Mlah phấn đấu trở thành buôn nông thôn mới

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Thực hiện Chỉ thị số 12 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về xây dựng làng nông thôn mới trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số, Ban Thường vụ Huyện ủy Krông Pa đã chọn buôn Mlah (xã Phú Cần) để làm điểm. Hiện nay, địa phương đang nỗ lực giúp buôn Mlah hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới vào cuối năm 2018.
Buôn Mlah có 285 hộ với trên 1.200 khẩu, trong đó có 265 hộ người Jrai với 1.162 khẩu. Kinh tế của các hộ dân trong buôn chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp. Tuy đời sống còn khó khăn nhưng bà con cần cù lao động, có tinh thần đoàn kết. Hơn nữa, từ nhiều năm nay, bà con ở đây đều đã ý thức được việc gìn giữ các giá trị văn hóa truyền thống. Từ khi buôn Mlah được Ban Thường vụ Huyện ủy chọn làm điểm xây dựng buôn nông thôn mới, xã Phú Cần đã tập trung nguồn lực triển khai thực hiện; phối hợp với các cơ quan, đoàn thể giúp người dân sắp xếp lại nơi ở, xây dựng hàng rào, cổng ngõ, chuồng trại chăn nuôi, công trình phụ để đảm bảo vệ sinh môi trường…
 Lực lượng dân quân và các đoàn thể giúp nhân dân buôn Mlah rào vườn, dọn dẹp vệ sinh, di chuyển chuồng trại nuôi nhốt gia súc. Ảnh: N.M
Lực lượng dân quân và các đoàn thể giúp nhân dân buôn Mlah rào vườn, dọn dẹp vệ sinh, di chuyển chuồng trại nuôi nhốt gia súc. Ảnh: N.M
Đặc biệt, từ nguồn vốn sự nghiệp định canh định cư, Phòng Dân tộc huyện đã hỗ trợ kẽm gai cho các hộ dân trong buôn Mlah rào vườn; xây dựng nhà vệ sinh; hỗ trợ lưới B40, đinh, trụ bê tông để làm chuồng trại chăn nuôi và trụ bê tông làm cổng vườn nhà với tổng kinh phí hơn 596 triệu đồng. Đến nay, Phòng đã cấp xong 4.300 kg kẽm gai cho 43 hộ; 3.900 kg lưới B40 cho 65 hộ; 65 kg đinh vít bắn tôn cho 65 hộ; 130 trụ bê tông cốt thép dài 3 m làm chuồng trại cho 65 hộ; 260 trụ bê tông cốt thép dài 2,5 m làm chuồng trại cho 65 hộ; 530 trụ bê tông cốt thép dài 3 m làm cổng vào nhà cho 265 hộ... Bên cạnh đó, từ nguồn vốn sự nghiệp văn hóa, Phòng Văn hóa-Thông tin huyện đã triển khai xây dựng cổng buôn, đầu tư mua sắm các trang-thiết bị trong nhà sinh hoạt cộng đồng, làm sân bóng chuyền…
Ông Nay Chruy-Trưởng thôn Mlah-cho biết: “Chúng tôi tăng cường tuyên truyền, vận động bà con tự di dời chuồng trại nuôi nhốt gia súc ra xa nhà ở và tự dọn dẹp vệ sinh môi trường xung quanh nhà. Đối với những gia đình khó khăn, xã huy động mọi người giúp đỡ”.
Trao đổi với chúng tôi, ông Nguyễn Khắc Dưng-Chủ tịch UBND xã Phú Cần-cho biết, ngay khi có kết luận của Ban Thường vụ Huyện ủy về việc chọn buôn Mlah xây dựng buôn nông thôn mới theo Chỉ thị số 12 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy, cấp ủy, chính quyền địa phương đã phối hợp với các cơ quan chuyên môn của huyện huy động cán bộ, đoàn viên, hội viên của xã cũng như đoàn viên thanh niên và cán bộ, chiến sĩ Ban Chỉ huy Quân sự huyện giúp nhân dân di dời chuồng trại nuôi nhốt gia súc, chỉnh trang hàng rào, cổng ngõ được 3 đợt. “Đến nay, xã đã cơ bản hoàn thành việc chỉnh trang cảnh quan môi trường buôn Mlah. Khó khăn hiện nay là còn một số hộ không có đất để di dời chuồng trại. Hiện xã vẫn tiếp tục huy động nhân dân, các đoàn thể xuống buôn tiếp tục di dời chuồng trại cho các hộ còn lại, đồng thời hướng dẫn bà con giữ vệ sinh chung để tạo cảnh quan môi trường sạch, đẹp”-ông Dưng cho biết.
Cùng với việc sắp xếp lại dân cư, di dời chuồng trại nuôi nhốt gia súc, chỉnh trang đường trong buôn Mlah, huyện và xã cũng đã tập trung vận động, có chính sách hỗ trợ giúp nâng cao đời sống cho bà con vì tỷ lệ hộ nghèo và cận nghèo nơi đây còn khá cao (20 hộ nghèo và 111 hộ cận nghèo). Đồng thời, tuyên truyền, vận động bà con gìn giữ, phát huy những giá trị văn hóa truyền thống; giữ vững an ninh trật tự ở địa bàn dân cư; phấn đấu hoàn thành xây dựng buôn nông thôn mới vào cuối năm nay.
Ngô Mạo

Có thể bạn quan tâm

Những tỷ phú mía ở Pờ Tó

Những tỷ phú mía ở Pờ Tó

(GLO)- Mặc dù trải qua không ít khó khăn nhưng nhiều nông dân vẫn gắn bó với cây mía và xây dựng cánh đồng mía lớn. Nhờ đưa cơ giới hóa vào sản xuất, cây mía đã giúp nhiều hộ dân ở Pờ Tó (huyện Ia Pa, tỉnh Gia Lai) trở thành tỷ phú.

Nguy cơ mất mùa sầu riêng

Nguy cơ mất mùa sầu riêng

(GLO)- Từ đầu năm 2025 đến nay, thời tiết trên địa bàn tỉnh Gia Lai diễn biến thất thường đã ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình ra hoa, đậu quả của cây sầu riêng. Người trồng sầu riêng đang đối diện với nỗi lo mất mùa.

Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP huyện Krông Pa tổ chức Hội nghị đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP cấp huyện thuộc Chương trình mỗi xã một sản phẩm năm 2025. Ảnh: Lê Nam

Krông Pa đánh giá 13 sản phẩm OCOP

(GLO)- Sáng 13-5, Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP huyện Krông Pa tổ chức Hội nghị đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP cấp huyện thuộc Chương trình mỗi xã một sản phẩm năm 2025 cho 13 sản phẩm (3 sản phẩm đánh giá lại) của 5 chủ thể.

Mang Yang đầu tư phát triển nông sản đặc trưng

Mang Yang đầu tư phát triển nông sản đặc trưng

(GLO)-Nhờ nguồn vốn Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) và vốn địa phương, nhiều hợp tác xã (HTX), doanh nghiệp và hộ kinh doanh trên địa bàn huyện Mang Yang (tỉnh Gia Lai) đã đầu tư nâng tầm một số nông-lâm sản đặc trưng đạt tiêu chuẩn OCOP, đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng trong và ngoài tỉnh.

Đổi đời trên quê mới

Đổi đời trên quê mới

(GLO)- Rời quê hương Thái Bình, Cao Bằng để đến với mảnh đất Ia Hla (huyện Chư Pưh), nhiều người mang theo ước mơ đổi đời. Qua bao thăng trầm, họ đã trở thành những điển hình sản xuất giỏi ở địa phương.

Các sản phẩm OCOP của HTX Nông nghiệp và dịch vụ Nam Yang (ảnh đơn vị cung cấp).

Tự tin tham gia đánh giá sản phẩm OCOP cấp quốc gia

(GLO)- Sau nhiều nỗ lực, Hợp tác xã (HTX) Nông nghiệp và dịch vụ Nam Yang (huyện Đak Đoa) đã xây dựng thành công 5 sản phẩm cà phê và hồ tiêu đạt tiêu chuẩn chất lượng cao. Hiện các sản phẩm này đang được hoàn thiện hồ sơ đề nghị Trung ương đánh giá, công nhận OCOP cấp quốc gia (OCOP 5 sao).