giảm nhẹ xuống còn 5,8% vào năm 2018 nhờ tăng trưởng tín dụng cao hơn tốc độ nợ xấu phát sinh và sự phục hồi dần của lĩnh vực bất động sản.

Thứ ba, khả năng sinh lời của các ngân hàng sẽ được duy trì ở mức ổn định nhờ thu nhập trước trích lập dự phòng tăng nhẹ trong vòng 12-18 tháng tới cùng với việc tín dụng tăng trưởng tốt.

Thứ tư, sự hỗ trợ của Chính phủ có thể giúp tăng mức xếp hạng của một số ngân hàng. Việc nâng mức xếp hạng đối với Chính phủ Việt Nam, hiện đang ở mức tích cực, sẽ dẫn đến việc nâng mức xếp hạng của một loạt ngân hàng.

Hàm Yên (sggp)

Có thể bạn quan tâm

Đẩy mạnh tăng trưởng tín dụng chính sách

Đẩy mạnh tăng trưởng tín dụng chính sách

(GLO)-Trong 6 tháng đầu năm 2025, Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Gia Lai đã đáp ứng nhu cầu vốn cho hoạt động sản xuất và đời sống của người dân trên địa bàn. Xung quanh vấn đề này, P.V Báo Gia Lai có cuộc phỏng vấn ông Lê Văn Chí-Giám đốc Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh.

Thấy gì từ thu thuế đất tăng?

Thấy gì từ thu thuế đất tăng?

Số liệu của Bộ Tài chính cho biết, thu thuế từ nhà, đất đạt 198,3 nghìn tỉ đồng, tăng 105% so cùng kỳ 2024. Không chỉ bổ sung cho ngân sách một khoản quan trọng, đằng sau con số đột biến này còn rất nhiều vấn đề cần mổ xẻ thấu đáo để tạo điều kiện cho doanh nghiệp phát huy tối đa nội lực.

Thanh toán bằng bitcoin được chấp nhận tại Kibera, Kenya. (Ảnh: Independent.co)

Khu ổ chuột lớn nhất châu Phi dần quen với việc sử dụng bitcoin cho các khoản thanh toán hàng ngày

(GLO)- Trong khi bitcoin vẫn còn khá xa lại với nhiều người, thì tại khu ổ chuột nghèo khó Kibera, Kenya, thay vì chỉ giao dịch bằng tiền mặt, một bộ phận cư dân nơi đây đã bắt đầu sử dụng bitcoin cho các khoản thanh toán hàng ngày, đặc biệt là tại các quầy hàng thực phẩm và rau củ.

Chư Sê đưa nguồn vốn ưu đãi đến với người dân

Chư Sê đưa nguồn vốn ưu đãi đến với người dân

(GLO)- Thông qua 15 điểm giao dịch xã, thị trấn, Phòng Giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Chư Sê (tỉnh Gia Lai) đã tổ chức các phiên giao dịch định kỳ mỗi tháng để giải ngân cho vay và cung cấp dịch vụ ngân hàng đến tận tay người dân.

Khát vọng trung tâm tài chính toàn cầu

Khát vọng trung tâm tài chính toàn cầu

Thế giới hiện có 119 trung tâm tài chính quốc tế, song chỉ có khoảng 20 trung tâm thành công, hiệu quả. 'Sinh sau đẻ muộn', làm sao để trung tâm tài chính tại VN cạnh tranh được với các trung tâm rất lớn của khu vực như Thượng Hải (Trung Quốc), Dubai, Singapore…?

null